CẢNH SÁT GIAO THÔNG SỐP CỘP, SƠN LA CÓ SAI KHÔNG ?
Thứ Tư, 23 tháng 5, 2018
Quê Choa
Mạng xã hội đang tán phát chóng mặt Clip ghi lại cuộc ẩu đả giữa một viên CSGT và người dân đi đường. Nội dung được người tán phát Clip trên tường thuật lại như sau: “Theo thông tin, chuyện xảy ra ở huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La. Anh CSGT đi 1 mình và bắt 1 anh nông dân đi làm đồng về (bằng xe hon đa không đội mũ bh). Anh nông dân xin không cho thì bị anh CSGT uýnh. Tức máu lên anh uýnh lại và sức anh hơn hẳn anh CSGT...” Về vấn đề này, mạng xã hội đã liên tục có nhiều ý kiến trái chiều. Một số thông tin đưa ra cơ sở nhận định rằng: Viên CSGT trong trường hợp này sai, còn số ý kiến còn lại cho rằng, đã là luật thì kể cả người dân có đi trên đường quê mình cũng phải đội mũ bảo hiểm để chấp hành.
Vậy, trong trường hợp này ai đúng, ai sai ? Trước tiên chúng ta cần chờ câu trả lời từ phía cơ quan chức năng của Sốp Cộp, Sơn La xác minh làm rõ nội dung này. Từ phía bình luận liên quan đến nội dung này, chúng ta cần phải nhìn nhận sự việc khách quan, toàn diện và tổng thể hơn. Xét về góc độ viên CSGT cần phải đánh giá như sau: Nếu trường hợp đi một mình để đi tuần hoặc lập chốt tuần tra kiểm soát, CSGT cần chấp hành theo Theo thông tư 01/2016/TT-BCA ngày 04/01/2016 của Bộ công an. Cụ thể, “quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông, thì việc tuần tra, kiểm soát phải công khai, theo kế hoạch được Trưởng phòng tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc thuộc Cục cảnh sát giao thông, Trưởng phòng cảnh sát giao thông, Trưởng công an cấp huyện trở lên phê duyệt. Kế hoạch tuần tra, kiểm soát phải ghi rõ thời gian, tuyến đường, địa điểm thực hiện việc tuần tra, kiểm soát”.
Như vậy, xét về góc độ pháp luật, nếu như viên CSGT không chấp hành theo thông tư 01/BCA thì việc làm là hoàn toàn sai. Nếu như, quá trình viên CSGT này có đầy đủ các quy định theo các căn cứ, cơ sở của thông tư đề ra thì việc làm trên của CSGT là đúng và không có sự trái với quy định của BCA về vấn đề này.
Với góc độ về phía người dân trong clip này, cần phải xem xét hành động và việc làm của người này. Cần phải xem người này có chấp hành đầy đủ quy định trong quá trình tham gia giao thông đường bộ hay không ? Theo như clip ghi lại thì người này đi xe Honda, không đội mũ báo hiểm và đã có lời qua tiếng lại với CSGT. Vậy, xem xét trong trường hợp này thì ai đúng, ai sai ? Đôi lời bình về CSGT chúng ta cần phải xem xét rằng, về thái độ ứng xử của người này đã phù hợp hay chưa ? Đã đúng chuẩn mực với đạo đức của người thuộc lực lượng Công an hay chưa ?
Và điều quan trọng nhất là cần phải có cách ứng xử phù hợp khi tham gia xử lý các vấn đề Công vụ.
Trong khi chờ cơ quan chức năng Sơn La xem xét, phân xử thì chúng ta không nên có cái nhìn thiếu khách quan, phiến diện và đánh giá một chiều ai đúng, ai sai.
Chúng ta không thể đánh giá ai đúng ai sai khi những thông tin về vụ việc này được, nhận xét lúc này là phiến diện, không chính xác. Nhưng nói đi cũng phải nói lại thì việc hành xử của người tham gia giao thông và viên cảnh sát giao thông này cũng phải xem xét lại, không thể lúc nào cũng lôi cú đấm ra giải quyết được
cả hai bên đều sai khi mà phạm luật thì phải chịu xử phạt còn giở trò hành hung, nhưng anh csgt cũng không đúng khi đây chưa phải thuộc diện phải sử dụng các biện pháp để ngăn chặn hành vi của người vi phạm. cho nên cái giở ở đây là dân mạng cứ share và nhiều người chém như đúng rồi.
quan điểm của tôi là hành động trên là thách thức pháp luật, việc hành xử của anh giao thông cũng chỉ làm tròn trách nhiệm với công việc, thử hỏi nếu anh ta không vì công việc được giao thì chẳng cớ gì phải lăn lộn với mấy tên vi phạm đó làm gì, ở nhà xơi nước cho rảnh rang.
Thông tin của cơ quan chức năng thì chưa có, toàn những tin lều báo, một chiều áp đặt mà dân tình cứ ùn ùn phán xét như đúng rồi vậy. Cái nhìn khách quan nhất chính là kết luận của cơ quan điều tra.
Chúng ta không thể đánh giá ai đúng ai sai khi những thông tin về vụ việc này được, nhận xét lúc này là phiến diện, không chính xác. Nhưng nói đi cũng phải nói lại thì việc hành xử của người tham gia giao thông và viên cảnh sát giao thông này cũng phải xem xét lại, không thể lúc nào cũng lôi cú đấm ra giải quyết được
Trả lờiXóaĐúng đó bạn, đúng hay sai phải chờ kết luận của cơ quan chức năng
Xóacả hai bên đều sai khi mà phạm luật thì phải chịu xử phạt còn giở trò hành hung, nhưng anh csgt cũng không đúng khi đây chưa phải thuộc diện phải sử dụng các biện pháp để ngăn chặn hành vi của người vi phạm. cho nên cái giở ở đây là dân mạng cứ share và nhiều người chém như đúng rồi.
Trả lờiXóaAi sai người đó chịu trách nhiệm, nhưng trước hết phải xem video này có thực không đã và cơ quan chức năng sẽ kết luận ai sai, ai đúng
Xóaquan điểm của tôi là hành động trên là thách thức pháp luật, việc hành xử của anh giao thông cũng chỉ làm tròn trách nhiệm với công việc, thử hỏi nếu anh ta không vì công việc được giao thì chẳng cớ gì phải lăn lộn với mấy tên vi phạm đó làm gì, ở nhà xơi nước cho rảnh rang.
Trả lờiXóaTất nhiên anh nông dân này phải làm gì thì mới có chuyện anh công an đánh; nhưng cũng phải chờ kết luận đã
XóaThông tin của cơ quan chức năng thì chưa có, toàn những tin lều báo, một chiều áp đặt mà dân tình cứ ùn ùn phán xét như đúng rồi vậy. Cái nhìn khách quan nhất chính là kết luận của cơ quan điều tra.
Trả lờiXóaĐúng vậy, phải chờ kết luận của cơ quan điều tra
XóaPhải xem video này có đúng không đã, thứ nữa là phải chờ kết luận của cơ quan điều tra mới chốt được ai sai
Trả lờiXóa