Truyền thông phương Tây đưa
tin, 3 thượng nghị sĩ Thượng viện và 17 dân biểu Hoa Kỳ đã vừa gửi thư đến công
ty Facebook và Google yêu cầu các công ty này “BẤT TUÂN” Luật An ninh mạng của Việt
Nam và yêu cầu các công ty chia sẻ thông tin cho Bộ Ngoại giao, các Uỷ ban Đối ngoại
Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ khi các công ty tháo gỡ nội dung và cung cấp
thông tin người dùng khi chính quyền Việt Nam yêu cầu.
Được biết, 3 thượng nghị sĩ gồm
Marco Rubio, Bob Menendez, Ron Wyden; 17 dân biểu, gồm: Chris Smith, Alan
Lowenthal, Zoe Lofgren, Eliot Engel, Luis Correa, Barbara Comstock, Brendan
Boyle, Robert Pittenger, Randy Hultgren, Don Beyer... Bức thư được gửi đến Tổng
giám đốc Facebook Mark Zuckerberg và Tổng giám đốc Google Sundar Pichai.
Về nội dung bức thư: Sau khi
dùng những ngôn từ mang nặng tính định kiến, xuyên tạc về tình hình Việt Nam
như “chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do biểu đạt và sự vận động chính trị
ôn hòa”; “các quy định của đạo luật mới này (Luật An ninh mạng) đi ngược lại với
các điều khoản thương mại hiện có, và các giao ước quốc tế về quyền con người”;
“đạo luật bao quát, với từ ngữ mơ hồ này sẽ cho phép các nhà chức trách cộng sản
truy cập dữ liệu cá nhân, giám sát người sử dụng, và hạn chế thêm các quyền tự
do ngôn luận trên không gian mạng mà các công dân Việt Nam đang được hưởng”; “đạo
luật an ninh mạng không làm gì để bảo vệ người sử dụng internet. Ngược lại, đó
là một nỗ lực trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam để đàn áp sự biểu đạt trên
không gian mạng với sự giúp đỡ của các công ty công nghệ hàng đầu - đặc biệt là
Facebook và Google”... Bức thư được 3 thượng nghị sĩ và 17 dân biểu Hoa Kỳ chắp
bút bắt đầu đưa ra yêu sách với các công ty Facebook và Google.
1) Không lưu trữ dữ liệu của
người sử dụng ở trong nước Việt Nam vì nếu làm như vậy có nghĩa là các dữ liệu
này có thể bị Bộ Công an thu giữ bất cứ lúc nào, một cách bất hợp pháp.
2) Thiết lập các nguyên tắc
minh bạch liên quan đến việc xóa nội dung. Mặc dù chúng tôi hiểu sự cần thiết
phải có các tiêu chuẩn cộng đồng rõ ràng, nhưng chúng tôi không chấp nhận việc
xóa những phát biểu chính trị hoặc nội dung của những nhà báo công dân, chỉ vì
nhà nước Việt Nam hoặc đội quân dư luận viên yêu cầu các ông làm như vậy.
3) Nhanh chóng phát hành số
lượng yêu cầu xóa nội dung từ phía nhà cầm quyền Việt Nam, và số lần mà công ty
của các ông tuân thủ các yêu cầu này.
4) Chia sẻ kịp thời và bí mật
với Ủy ban Đối ngoại Hạ viện và Thượng viện Hoa Kỳ và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tất
cả số lượng yêu cầu xóa nội dung từ phía nhà cầm quyền Việt Nam, và cho biết những
yêu cầu nào quý công ty đã tuân thủ theo để chúng tôi có thể đánh giá xem ai là
mục tiêu của chế độ và tại sao.
Đọc những nội dung và “yêu
sách” mà 3 thượng nghị sĩ và 17 dân biểu Hoa Kỳ vừa gửi đến những người đứng đầu
của Facebook và Google mới thấy một điều nực cười rằng, các vị thượng nghị sĩ
và dân biểu Hoa Kỳ kia dù họ làm ở các cơ quan lập pháp tối cao của Hoa Kỳ là
Thượng viện và Hạ viện thế nhưng họ lại đang làm những việc rất sai trái đó là
xúi giục các cá nhân, tổ chức bất tuân luật pháp của một quốc gia khác.
Về lý mà nói, Luật An ninh mạng
đã được Quốc hội (cơ quan lập pháp tối cao nhất của Nhà nước Việt Nam) thông
qua và được Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (nguyên thủ quốc gia) ký lệnh
công bố Luật thì đạo luật đó đã có giá trị và hiệu lực pháp lý. Do đó, tất cả
những đối tượng chịu sự điều chỉnh của đạo luật này đều phải tuân theo, tức là
thượng tôn pháp luật.
Hoa Kỳ luôn được mệnh danh là
một quốc gia có nền pháp luật tiên tiến, một quốc gia mà luật pháp luôn được đặt
lên hàng đầu, mọi người đều phải thượng tôn pháp luật, thế nhưng những vị đang ngồi
ở cơ quan lập pháp Hoa Kỳ này lại đi làm những điều ngược lại. Thử hỏi, Hoa Kỳ
vừa thông qua một đạo luật được Thượng viện và Hạ viện phê chuẩn, thế nhưng thượng
nghị sĩ, dân biểu của một quốc gia nào đó lại gửi thư đề nghị các cá nhân, tổ
chức ở Hoa Kỳ chịu sự điều chỉnh của đạo luật này không tuân theo những quy định
trong đạo luật đó, liệu Hoa Kỳ có chấp thuận?
Luật pháp Hoa Kỳ cùng với nhiều
quốc gia khác (như Nga, Úc, Canada, Colombia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Indonesia,
Thổ Nhĩ Kỳ…) cũng yêu cầu các nhà mạng thực hiện việc đặt máy chủ quản lý dữ liệu
tại quốc gia của mình. Vậy, vì sao Hoa Kỳ đưa ra quy định đó và yêu cầu các nhà
mạng thực hiện mà họ lại đề nghị các nhà mạng không thực hiện quy định đó tại
Việt Nam? Chẳng nhẽ luật pháp Mỹ khác luật pháp Việt Nam?
Các quốc gia có chủ quyền, dù
chế độ chính trị có khác nhau, nhưng tất cả các quốc gia đều điều hành, quản lý
nhà nước bằng luật pháp, bởi vậy các quốc gia và cá nhân, tổ chức sinh sống, hoạt
động trên lãnh thổ quốc gia đó đều có nghĩa vụ phải chấp hành.
Khoản 2 và khoản 3, Điều 26 (Bảo
đảm an ninh thông tin trên không gian mạng), Luật An ninh mạng của Việt Nam,
quy định:
2. Doanh nghiệp trong nước và
ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ
gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có trách nhiệm sau đây:
a) Xác thực thông tin khi người
dùng đăng ký tài khoản số; bảo mật thông tin, tài khoản của người dùng; cung cấp
thông tin người dùng cho lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ
Công an khi có yêu cầu bằng văn bản để phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm
pháp luật về an ninh mạng;
b) Ngăn chặn việc chia sẻ
thông tin, xóa bỏ thông tin có nội dung quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5
Điều 16 của Luật này trên dịch vụ hoặc hệ thống thông tin do cơ quan, tổ chức
trực tiếp quản lý chậm nhất là 24 giờ kể từ thời điểm có yêu cầu của lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của
Bộ Thông tin và Truyền thông và lưu nhật ký hệ thống để phục vụ điều tra, xử lý
hành vi vi phạm pháp luật về an ninh mạng trong thời gian theo quy định của
Chính phủ;
c) Không cung cấp hoặc ngừng
cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng cho
tổ chức, cá nhân đăng tải trên không gian mạng thông tin có nội dung quy định tại
các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 16 của Luật này khi có yêu cầu của lực lượng
chuyên trách bảo vệ an ninh mạng thuộc Bộ Công an hoặc cơ quan có thẩm quyền của
Bộ Thông tin và Truyền thông.
3. Doanh nghiệp trong nước và
ngoài nước cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ
gia tăng trên không gian mạng tại Việt Nam có hoạt động thu thập, khai thác,
phân tích, xử lý dữ liệu về thông tin cá nhân, dữ liệu về mối quan hệ của người
sử dụng dịch vụ, dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra phải lưu
trữ dữ liệu này tại Việt Nam trong thời gian theo quy định của Chính phủ.
Bởi vậy, Facebook và Google
là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet tại
Việt Nam có nghĩa vụ phải chấp hành. Hà cớ gì, các thượng nghị sĩ và dân biểu
Hoa Kỳ kia lại yêu cầu họ không thực hiện và bất tuân luật pháp? Nếu không thực
hiện các quy định trên thì Facebook và Google phải chịu trách nhiệm theo quy định
của pháp luật Việt Nam, thậm chí không được hoạt động tại Việt Nam.
Một vấn đề nữa cũng xin nói
thêm các vị là, Luật An ninh mạng Việt Nam hoàn toàn không vi phạm các cam kết
quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, bởi nghiên cứu tại hiệp định TPP và
các hiệp định khác, không có quy định nào ngăn chặn áp dụng các biện pháp cần
thiết để thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hòa bình, an ninh quốc tế hay bảo vệ
lợi ích an ninh quốc gia.
Các vị là những người làm luật, nhưng hành động của các vị chẳng khác nào là một sự chà đạp lên luật pháp của một
quốc gia có chủ quyền. Thật không thể nào chấp nhận được.
Khai Tâm
Luật An ninh mạng Việt Nam hoàn toàn không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, bởi nghiên cứu tại hiệp định TPP và các hiệp định khác, không có quy định nào ngăn chặn áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hòa bình, an ninh quốc tế hay bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia.
Trả lờiXóabạn nói đúng theo như chúng ta biết thì luật an ninh mạng góp phần sàng lọc thông tin đầy đủ đúng định hướng từ đó loại bỏ các thông tin độc hại các thông tin xấu rồi sau đó loại trừ một số yếu tố có hại đe dọa đến ANQG Việt Nam
XóaFacebook và Google là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet tại Việt Nam có nghĩa vụ phải chấp hành. Hà cớ gì, các thượng nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ kia lại yêu cầu họ không thực hiện và bất tuân luật pháp? Nếu không thực hiện các quy định trên thì Facebook và Google phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật Việt Nam, thậm chí không được hoạt động tại Việt Nam.
Trả lờiXóakiểu như các bác các vị ở đây muốn can thiệp sâu sắc vào các quyết định của chính quốc gia Việt Nam nên trong lòng của các vị rất phản đối đạo luật này vì có đạo luật này các bác bên Mỹ sẽ không tiến hành chống đối chúng ta được nữa không phá hoại đất nước ta được
Xóaxin phép mấy vị dân biểu Mỹ nhé. Việt Nam là việt nam mỹ là mỹ chúng mày không thể áp dụng mấy cái chính sách của nước Mỹ nhà mày rồi áp đặt cho Việt Nam chúng tao được đừng tưởng thế là hay đừng tưởng nước lớn thích làm gì thì làm
Trả lờiXóaCác vị dân biểu Mỹ và các nghị sỹ có vẻ rất quan tâm tới đạo luận an ninh mạng của nước mình nhỉ phải chăng các công ty như facebook và Google cũng phải làm theo như những gì mà các vị yêu cầu chăng?
Trả lờiXóaCác vị là những người làm luật, nhưng hành động của các vị chẳng khác nào là một sự chà đạp lên luật pháp của một quốc gia có chủ quyền. Thật không thể nào chấp nhận được.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng Việt Nam hoàn toàn không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, bởi nghiên cứu tại hiệp định TPP và các hiệp định khác, không có quy định nào ngăn chặn áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hòa bình, an ninh quốc tế hay bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia.
Trả lờiXóaHoa Kỳ thật nực cười khi xúi giục Facebook và Google không tuân thủ pháp luật. Về lý mà nói, Luật An ninh mạng đã được Quốc hội (cơ quan lập pháp tối cao nhất của Nhà nước Việt Nam) thông qua và được Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (nguyên thủ quốc gia) ký lệnh công bố Luật thì đạo luật đó đã có giá trị và hiệu lực pháp lý. Do đó, tất cả những đối tượng chịu sự điều chỉnh của đạo luật này đều phải tuân theo, tức là thượng tôn pháp luật. Do đó, đây là pháp luật Việt Nam, Mỹ không có tư cách để can thiệp hay đề nghị để sửa đổi hay can dự với những lí do xuyên tạc khác.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng Việt Nam hoàn toàn không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, bởi nghiên cứu tại hiệp định TPP và các hiệp định khác, không có quy định nào ngăn chặn áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hòa bình, an ninh quốc tế hay bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia. Các vị là những người làm luật, nhưng hành động của các vị chẳng khác nào là một sự chà đạp lên luật pháp của một quốc gia có chủ quyền. Thật không thể nào chấp nhận được.
Trả lờiXóaHoa Kỳ luôn được mệnh danh là một quốc gia có nền pháp luật tiên tiến, một quốc gia mà luật pháp luôn được đặt lên hàng đầu, mọi người đều phải thượng tôn pháp luật, thế nhưng những vị đang ngồi ở cơ quan lập pháp Hoa Kỳ này lại đi làm những điều ngược lại. Thử hỏi, Hoa Kỳ vừa thông qua một đạo luật được Thượng viện và Hạ viện phê chuẩn, thế nhưng thượng nghị sĩ, dân biểu của một quốc gia nào đó lại gửi thư đề nghị các cá nhân, tổ chức ở Hoa Kỳ chịu sự điều chỉnh của đạo luật này không tuân theo những quy định trong đạo luật đó, liệu Hoa Kỳ có chấp thuận? Do đó, việc mà Hoa Kỳ đòi can dự vào Việt Nam như vậy là quá hài hước. Bởi, Luật An ninh mạng được thông qua người dân cũng rất ủng hộ, thực chất chỉ có một bộ phận những kẻ chống đối đứng lên dưới sự tiếp tay của thế lực ngầm.
Trả lờiXóaĐây chắc chắn có dính đến sự thao túng của bọn Việt Tân. Chính bọn chúng đã mua chuộc những nghị sĩ này và những người dân. Người dân chúng ta cần phải hiểu rõ hơn để tránh những thông tin như thế này làm tác động tiêu cực đến suy nghĩ của mọi người!!!
Trả lờiXóaĐúng là một lũ dân biểu ngạo mạn và ngu xuẩn. Những gì chúng kêu gào chả khác nào những cái tát tự vả vào mặt mình. Bản thân luật pháp nước Mỹ cũng có những điều quy định bảo vệ như vậy, hà cớ gì Việt Nam lại không thể? Một điều nực cười nữa là dân biểu Mỹ lấy tư cách gì mà có thể can thiệp vào việc làm luật tại Việt Nam vậy?
Trả lờiXóaDân biểu, thượng nghị sỹ ở Mỹ là được công nhận dựa vào tiêu chí nào vậy? Do nhiều tiền hay do đo chỉ số "ngu xuẩn" vậy? Can thiệp thô bạo vào công việc của nước khác. Toàn những lời lẽ phi lý, ỷ mình là nước lớn mà chèn ép Việt Nam. Có giỏi thì sang mà phản đối Đức, với bao nhiêu nước khác kia kìa. Hoặc tự soi lại chính cái luật và cách hành pháp của nước mình trước đi?
Trả lờiXóaĐơn giản thôi. Các công ty ấy đặt trụ sở ở Việt Nam, khai thác người dùng là công dân Việt Nam thì việc tuân thủ pháp luật Việt Nam là điều tất yếu khách quan. Ấy là chưa nói tới những công ty đó thu được những lợi nhuận khổng lồ từ quốc gia có lượng người sử dụng Internet đứng ở top 10 thế giới. Bởi vậy họ hoàn toàn đủ tỉnh táo để biết làm thế nào là đúng nên Mỹ đừng nghĩ xúi mà được.
Trả lờiXóaViệt Nam thông qua luật an ninh mạng liên quan bùi gì đến mấy thằng bên kia bán cầu. Ơ đkm lúc chúng mày thông qua các dự luật dự thảo chúng mày hỏi ý kiến bố chưa .bố lũ tâm thần
Trả lờiXóaCuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư là cuộc cách mạng gắn liền với sự phát triển của không gian mạng. Sự kết nối và tương tác thông qua Internet đã mở ra một kỷ nguyên mới thúc đẩy tiến trình phát triển xã hội của nhân loại. Không gian mạng đã trở thành một bộ phận cấu thành và đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng xã hội thông tin và kinh tế tri thức
XóaĐúng là quá nực cười ,đó là quy định luật pháp ở Việt Nam đã được Quốc hội thông qua, facebook và google hoạt động ở Việt Nam thì phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam, đây là để bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền lợi người dùng ở việt nam.
Trả lờiXóaTheo Luật An ninh mạng mới được Quốc hội thông qua, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm: Đăng tải, phát tán thông tin trên không gian mạng có nội dung tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Kích động gây bạo loạn, phá rối an ninh, gây rối trật tự công cộng; thông tin có nội dung làm nhục, vu khống người khác; thông tin có nội dung xâm phạm trật tự quản lý kinh tế; Chiếm đoạt tài sản; tổ chức đánh bạc, đánh bạc qua mạng internet,.
Trả lờiXóacác “ông nghị” này phản ứng tức thời với một bộ Luật ở quốc gia khác có chủ quyền ở bên kia bán cầu, nơi mà internet và các ứng dụng mạng xã hội được công khai sử dụng. Chứng tỏ các ông này ngạo mạn, tự cho mình cái quyền phán xét mọi vấn đề của quốc gia khác. một bộ phận giới chức chính trị nước này thể hiện quan điểm chống nhà nước xã hội chủ nghĩa một khi có cơ hội. Đây chính là chỗ bấu víu của các tổ chức chống phá cách mạng Việt Nam lưu vong.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng Việt Nam hoàn toàn không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, bởi nghiên cứu tại hiệp định TPP và các hiệp định khác, không có quy định nào ngăn chặn áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hòa bình, an ninh quốc tế hay bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia.
Trả lờiXóaViệc Nhà nước ta xây dựng, ban hành Luật An ninh mạng là nhằm: “Chủ động đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; ngăn chặn, phản bác những thông tin và luận điệu sai trái, đẩy lùi các loại tội phạm và tệ nạn xã hội; sẵn sàng ứng phó với các mối đe dọa an ninh truyền thống và phi truyền thống; bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, an ninh mạng”3. Từ đó, nâng cao tinh thần cảnh giác, thực hành tốt phương châm “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”, không tin, không nghe, không làm theo những luận điệu xuyên tạc, xúi giục của kẻ xấu.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng là cơ sở pháp lý và cơ sở khoa học xử lý những kẻ lợi dụng internet, mạng xã hội để chống phá chế độ xã hội, Nhà nước và làm tổn hại đến cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam. Căn cứ vào luật này, các cơ quan chức năng có quyền yêu cầu các nhà mạng phải cung cấp đầy đủ thông tin của những tài khoản tán phát thông tin độc hại… và đây là nỗi lo lớn của những kẻ xấu.
Trả lờiXóaThật quá ngạo mạn và vô lý. Mấy dân biểu Mỹ lấy tư cách gì mà có thể can thiệp vào việc làm luật tại Việt Nam? Facebook và Google là những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet tại Việt Nam có nghĩa vụ phải chấp hành luật pháp Việt Nam. Hà cớ gì, các thượng nghị sĩ và dân biểu Hoa Kỳ kia lại yêu cầu họ không thực hiện và bất tuân luật pháp?
Trả lờiXóaChẳng có một tư cách gì để mấy ông dân biểu kia đòi can thiệp vào việc điều chỉnh hay áp đặt pháp luật nước khác cả. Hơn nữa Facebook và Google là doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Luật An ninh mạng Việt Nam hoàn toàn không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, những can thiệp kia là quá vô lý và ngạo mạn.
Trả lờiXóaThật quá hay, Việt Nam thông qua luật An ninh mạng, hơn nữa Luật An ninh mạng hoàn toàn không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, nó chẳng có liên quan gì đến mấy ông Mẽo kia cả. Việc kinh doanh trên đất Việt Nam của Facebook và google lại càng không, chả hiểu lấy cái cớ khỉ gió gì mà can thiệp vô lý vào nước khác?
Trả lờiXóaĐúng là quá nực cười, đó là quy định luật pháp ở Việt Nam đã được Quốc hội thông qua, nó cũng hoàn toàn không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, facebook và google hoạt động ở Việt Nam thì phải tuân thủ pháp luật của Việt Nam, đây là để bảo vệ đất nước, bảo vệ quyền lợi người dùng ở Việt Nam. Không có chút gì liên quan đến mấy kẻ ngạo mạn kia cả.
Xóacó thể mỹ và dân biểu mỹ lại tiếp tục dùng cái quyền bậc trên để kêu gọi các công ty rút ra khỏi việt nam vì lý do bị thắt chặt quản lý, thế mới thấy mỹ hay các nước lớn luôn trịch trượng và không có chuyện bình đẳng trong quan hệ ở đây.
Trả lờiXóadân biểu mỹ đại diện cho lợi ích của mỹ cho nên việc mỹ tìm cách tác động các công ty đó cũng là điều dễ hiểu, kinh tế vẫn là bài tính mà các dân biểu mỹ lấy để vây ép các nước khác, đến nga còn bị dính nói gì đến việt nam chúng ta.
Trả lờiXóaLuật An ninh mạng Việt Nam hoàn toàn không vi phạm các cam kết quốc tế mà Việt Nam đã và đang tham gia, bởi nghiên cứu tại hiệp định TPP và các hiệp định khác, không có quy định nào ngăn chặn áp dụng các biện pháp cần thiết để thực hiện nghĩa vụ liên quan đến hòa bình, an ninh quốc tế hay bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, tôi nhất trí ý kiến của bạn
Xóa