 |
Tàu USS Donald Cook của Hải quân Mỹ, |
Nguy cơ về một cuộc tấn công quân sự
bằng tên lửa của Mỹ và các nước đồng minh phương Tây vào Syria đang cận kề. Sau
khi cơ quan quản lý hệ thống điều phối không lưu của Liên
minh châu Âu (EU) phát đi cảnh báo Khẩn cấp tới các hãng vận hành hàng không ở
khu vực phía đông Địa Trung Hải về việc chuẩn bị ứng phó với khả năng Mỹ và “Khối
Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương” (NATO) phóng tên lửa về phía Syria trong 72 giờ tới.
Ngày hôm nay (11/4), viết trên Twitter cá nhân Tổng thống Mỹ Donald Trump đã dùng những
lời lẽ “khiêu khích” cảnh báo Nga nên "sẵn sàng" cho một cuộc chiến bởi
vì những tên lửa "mới, thông minh" của Mỹ sắp sửa tới Syria.
Xin được
trích nguyên văn những lời lẽ đầy khiêu khích và cảnh báo của Tổng thống Mỹ
Donald Trump với Nga: "Nga vừa lên tiếng sẽ bắn hạ bất kỳ và tất cả tên lửa
Mỹ không kích Syria. Sẵn sàng đi Nga, bởi vì những quả tên lửa đẹp đẽ, mới mẻ
và thông minh sắp sửa đến". Ông Trump cũng cho rằng, Nga không nên làm đồng
minh với "Động vật Giết người bằng Khí độc - kẻ giết hại dân chúng và
thích thú với điều đó" (ám chỉ Tổng thống Syria Bashar Assad).
Trước tuyên
bố có phần khiêu khích trên của Tổng thống Mỹ, Nga ngay lập tức đáp trả bằng
tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova: "Tên lửa
thông minh biết tìm đường tới khủng bố, chứ không phải chính phủ (Syria) hợp
pháp. Ông Assad đã giành nhiều năm chiến đấu chống lại khủng bố quốc tế trên
lãnh thổ nước này".
 |
Nguyên văn lời cảnh báo Nga của ông Trump trên twitter cá nhân |
Bà
Zakharova nhấn mạnh rằng một cuộc không kích bằng tên lửa của Mỹ có thể là một
nỗ lực nhằm xóa bỏ các bằng chứng về cuộc tấn công hóa học ở quận Douma. Bà
Maria Zakharova nói: "Những chuyên gia từ OPCW (Tổ chức Cấm Vũ khí Hóa học)
có nhận ra rằng tên lửa thông minh sắp tiêu hủy toàn bộ bằng chứng ở Syria hay
không? Hay đó đúng là kế hoạch mà Mỹ đang nung nấu? Phá hủy tất cả để trọng tài
quốc tế không còn bằng chứng gì để điều tra nữa?"
Ngày hôm
qua (10/4) tàu khu trục USS Donald Cook (DDG-75) lớp Arleigh Burke được trang bị
tên lửa dẫn đường của Hải quân Mỹ mang theo khoảng 60 tên lửa hành trình Tomahawk đang di
chuyển chỉ cách cảng Tartus của Syria khoảng 100km và cách Thủ đô Tripoli của Lybia gần 90km. Ngày hôm nay (11/4), Hải
quân Mỹ thông báo nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman cũng sẽ bắt đầu
khởi hành tới Trung Đông từ cảng nhà ở Norfolk, Virginia (Mỹ).
Hiện quân đội
Nga đang được đặt trong tình trạng báo động sẵn sàng chiến đấu ở mức cao. Hãng
thông tấn TASS của Nga hôm nay đưa tin nước này sẽ "áp dụng mọi biện pháp
trả đũa chính trị, ngoại giao và quân sự nếu thấy cần thiết trong trường hợp Mỹ
phát động một vụ tấn công vào Syria". Trong khi đó, Chủ tịch Ủy ban Quốc
phòng thuộc Duma Quốc gia (tức Hạ viện Nga), nghị sĩ Vladimir Shamanov cho biết:
"Chính sách tiêu chuẩn kép (của phương Tây) đang ở trong tình trạng tồi tệ
nhất. Không hành động trái phép nào sẽ không bị đáp trả". Ông
Yevgeny Serebrennikov, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Nga thì tuyên
bố Nga sẽ phản ứng ngay lập tức nếu quân đội Nga tại Syria bị trúng đòn không
kích của Mỹ.
Một cuộc
không kích bằng tên lửa của Mỹ và NATO vào Syria rất có thể sẽ xảy ra trong những
ngày tới. Lý do Mỹ và phương Tây sử dụng để phát động cho một cuộc tấn công có
thể nổ ra này đó là họ cáo buộc Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Assad có
liên quan trực tiếp tới cuộc tấn công bằng hóa học hóa học vào một khu dân cư tại
khu đông Ghouta của Syria khiến ít nhất 60 người chết và hơn 1.000 người khác bị
thương hôm 7/4.
Nhiều người
đang đặt ra câu hỏi, liệu một điều tương tự Iraq có lặp lại. Còn nhớ, vào năm
2003 khi Mỹ, Anh chuẩn bị tấn công Iraq, người Mỹ đã liên tục cung cấp các hình
ảnh về “bằng chứng” Irắc sản xuất vũ khí hạt nhân và xem đó như cái cớ để tấn
công Irắc. Sau khi kết thúc cuộc tấn công Iraq bằng quân sự thì chính người Mỹ
(đích thân Ngoại trưởng Mỹ thời điểm Mỹ tấn công Iraq là Colin Powell) đã thừa
nhận với thế giới rằng, những hình ảnh về việc Irắc sản xuất vũ khí hạt nhân là
do người Mỹ tự nghĩ ra (có sự nhầm lẫn). Hình ảnh về Iraq có vũ khí hạt nhân là
do người Mỹ “nhầm lẫn”, người Mỹ “tự nghĩ ra” thế nhưng việc Mỹ tấn công Iraq
thì sự đã rồi làm sao rút lại được.
Liệu kịch bản
Iraq có lặp lại với Syria hay không? Liệu Nga có quyết tâm bảo vệ chính quyền của
tổng thống Bashar Assad đến cùng? Liệu một cuộc chiến Mỹ - Nga có nổ ra trên đất
Syria? Dù thế nào đi chăng nữa thì những người dân Syria vô tội sẽ là người phải
gánh chịu những hậu quả khôn lường. Nhân quyền và chủ quyền ở đâu trong trường
hợp này khi người dân Syria, đất nước Syria đang bị biến thành một “món hàng” để
các nước lớn chia chác lợi ích, tranh giành ảnh hưởng.
Khai Tâm
Nguy cơ về một cuộc tấn công quân sự bằng tên lửa của Mỹ và các nước đồng minh phương Tây vào Syria đang cận kề. Với những lí do không chắc chắn đã là cái lí do để Mỹ đang có những ý định tấn công Syria. Tuy nhiên, mọi thứ cần được làm rõ trước khi để một cuộc chiến tranh phi nghĩa xảy ra như những gì mà Mỹ đã từng làm với Iraq.
Trả lờiXóaChiến tranh loạn lạc xảy ra thì những người dân Syria vô tội sẽ là người phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Nhân quyền và chủ quyền ở đâu trong trường hợp này khi người dân Syria, đất nước Syria đang bị biến thành một “món hàng” để các nước lớn chia chác lợi ích, tranh giành ảnh hưởng. Vấn đề này có lẽ cần phải có sự chung tay của cả thế giới trước khi những người dân oan bị sát hại.
Trả lờiXóaĐiều này là xuất phát từ việc Mỹ đã thông báo chấm dứt tấn công sau hơn 1 giờ đồng hồ không kích trong cái mà Tổng thống Trump gọi là “một cuộc tấn công chính xác”. Tuyên bố ngay sau đó của Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian về tái khởi động một tiến trình chính trị “ngay lập tức” nhằm chấm dứt cuộc xung đột hiện nay ở Syria càng củng cố lập luận này.
XóaLý do Mỹ và phương Tây sử dụng để phát động cho một cuộc tấn công có thể nổ ra này đó là họ cáo buộc Chính phủ của Tổng thống Syria Bashar Assad có liên quan trực tiếp tới cuộc tấn công bằng hóa học hóa học vào một khu dân cư tại khu đông Ghouta của Syria khiến ít nhất 60 người chết và hơn 1.000 người khác bị thương hôm 7/4. Lẽ nào đây là kịch bản mà Mỹ đã dàn dựng giống với Iraq ngày xưa? Và liệu Syria có phải chịu hậu quả giống như kịch bản mà ngày trước Iraq gặp phải? Những điều này cần phải làm rõ không để những người dân vô tội phải chịu nỗi thương đau của chiến tranh một cách vô tội.
Trả lờiXóaLiệu kịch bản Iraq có lặp lại với Syria hay không? Liệu Nga có quyết tâm bảo vệ chính quyền của tổng thống Bashar Assad đến cùng? Liệu một cuộc chiến Mỹ - Nga có nổ ra trên đất Syria? Dù thế nào đi chăng nữa thì những người dân Syria vô tội sẽ là người phải gánh chịu những hậu quả khôn lường. Nhân quyền và chủ quyền ở đâu trong trường hợp này khi người dân Syria, đất nước Syria đang bị biến thành một “món hàng” để các nước lớn chia chác lợi ích, tranh giành ảnh hưởng.
Trả lờiXóaChiến tranh để làm gì, liệu ném quả bom bắn tên lửa vào có giết hết được tất cả khủng bố không và một khi chiến tranh đã nổ ra thì người dân là những người chịu khổ nhiều nhất.
Trả lờiXóaPhía Nga cũng mới đưa ra các bằng chứng về khả năng đã có những thế lực “ngụy tạo” vụ tấn công này hòng đổ tội cho chính quyền Syria. Khả năng này không phải là không có cơ sở, bởi vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học này được các nhóm đối địch với chính quyền Damascus đưa ra trong bối cảnh quân đội Syria hầu như đã kiểm soát hoàn toàn khu vực Đông Ghouta và Gouma, chỉ còn truy quét một nhóm nhỏ các tay súng đối lập cuối cùng cố thủ tại đây.
XóaÔng Yevgeny Serebrennikov, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Thượng viện Nga thì tuyên bố Nga sẽ phản ứng ngay lập tức nếu quân đội Nga tại Syria bị trúng đòn không kích của Mỹ
Trả lờiXóaViệc Mỹ cùng Anh và Pháp tấn công Syria đã được dự báo, vấn đề quan tâm chỉ là mức độ, quy mô của hành động quân sự này. Với thực tế diễn ra, các chuyên gia nhận định chiến dịch quân sự của 3 nước phương Tây thực chất là “phải đánh vì đã nói”, nói cách khác, hành động tấn công sáng 14/4 nhằm vào Syria là vô nghĩa.
Trả lờiXóaTrên tất cả, từ góc độ đạo lý, vụ tấn công của Mỹ và Anh cùng Pháp nhằm vào Syria với lý do đáp trả cuộc tấn công phương Tây nghi sử dụng vũ khí hóa học của chính quyền Damacus chống dân thường là hành động thách thức quy tắc, chuẩn mực của cộng đồng quốc tế.
Trả lờiXóaXét trên góc độ pháp lý, Hiến chương LHQ quy định quân đội nước ngoài chỉ được phép can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác với 3 lý do cụ thể, đó là tự vệ hợp pháp, theo yêu cầu của quốc gia mà sẽ xảy ra, hoặc trong trường hợp được cho chấp thuận của Hội đồng Bảo an (HĐBA LHQ).
Trả lờiXóaCũng phải nói thêm rằng đây không phải lần đầu tiên Mỹ và đồng minh “bỏ qua” HĐBA LHQ khi mở chiến dịch tấn công một quốc gia có chủ quyền. Chiến dịch của Mỹ và NATO không kích Nam Tư tháng 3/1999, hay cuộc tấn công Iraq năm 2003 do Mỹ và Anh phát động, là những ví dụ điển hình.
Trả lờiXóaĐiều đáng nói hơn là cuộc tấn công vô lý nhằm vào một quốc gia có chủ quyền đã đẩy đất nước Iraq vào tình trạng bất ổn, chia năm xẻ bảy, xung đột triền miên cho tới tận bây giờ. Những gì đang diễn ra tại Syria cũng có thể là sự lặp lại của kịch bản này nếu thế giới không hành động kịp thời để ngăn chặn những mưu đồ đen tối của một nhóm lợi ích thiểu số tại Trung Đông.
Trả lờiXóa