 |
Bức ảnh Ozil cùng đồng đội Ilkay Gundogan và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan ở London gây tranh cãi |
Đó là những chia sẻ của cầu
thủ đang thuộc biên chế câu lạc bộ Arsenal Mesut Ozil trong bức “tâm thư” dài 3
trang chia tay đội tuyển bóng đá quốc gia Đức được đăng tải trên mạng xã hội
ngày hôm qua (22/7).
Ngày 22/7, cầu thủ Mesut Ozil
đã đăng tải ba bức tâm thư rất dài nói về những chỉ trích mà anh phải hứng chịu
trong thời gian gần đây về việc gặp gỡ và chụp ảnh chung với Tổng thống Thổ Nhĩ
Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Tiền vệ này cho biết anh cảm thấy bị phân biệt đối xử
từ chính Liên đoàn bóng đá, truyền thông và người hâm mộ bóng đá Đức. Do đó,
anh không còn muốn khoác áo đội tuyển Đức thêm nữa.
Bức tâm thư gửi đến người hâm
mộ, Mesut Ozil viết: “Sự đối xử mà tôi nhận được từ LĐBĐ Đức và rất nhiều người
khác khiến tôi không còn muốn khoác áo đội tuyển quốc gia Đức thêm nữa. Tôi thấy
mình không được hoan nghênh và những thành tựu mà tôi có được kể từ lần đầu
tiên khoác áo ĐTQG vào năm 2009 đã bị quên lãng”.
Trong bức tâm thư, Ozil công
kích thẳng Chủ tịch LĐBĐ Đức Reinhard Grindel, cho rằng ông này cố tình đẩy vụ
việc sang vấn đề chính trị bất chấp những nỗ lực bày tỏ quan điểm ngược lại của
anh. Ozil nói: "Tôi sẽ không làm kẻ chịu tội thay cho sự bất tài của ông
ta nữa” và “Trong mắt Grindel và những kẻ ủng hộ ông ta, tôi chỉ là người Đức
khi chúng tôi thắng, nhưng tôi là một người nhập cư khi chúng tôi thua”.
Lý giải về cuộc gặp với Tổng
thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan, trong tâm thư Ozil viết:
“Như nhiều
người, tổ tiên của tôi không chỉ thuộc duy nhất một quốc gia. Trong khi lớn lên
ở Đức, gia đình tôi lại có nguồn gốc ở Thổ. Trái tim của tôi chia đôi, một cho
Đức và một cho Thổ. Suốt quãng thời gian trẻ thơ, mẹ tôi luôn dạy tôi phải luôn
tôn trọng và không được quên nơi tôi sinh ra. Đó là giá trị mà tôi còn gìn giữ
cho đến ngày nay.
Hồi tháng
5, tôi gặp Tổng thống Erdogan ở London trong một sự kiện từ thiện và giáo dục.
Chúng tôi lần đầu gặp nhau năm 2010 khi Erdogan và Angela Merkel theo dõi trận
đấu giữa Đức và Thổ Nhĩ Kỳ ở Berlin. Kể từ thời điểm đó, chúng tôi đã chạm mặt
nhau rất nhiều lần trên chặn đường đã đi qua.
Tôi ý thức
rằng, bức hình chụp chung đã vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ truyền thông Đức. Khi
mà nhiều người tố cáo tôi dối trá, thì bức ảnh đó chẳng mang bất kỳ mục đích
chính trị nào cả. Như đã nói, mẹ tôi sẽ không cho phép tôi đánh mất đi tổ tiên,
di sản và truyền thống của gia đình. Với tôi, chụp hình chung với Erdogan không
hề liên quan đến chính trị hay cuộc bầu cử nào. Tôi chỉ tôn trọng người đứng đầu
ở đất nước của gia đình tôi.
Công việc của
tôi là bóng đá, không phải chính trị, và sự gặp nhau của chúng tôi chẳng hề là
sự chứng thực về một chính sách nào cả. Sự thật là chúng tôi chỉ nói về một chủ
đề duy nhất, như thường lệ, đó là bóng đá. Ông ấy cũng từng là một cầu thủ khi
còn trẻ.
Mặc dù truyền
thông Đức đã vẽ ra một bức tranh khác đi, sự thật là nếu tôi không gặp Erdogan
thì đó sẽ là một sự thiếu tôn trọng đối với nguồn gốc của tổ tiên tôi, điều mà
tôi tự hào ở hiện tại. Tôi chẳng bận tâm ai là Tổng thống, điều quan trọng đằng
sau, đó là cuộc gặp với một vị nguyên thủ quốc gia.
Dành sự tôn
trọng cho những chính khách là một quan điểm mà tôi chắc chắn Nữ hoàng cũng như
Thủ tướng Anh, Theresa May sẽ có cùng quan điểm khi họ tiếp đón Erdogan tại
London. Dù có là Tổng thống Thổ hay Đức, tôi cũng sẽ chụp bức hình đó."
Ozil là cầu thủ gốc Thổ Nhĩ Kỳ
(có bố mẹ là người Thổ Nhĩ Kỳ), nhưng lớn lên cùng gia đình tại Đức và Ozil đã
chọn đội tuyển quốc gia Đức để cống hiến. Anh được khoác áo đội tuyển Đức vào
ngày 11/2/2009. Trong khoảng thời gian 9 năm cống hiến, Mesut Ozil đã có 92 lần
ra sân. Anh đã ghi được 23 bàn thắng trên khắp các mặt trận cho đội tuyển Đức. Ngoài
ra, anh còn là một trong những cầu thủ kiến thiết tốt nhất của đội tuyển Đức với
40 pha kiến tạo thành bàn.
Trong thời gian khoác áo đội
tuyển Đức, Mesut Ozil đã có được 1 chức vô địch World Cup vào năm 2014 và giành
được huy chương đồng tại World Cup 2010. Bên cạnh đó, tiền vệ 29 tuổi này còn
liên tục giành được danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất nước Đức vào năm 2011,
2012, 2013, 2015 và 2016.
Ngay sau khi Mesut Ozil tuyên
bố chia tay đội tuyển Đức cùng với bức tâm thư trên đã nhận được sự chia sẻ của
cộng đồng mạng và dư luận. Rất nhiều người đã bày tỏ sự ủng hộ với quyết định
trên của cầu thủ Mesut Ozil và hướng sự chỉ trích sang Liên đoàn bóng đá Đức.
Đa số đều cho rằng, bóng đá hãy để cho nó là một câu chuyện thể thao đơn thuần
đừng khiến bóng đá bị nhuốm màu chính trị.
Câu chuyện giã từ sự nghiệp
thi đấu quốc tế của Ozil có lẽ không còn mang tính chất thể thao thuần túy nữa
mà đã được đẩy lên cao hơn. Với những điều anh giãi bày về bất cập trong tình
trạng người nhập cư và phân biệt đối xử tại nước Đức sẽ trở thành chủ đề nóng
trong những ngày tới.
Nước Đức vốn được xem là một
quốc gia có nền văn minh nhất thế giới, ấy thế nhưng qua câu chuyện này cho thấy,
rõ ràng sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giữa người bản địa và người nhập cư vẫn
còn rất sâu sắc ở nước Đức.
"Lái
gió" Bùi Thanh Hiếu - người luôn ca ngợi nền dân chủ của nước Đức liệu có
lên tiếng sau câu chuyện này?
Tuệ Minh
Nước Đức vốn được xem là một quốc gia có nền văn minh nhất thế giới, ấy thế nhưng qua câu chuyện này cho thấy, rõ ràng sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giữa người bản địa và người nhập cư vẫn còn rất sâu sắc ở nước Đức. "Lái gió" Bùi Thanh Hiếu - người luôn ca ngợi nền dân chủ của nước Đức liệu có lên tiếng sau câu chuyện này?
Trả lờiXóathứ văn minh mà chúng nó vẫn ca ngợi đó, chưa bao giờ đám tây lông chúng nó tôn trọng người da màu, chúng vẫn luôn tự cho mình là thượng đẳng và cao hơn những màu da khác, vậyn mà nhiều kẻ vẫn đi tôn sùng chúng nó.
Trả lờiXóaSau một kỳ World cup thât bại thì việc Ozil giải nghệ là điều đã được dự báo trước khi anh bị chính các cổ động viện, giới chuyên gia chỉ trích nặng nề, thậm chí sau khi Đức thua Hàn Quốc, một số cổ đông viên đã có hành động, lời nói quá khích nhằm vào anh. Đúng là giữa người hùng và tội đồ rất mong manh
Trả lờiXóacái nghề cầu thủ nó cũng bạc mà, lúc vinh quang người ta tung hô không ngớt, lên tận mây xanh nhưng khi thất bại người ta quay lưng nhanh lắm, thậm chí còn bị chửi rủa và mạt sát thôi, nhìn ozil lại nhớ đến công phượng của việt nam.
XóaNói gì thì nói, một quốc gia có nền văn minh nhất thế giới nhưng vẫn còn sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giữa người bản địa và người nhập cư. Ozil là người nổi tiếng, một tài năng bóng đá đã phục vụ cho đội tuyển quốc gia nhưng đến khi thất bại, anh vẫn là người chị nhiều chỉ trích nhất, có lẽ chính vì điều đó khiến anh từ giã đội tuyển quốc gia
Trả lờiXóaOzil có cái lý của anh khi đưa ra quyết định này. Thi đấu thành công sẽ được đưa lên tận mây xanh nhưng khi bạn thất bại, tất cả những chỉ trích sẽ giáng lên đầu mà bạn. Có lẽ anh đấy cảm thấy mệt mỏi và bị phân biệt khi có quá nhiều người phê phán và tảy chay nhằm vào a
Trả lờiXóaTrong thời gian phục vụ đội tuyển quốc gia, Mesut Ozil đã có được 1 chức vô địch World Cup vào năm 2014 và giành được huy chương đồng tại World Cup 2010. Bên cạnh đó, tiền vệ 29 tuổi này còn liên tục giành được danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất nước Đức vào năm 2011, 2012, 2013, 2015 và 2016. Anh đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với đội tuyển Đức. Nhưng đây là cách hành xử Liên đoàn bóng đá Đức vậy sao.
Trả lờiXóađáng xấu hổ cho cách đối xử của những thằng cha phương tây mang tiếng mang cái mác dân chủ ra để đi hiềm khích nước khác và rồi chính bản thân hắn ta cũng mang một nỗi nhục cảm ơn anh đã viết lên những lời tâm sự này có như vậy chúng tôi mới biết được trong lòng nước ĐỨC họ như thế nào chính trị ĐỨC tệ bạc ra sao
Trả lờiXóaNgay sau khi Mesut Ozil tuyên bố chia tay đội tuyển Đức cùng với bức tâm thư trên đã nhận được sự chia sẻ của cộng đồng mạng và dư luận. Rất nhiều người đã bày tỏ sự ủng hộ với quyết định trên của cầu thủ Mesut Ozil và hướng sự chỉ trích sang Liên đoàn bóng đá Đức
Trả lờiXóaNước Đức vốn được xem là một quốc gia có nền văn minh nhất thế giới, ấy thế nhưng qua câu chuyện này cho thấy, rõ ràng sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giữa người bản địa và người nhập cư vẫn còn rất sâu sắc ở nước Đức.
Trả lờiXóaNước Đức vốn được xem là một quốc gia có nền văn minh nhất thế giới, ấy thế nhưng qua câu chuyện này cho thấy, rõ ràng sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giữa người bản địa và người nhập cư vẫn còn rất sâu sắc ở nước Đức.
Trả lờiXóaBóng đá mà, chuyện thường tình thôi. Nhất là mấy nước như Đức, bóng đá của họ mạnh, đó là một niềm tự hào và khi họ thua, cầu thủ và hlv tất nhiên bị ăn chửi đầu tiên rồi. Ở Việt nam cũng đâu có khác gì. Chẳng qua Đức thua một cách quá bất ngờ khiến cổ động viên thất vọng tràn trề và họ đổ hết sự tức giận lên đầu các cầu thủ nhưng đôi khi sự việc ấy đi quá đà. Còn cách hành xử của Chủ tịch LĐBĐ Đức thì chán rồi, còn chán hơn cả LĐBĐ VN.
Trả lờiXóaCái này thì Việt Nam có khác gì đâu, bóng đá mà thua thì cầu thủ và HLV bị tế liền. Có điều với nước Đức, một đất nước mạnh bóng đá thì việc thua nhục nhã ở world cup thế kia với người dân là không thể chấp nhận được, cầu thủ bị ăn chửi, quá đáng thật nhưng không phải là chuyện hiếm.
Trả lờiXóaChẳng qua Đức thua một cách quá bất ngờ khiến cổ động viên thất vọng tràn trề và họ đổ hết sự tức giận lên đầu các cầu thủ nhưng đôi khi sự việc ấy đi quá đà. Còn cách hành xử của Chủ tịch LĐBĐ Đức thì chán rồi, còn chán hơn cả LĐBĐ VN.
Trả lờiXóaAnh cầu thủ đừng buồn vì nhìn Hàn Quốc kìa, đội bóng đã khiến Đức ngồi chơi sớm mà cũng vẫn bị ném trứng khi trở về quê hương. Thế nên như anh chỉ là do đội bóng Đức nói chung đá không thành công, gây thất vọng, và người hâm mộ khi thất vọng thì họ độc mồm độc miệng lắm, cái gì cũng bắt bẻ được.
Trả lờiXóangay cả những người cống hiến cho tổ quốc như vậy vẫn bị phân biệt chủng tộc ngay trên đất nước văn minh như đức thì có lẽ điều này còn tồn tại lâu dài và dai dẳng trên toàn bộ hành tinh này.
Trả lờiXóaNước Đức vốn được xem là một quốc gia có nền văn minh nhất thế giới, ấy thế nhưng qua câu chuyện này cho thấy, rõ ràng sự phân biệt chủng tộc, phân biệt giữa người bản địa và người nhập cư vẫn còn rất sâu sắc ở nước Đức. Hãy nhìn vào tình hình Việt Nam, nhà nước ta đang thực hiện rất tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc
Trả lờiXóaKhông nên có sự phân biệt chủng tộc, vì họ đều là con người cả.
Trả lờiXóa