 |
Một buổi sinh hoạt tôn giáo |
Mới đây, “Ủy hội Hoa Kỳ về Tự
do Tôn giáo Quốc tế” (USCIRF) đã công bố báo cáo tình hình tự do tôn giáo 2018.
Cũng như các năm trước, trong bản báo cáo năm 2018, một lần nữa USCIRF lại đưa
ra những lập luận, lời lẽ xuyên tạc tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo
Việt Nam vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo và kiến nghị Chính phủ Hoa Kỳ
đưa Việt Nam trở lại “Danh sách các nước cần được quan tâm đặc biệt về tôn giáo”
(CPC).
Cụ thể, USCIRF xếp Việt Nam
là một trong những nước “vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo”. Theo USCIRF,
dù ghi nhận một điểm sáng là Việt Nam tôn trọng sự đa dạng tôn giáo, tuy nhiên,
trong năm qua “Việt Nam đã tăng cường sách nhiễu, bắt bớ, bỏ tù, và tra tấn những
nhà hoạt động ôn hòa, những người bất đồng chính kiến, và các blogger, bao gồm
những người có tín ngưỡng”. Bởi vậy, chính phủ Hoa Kỳ nên đưa Việt Nam vào “Danh
sách các nước cần được quan tâm đặc biệt về tôn giáo” (CPC).
Năm 2004, chính phủ Mỹ lần đầu
tiên xếp Việt Nam vào “Danh sách các nước cần được quan tâm đặc biệt về tôn giáo” (CPC). Tuy nhiên, chỉ 2 năm sau,
vào năm 2006, họ đã phải đưa Việt Nam ra khỏi danh sách này vì không thể nào
chứng minh được Việt Nam đàn áp tôn giáo, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn
giáo. Kể từ năm 2006 đến nay, các cá nhân, tổ chức có cái nhìn định kiến và thù
địch với Việt Nam, nhất là USCIRF luôn
tìm mọi cách để gây sức ép với chính phủ Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách này.
Kể từ năm
2006 đến nay, trong bản báo hàng năm của USCIRF, năm nào cũng vậy, USCIRF đều
đưa ra những lập luận, luận điệu kiểu như Việt Nam “vi phạm nghiêm trọng quyền
tự do tôn giáo”, “Việt Nam đã tăng cường sách nhiễu, bắt bớ, bỏ tù, và tra tấn
những nhà hoạt động ôn hòa, những người bất đồng chính kiến, và các blogger”…
nhằm gây sức ép với chính phủ Mỹ để đưa Việt Nam trở lại danh sách CPC. Tuy nhiên,
chưa một lần nào USCIRF thành công.
Ở Việt Nam,
chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và tạo điều kiện thuận
lợi để mọi người dân thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng; coi trọng
chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các tôn giáo, đảm bảo sự bình đẳng, không
phân biệt đối xử vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng, bảo hộ hoạt động của các tổ chức
tôn giáo bằng pháp luật. Điều này được ghi rõ trong Hiến pháp, pháp luật của Việt
Nam và được bảo đảm, tôn trọng trên thực tế.
Trên thực tế, tính tới hết năm 2017, ước tính khoảng 95%
dân số Việt Nam có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 24 triệu người
công khai mình là tín đồ của một tôn giáo nào đó, có 38 tổ chức tôn giáo khác
nhau. Các lễ hội của các tôn giáo như lễ giáng sinh, Lễ Phật đản đều được tổ chức
theo đúng các nghi thức tôn giáo.
Hàng năm, tại Việt Nam có hơn 8.500 lễ hội tôn giáo, tín
ngưỡng khác nhau được tổ chức ở cấp quốc gia và cấp địa phương. Nhà nước Việt
Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng và là một trong những
quyền cơ bản của con người. Nhà nước Việt Nam kiên quyết theo đuổi chính sách
tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người dân thực hiện quyền tự do tín
ngưỡng, tự do tôn giáo, nghiêm cấm hành vi phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do
tôn giáo, tôn trọng và bảo vệ quyền tự do thờ cúng và thực hành tín ngưỡng tôn
giáo. Điều này được thể hiện rõ trong tất cả các bản Hiến pháp trong lịch sử của
Việt Nam.
Luật pháp Việt Nam nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm đến
quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, cưỡng ép theo đạo hoặc bỏ đạo, phân biệt đối
xử vì lý do tôn giáo. Nếu phạm tội này sẽ bị xử phạt tù từ 3 tháng đến 01 năm.
Các quy định của Việt Nam hoàn toàn phù hợp với Tuyên ngôn Thế giới về quyền
con người và Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị. Trên thực tế,
người có tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được thực hành đầy đủ nghi lễ tôn giáo
mà họ tin theo tại gia đình, cơ sở các tôn giáo hoặc các địa điểm đã được đăng
ký với chính quyền. Mọi người được tự do chuyển đổi tôn giáo theo giáo lý, giáo
luật của các tôn giáo.
Tại Việt Nam, đất đai do các cộng đồng tôn giáo quản lý
không phải chịu thuế đất. Phía Chính quyền Việt Nam cũng đã chủ động cung cấp đất
cho các cộng đồng tôn giáo để xây dựng cơ sở thờ tự, thực hành tín ngưỡng, tôn
giáo. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh đã giao 7.500m2 đất cho Tòa Tổng Giám mục
xây dựng Trung tâm mục vụ và Tổng Liên hội Hội thánh Tin lành Việt Nam, Hà Nội
đã cấp 20.000m2 đất cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam để xây dựng Học viện Phật
giáo. Tòa Giám mục Buôn Mê Thuột được cấp 11.000m2 đất, Tòa Giám mục Đà Nẵng được
cấp hơn 9.000m2 đất, Giáo xứ La Vang ở Quảng Trị được cấp thêm 15.000m2 đất để xây dựng Trung tâm hành hương, Hội truyền giáo Cơ đốc Việt Nam được cấp thêm
6.000m2 đất. 90% đất của các cộng đồng tôn giáo được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất.
Rõ ràng, ở Việt Nam, quyền tự do
tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp mà còn được cụ thể
hóa trong các đạo luật, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và được đảm bảo trên
thực tế. Bởi vậy, không có lý do gì để chính phủ Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách
CPC như đề nghị của USCIRF.
Cái gọi là những
“nhà hoạt động ôn hòa”, những “người bất đồng chính kiến” và các blogger bị “sách
nhiễu, bắt bớ, bỏ tù, và tra tấn” mà USCIRF đưa ra để đề nghị chính phủ Mỹ đưa
Việt Nam vào danh sách CPC thực chất là những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam.
Không chỉ ở Việt Nam mà bất kỳ ở quốc gia nào, những kẻ vi phạm pháp luật của
nước sở tại đều phải bị nghiêm trị bằng luật pháp.
Khai Tâm
Rõ ràng ở Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp mà còn được cụ thể hóa trong các đạo luật, nhất là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo và được đảm bảo trên thực tế. Bởi vậy, không có lý do gì để chính phủ Mỹ xếp Việt Nam vào danh sách CPC như đề nghị của USCIRF.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, Mỹ hãy lo cho nước Mỹ đi đã
XóaHiếm có nhà nước nào như trên thế giới này lại tôn trọng và tạo điều kiện cho tôn giáo phát triển đến như vậy. Trong các văn bản pháp lý, Đảng và Nhà nước ta luôn khẳng định tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Mọi công dân đều có quyền tự do tín ngưỡng, theo và không theo bất cứ tôn giáo nào.Tuy nhiên, những năm qua, các thế lực thù địch luôn tìm cách xuyên tạc tình hình tôn giáo ở Việt Nam, vu cáo Nhà nước ta đàn áp tôn giáo. Song trước những chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và tinh thần yêu nước, đoàn kết của đồng bào tôn giáo, các thế lực thù địch sẽ lại thất bại trong âm mưu lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng Việt Nam
Trả lờiXóaĐây là điều không có gì ngạc nhiên đối với những ai quan tâm đến vấn đề tự do, dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam. Bởi lẽ, đây không phải lần đầu tiên USCIRF có những hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Trả lờiXóaChắc hẳn chúng ta đều biết rằng tại khoản 7, Điều 2 Hiến chương Liên hợp quốc đã khẳng định: “Hiến chương này hoàn toàn không cho phép Liên hợp quốc được can thiệp vào các công việc thực chất thuộc thẩm quyền nội bộ của bất cứ quốc gia nào, không đòi hỏi các thành viên của Liên hợp quốc phải đưa những công việc loại này ra giải quyết theo quy định của Hiến chương…”. Chẳng lẽ mang tiếng là tổ chức quốc tế mà họ lại quên điều này.
Trả lờiXóaNguyên tắc quốc tế không cho phép bất kỳ quốc gia nào dù lớn hay nhỏ, dù giàu hay nghèo, dù văn minh hay lạc hậu được quyền can thiệp vào các lĩnh vực thuộc thẩm quyền riêng biệt của mỗi quốc gia, xuất phát từ chủ quyền của mình. Mỹ nên tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng chủ quyền các quốc gia khác.
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác, tôi cũng nghĩ như bạn
XóaỞ Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong pháp luật quốc tế về quyền con người cũng như trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính sách nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân
Trả lờiXóaHiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khẳng định quyền con người là quyền tự nhiên, Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong khi đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được trình bày mở rộng hơn, với các chế định toàn diện và sâu sắc theo hướng ngày càng hoàn thiện, dân chủ, tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho tín đồ các tôn giáo và tổ chức tôn giáo hoạt động một cách lành mạnh và công bằng nhất. Nhưng cũng hoàn thiện chế tà để xử lý những kẻ âm mưu lợi dụng tôn giáo phá hoại đất nước.
Trả lờiXóaCó thể thấy rằng việc USCIRF cho rằng Việt Nam là một trong những nước vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo và nên được chính phủ Mỹ đưa vào một danh sách các nước cần được quan tâm đặc biệt về tôn giá là hành động can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Hoa Kỳ. Vì vậy chúng ta cần lên án hành động ngông cuồng của USCIRF, không để các đối tượng xấu lợi dụng để kích động người dân gây rối an ninh trật tự.
Trả lờiXóaỞ Việt Nam, tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng là một quyền căn bản của người dân. Tuy nhiên, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Người theo đạo hay không theo đạo, những người theo các tôn giáo khác nhau bình đẳng trước pháp luật và nếu bất kỳ ai vi phạm pháp luật thì đều phải gánh chịu sự nghiêm khắc của pháp luật.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, nước Mỹ bất công đầy ra đó, hãy lo cho nước Mỹ đi đã
XóaỞ Việt Nam cũng như bao quốc gia khác trên thế giới như Mỹ, hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo nói chung và cách thể hiện niềm tin tôn giáo cũng phải tuân thủ các quy định của pháp luật; không có ngoại lệ. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là một cụ thể hóa cho những cố gắng của chính quyền trong việc đảm bảo tối đa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng của người dân. Nên nhớ nghĩa vụ của người này là quyền của người khác.
Trả lờiXóaNhững hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật và lợi dụng tôn giáo để thực hiện những âm mưu chính trị xấu, chống phá Nhà nước sẽ bị xử lý. Điều đó không đồng nghĩa với “đàn áp tôn giáo”. Mỹ hãy tôn trọng sự thật, đừng sử dụng những vấn đề này như chiêu bài để có thể can thiệp, chi phối Việt Nam. Không thể!
Trả lờiXóaMỹ nên phân biệt rõ, hiểu rõ ở Việt Nam không có “nhà hoạt động ôn hòa”, những “người bất đồng chính kiến” và các blogger bị “sách nhiễu, bắt bớ, bỏ tù, và tra tấn” mà USCIRF đưa ra để đề nghị chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách CPC mà chỉ thực chất có là những kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam
Trả lờiXóaHiện nay vẫn còn rất nhiều những tổ chức phản động khác nữa đang hoạt động núp bóng dưỡi nhiều hình thức. Thế nhưng rồi chúng ta những người yêu chân lý, ghét sự giả dối sẽ đập tan cho nó tan rã mà thôi, chứ không thể để cho nó hoạt động được. sẽ gây ảnh hưởng xấu đến đất nước ta.
Trả lờiXóaNước Mỹ đã đi quá xa trong vấn đề này, đây là công việc nội bộ của Việt Nam, Mỹ không thể can thiệp được
Trả lờiXóa