 |
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung |
Chuyện là, ngày 2-7 vừa qua,
tại hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ với các địa phương về tình hình kinh tế
- xã hội, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đề xuất Chính phủ cho TP
Hà Nội thí điểm thu giá dịch vụ đối với việc cung cấp, chia sẻ các cơ sở dữ liệu
dân cư.
Theo ông Nguyễn Đức Chung, dữ
liệu dân cư sẽ được chia sẻ cho một số lĩnh vực như ngân hàng, công chứng và một
số lĩnh vực khác. Người đứng đầu UBND TP Hà Nội cho biết thêm, nếu được Chính
phủ đồng ý, trước mắt mỗi năm TP Hà Nội dự kiến thu được trên 300 tỉ đồng từ việc
chia sẻ dữ liệu này.
Ngay sau khi đề xuất trên của
ông Nguyễn Đức Chung được đưa ra, với sự giật tít của một số báo theo kiểu “Hà
Nội đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư với ngành khác để thu 300 tỷ” (Vietnamnet), “Hà
Nội đề nghị chia sẻ dữ liệu dân cư cho các ngành khác để thu tiền” (Thanh
niên), “Hà Nội đề xuất 'chia sẻ dữ liệu dân cư' để thu 300 tỷ đồng” (BBC tiếng
Việt”... thì đề xuất trên của ông Chung đã bị dư luận và cộng đồng mạng “ném đá”
tơi tả.
Một số người cho rằng, việc đề
xuất chia sẻ dữ liệu dân cư của TP Hà Nội là vi phạm quyền riêng tư của người
dân, thông tin cá nhân của người dân sẽ bị lộ lọt, tai hại hơn không ít những
bình luận ác ý, ví đề xuất này của Hà Nội là “bán” thông tin cá nhân của người
dân để kiếm tiền...
Vậy, thực hư của đề xuất thu
phí dịch vụ đối với việc chia sẻ dân cư của Chủ tịch UBND TP Hà Nội là như thế
nào, có trái với quy định của pháp luật Việt Nam hay không và có làm lộ lọt
thông tin của người dân hay không? Có phải Hà Nội đang có ý định “bán” thông
tin cá nhân của người dân để kiếm tiền hay không?
- Tất cả
thông tin cá nhân sẽ được chia sẻ?
Xin khẳng định rằng, không phải
tất cả thông tin cá nhân của người dân sẽ được chia sẻ. Những thông tin dữ liệu
dân cư này chỉ là thông tin công khai trên chứng minh nhân dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu, không
phải là tất cả thông tin, bí mật đời tư.
- Thông tin
bí mật của người dân có bị lộ lọt?
Theo lời ông Nguyễn Đức
Chung. Hoàn toàn không có chuyện thông tin cá nhân của người dân sẽ bị lộ lọt.
Bởi lẽ, thông tin được chia sẻ không có những thông tin mang tính bí mật cá
nhân. Dữ liệu dân cư này chính là những thông tin được người dân cung cấp cho
cơ quan công an trong quá trình làm các thủ tục về hộ chiếu, CMND. Cơ sở dữ liệu
này được tích hợp và chia sẻ cho các đơn vị như công chứng, ngân hàng… Ông Nguyễn
Đức Chung cũng cho biết thêm, sau này khi trang bị máy kiểm tra cho cảnh sát,
người dân hoàn toàn có thể không cần cầm theo giấy tờ mà chỉ cần đọc mã số định
danh công dân của mình là tra cứu được thông tin trên hệ thống, giúp tiết kiệm
cho người dân về thời gian, thủ tục, giấy tờ…
- Tiền thu
giá dịch vụ sẽ được dùng cho những mục đích gì?
Khi xây dựng cơ sở dữ liệu
chúng ta phải đầu tư một khoản tài chính để phục vụ việc thu thập thông tin,
thuê server lưu trữ dữ liệu, đường truyền, mua các thiết bị đầu cuối phục vụ
cho quá trình vận hành toàn bộ hệ thống... Tiền thu được ngoài việc phục vụ cho
việc hoàn trả vốn đầu tư ban đầu, còn phục vụ cho việc duy trì, duy tu hệ thống
nêu trên.
- Giá dịch
vụ này người dân có phải trả?
Khi các doanh nghiệp hoặc tổ
chức hành chính đăng ký thuê dịch vụ chia sẻ dữ liệu này, họ phải trả phí để sử
dụng dữ liệu. Còn người dân hoàn toàn không phải trả.
- Chia sẻ dữ
liệu dân cư có trái với quy định của pháp luật?
Điều 10 Luật Căn cước công
dân 2014 về quyền khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư quy
định như sau:
1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về
dân cư là tài sản quốc gia, được Nhà nước bảo vệ theo quy định của pháp luật về
bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân
cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, do Bộ Công an quản lý.
2. Khai thác thông tin trong
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được thực hiện như sau:
a) Cơ quan quản lý cơ sở dữ
liệu chuyên ngành, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã
hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thuộc phạm
vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình;
b) Công dân được khai thác
thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;
c) Tổ chức và cá nhân không
thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản này có nhu cầu khai thác thông tin
trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định của pháp luật."
Như vậy, theo quy định này, tổ
chức và cá nhân có quyền khai thác thông tin về cá nhân khác trong Cơ sở dữ liệu
quốc gia về dân cư. Tuy nhiên, khi khai thác phải có văn bản yêu cầu và được sự
đồng ý của Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện khi khai thác
thông tin về công dân cư trú tại địa phương hoặc của Thủ trưởng cơ quan quản lý
Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an khi khai thác các thông tin về công
dân trên phạm vi toàn quốc.
Nói vậy để thấy rằng, không
phải ai cũng có quyền chia sẻ dữ liệu dân cư, không phải thông tin dân cư nào
cũng được chia sẻ, không phải lúc nào thông tin dân cư cũng được chia sẻ. Việc
chia sẻ dữ liệu dân cư phải đảm bảo quy định của pháp luật và thực hiện đúng
theo quy định của pháp luật.
Để hạn chế những rủi ro đối với
công dân khi thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bị người
khác khai thác, Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 07/2016/TT-BCA ngày 01 tháng 02 năm
2016 của Bộ Công an quy định: "Công dân có nhu cầu khai thác thông tin thì
có văn bản yêu cầu nêu rõ mục đích, nội dung thông tin cần khai thác và xuất
trình một trong các giấy tờ sau của bản thân: Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu, thẻ
Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân". Dựa trên nhu cầu khai thác thông
tin của công dân, cơ quan chức năng có quyền chấp nhận hoặc từ chối cung cấp.
Như vậy có thể thấy đề xuất của
ông Nguyễn Đức Chung phù hợp với quy định của Luật Căn cước công dân 2014, phù
hợp với Luật tiếp cận thông tin 2016 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thế giới
có chia sẻ dữ liệu dân cư?
Xin khẳng định, việc chia sẻ
dữ liệu dân cư đều được tiến hành ở các nước phát triển và là xu thế chung của
thế giới. Chẳng hạn như ở Mỹ, mỗi công dân đều có số định danh, cơ quan quản lý
chỉ việc nhập số này là có thông tin cá nhân về họ, ở mức độ nào, nhu cầu “đặt
hàng” đến đâu thì được tiếp cận đến đó. Doanh nghiệp muốn tuyển dụng một người
lao động, phải bỏ phí (có thể mấy chục USD) để trả tiền cho cơ quan quản lý để
lấy thông tin căn bản về người đó, như nơi ở, đã từng bị án tích bao giờ chưa…
từ đó quyết định thuê hay không, rất tiện lợi, nhanh chóng, người lao động
không phải bê một đống giấy tờ như hộ khẩu, đi xin xác nhận lý lịch tư pháp…để
bê đến doanh nghiệp xin việc.
Từ những vấn đề trên cho thấy,
đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư của ông Nguyễn Đức Chung là một ý tưởng táo bạo, cần thiết và đáng được
trân trọng. Việc chia sẻ dữ liệu dân cư vừa có lợi cho người
dân (đỡ phiền hà cho người dân), vừa có lợi cho nhà nước (có thêm nguồn thu), vừa
đảm bảo các quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với xu thế phát triển của
thế giới hiện đại. Vậy thì đề xuất trên có xứng đáng bị “ném đá”?
Tuệ
Minh
Các dự án BT nêu trên đều là các công trình xây dựng đường giao thông nội đô, kinh phí bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng rất lớn (có khi đến 80% chi phí); chi phí xây lắp chỉ 20% và phải đảm bảo đúng định mức, đơn giá Nhà nước quy định. Vì vậy, nếu chỉ nêu thông tin về độ dài của tuyến đường để so sánh đắt - rẻ sẽ không phản ánh khách quan chi phí đầu tư của dự án BT đô thị.
Trả lờiXóathời đại Công nghệ 4.0, các quốc gia tiên tiến trên thế giới đã ứng dụng mô hình này nhiều năm nay, vậy tại sao Việt Nam mình không thể ? hơn nữa Hà Nội đã hoàn thành “Cơ sở dữ liệu dân cư” thì việc share thông tin là điều cần thiết trong công tác quản lý.
Trả lờiXóaNếu Hà NỘi áp dụng giải pháp này thì sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho nhân dân trong việc thực hiện các thủ tục hành chính. Mọi người nên xác định rõ rằng chỉ có các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xa hội được pháp luật quy định mới có thể tiếp cận các dữ liệu này chứ khong phỉa là "bán cho bất kỳ ai muốn có" như một số người đã xuyên tạc
Trả lờiXóađề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư của ông Nguyễn Đức Chung là một ý tưởng táo bạo, cần thiết và đáng được trân trọng. Việc chia sẻ dữ liệu dân cư vừa có lợi cho người dân (đỡ phiền hà cho người dân), vừa có lợi cho nhà nước (có thêm nguồn thu), vừa đảm bảo các quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện đại. Vậy thì đề xuất trên có xứng đáng bị “ném đá”?
Trả lờiXóacũng là cách quản lý của cơ quan chức năng thôi, chỉ có những kẻ thấy bị sờ gáy mới lấy làm khó chịu và tìm cách chống phá chính sách của nhà nước thôi, suy cho cùng cũng vì lợi ích của những kẻ bị đụng tới.
Trả lờiXóanhững thông tin cá nhân này cũng có tính bảo mật rất cao khi các cơ quan chức năng xây dựng hệ thống mạng dữ liệu theo nguyên tắc mỗi người dân được cung cấp một mã số liên quan tới thông tin cá nhân của mình. Không phải ai muốn truy xuất thông tin cá nhân người khác cũng được mà phải được có mã số đúng của thông tin cần truy xuất giống như thẻ ngân hàng vậy.
Trả lờiXóaNếu các ngành như ngân hàng, công chứng có thể truy xuất dữ liệu này, người dân khi tham gia các dịch vụ này sẽ không phải đem theo chứng minh thư, giấy tờ liên quan như đang làm mà chỉ cần cung cấp mã số cá nhân để các đơn vị này truy xuất trên mạng thì sẽ ra các thông tin cần thiết. lợi ích như vậy sao phản đối, mà đó đâu phải là bí mật đời tư gì
Trả lờiXóaChúng ta không cần phải lo lắng các dữ liệu như vậy sẽ không được bảo mật, bị khai thác vào mục đích khác, bởi những nơi được cấp quyền tra thông tin phải là nơi được quản lý về máy tính, bảo mật… Hệ thống mạng dữ liệu sẽ kiểm soát được ngày nào, ai mở xem và mở cái đó nhằm mục đích gì. Công nghệ hoàn toàn kiểm soát được, truy dấu vết được. Có thể kiểm tra ai truy cập dữ liệu đó và ai tiết lộ bí mật.
Trả lờiXóasẽ không bao giờ lộ lọt và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Ví dụ như cấp cho một đơn vị làm công chứng thì chỉ có đơn vị đó mở được. Việc chia sẻ như vậy có phần mềm kiểm soát lưu hết ngày giờ truy cập, truy cập ở đâu và ai mở.
Trả lờiXóahiện nay, việc người dân muốn có được những thông tin thông thường nhất về đất đai, địa chính, khu dân cư… để phục vụ cho công việc chính đáng của mình còn phải chầu chực xin xỏ mất nhiều thời gian, bị hẹn lần hẹn lữa, thậm chí còn nảy sinh tình trạng nhũng nhiễu. Vậy thì hãy tháo gỡ nút thắt này trước. Nếu được việc, người dân cũng sẵn sàng trả phí/giá dịch vụ để đóng góp lại cho ngân sách. Hiện nay, không hẳn người dân cứ sẵn sàng trả phí/giá dịch vụ là đã nhận được sự phục vụ thuận tiện
Trả lờiXóađề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư của ông Nguyễn Đức Chung là một ý tưởng táo bạo, cần thiết và đáng được trân trọng. Việc chia sẻ dữ liệu dân cư vừa có lợi cho người dân (đỡ phiền hà cho người dân), vừa có lợi cho nhà nước (có thêm nguồn thu), vừa đảm bảo các quy định của pháp luật hiện hành và phù hợp với xu thế phát triển của thế giới hiện đại. Vậy thì đề xuất trên có xứng đáng bị “ném đá”?
Trả lờiXóaviệc chia sẻ dữ liệu của ông Nguyễn Đức Chung là một ý tưởng đầy táo bạo sáng tạo và không chỉ đơn thuần là chia sẻ những dữ liệu cá nhân này một cách công khai hoàn toàn mà có hẳn đội ngũ quản lý riềng để đảm bảo cho công dân. Bên cạnh đó những nước khác đều đã ứng dụng việc làm này rồi nên không có việc gì mà Việt Nam không thể
Trả lờiXóaViệc đề xuất chia sẻ dữ liệu dân cư của TP Hà Nội là rất cần thiết
Trả lờiXóa