Chiều 22-9, Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TP.HCM, đã khẳng định như trên trong cuộc gặp gỡ, trao đổi với báo chí liên quan đến một số hoạt động của lực lượng CSGT xảy ra gần đây.
Trung tá Huỳnh Trung Phong, Trưởng PC67, khẳng định người dân được quyền quay phim, ghi hình CSGT đang làm việc. Ảnh: L.THOA
Trưởng PC67 cho biết: “Việc người dân xuất hiện, giám sát hoạt động của CSGT là không vi phạm, chúng tôi không được phép cấm. Người dân có quyền theo dõi và giám sát hoạt động của CSGT, kể cả được phép quay phim, ghi hình hoạt động của các tổ công tác”.
Lãnh đạo Phòng CSGT cũng khẳng định xung quanh lực lượng thường xuyên xuất hiện "người lạ"...
Tuy nhiên, Trung tá Huỳnh Trung Phong cũng thông tin việc quay phim, ghi hình phải đảm bảo không cản trở hoạt động của lực lượng thực thi nhiệm vụ. Đơn cử, người vi phạm khi được CSGT gọi vào thì vẫn được phép quay phim nhưng khi lực lượng chức năng yêu cầu xuất trình giấy tờ thì phải thực hiện, không được nói “tôi đang quay nên không xuất trình” tức là cản trở hoạt động.
Ngoài ra, khi quay phim phải có “văn hóa ứng xử”, có xây dựng và đóng góp. Mọi phản ánh, đóng góp nên chuyển tư liệu hoặc gặp lãnh đạo để phản ánh, tránh trường hợp dùng hình ảnh xấu, cắt dán để bôi nhọ lực lượng.
“Người dân được phép quay. Chúng tôi khẳng định được phép và được quyền giám sát hoạt động của chúng tôi và chúng tôi không có quyền cấm người dân thực hiện điều đó” - vị lãnh đạo PC67 khẳng định lần nữa.
Luật sư (LS) Nguyễn Sơn Lâm, Đoàn LS TP.HCM, cho biết hiện nay không có quy định nào của pháp luật cấm người dân quay phim, chụp ảnh lực lượng CSGT đang thực hiện nhiệm vụ.
Do đó, người dân được quyền làm những gì pháp luật không cấm. Hơn nữa người dân hoàn toàn có quyền được giám sát các công việc của cán bộ nhà nước, trong đó có hoạt động công khai của lực lượng CSGT.
Cái gì cũng có giới hạn, cũng vừa vừa phải phải thôi, cậy có cái smartphone là thích quay gì thì quay, thích làm gì cũng được. Là một công dân trước hết phải tuân thủ những quy định của pháp luật, đã sai lại còn cãi cùn thật không thể chấp nhận được
Trả lờiXóaCó quay video hay không thì ai có sai phạm cũng phải bị xử lý nghiêm khắc
XóaHành động của người vi phạm giao thông kia thật không thể chấp nhận được, cần phải xử lý nghiêm hành vi sai phạm của người tham gia giao thông không thể để những thành phần không tuân thủ luật giao thông mà vẫn còn gân cổ nên cãi
Trả lờiXóaCó lẽ các anh cảnh sát giao thông đã quá hiền lành với bọn côn đồ này rồi. Gặp phải các anh cảnh sát Mẽo là thằng này xác định ăn cháo đến hết đời rồi, à mà như thế là còn may mắn đấy vì chưa phải ăn đạn là tốt lắm rồi.
XóaMột số người tham gia giao thông mặc dù chẳng hiểu gì về luật nhưng lên mấy diễn đàn nghe mấy câu chuyện xong ra vẻ như ta đây hiểu luật lắm. Khi bị xử lý thì cũng cầm máy ra quay nhưng càng quay càng cho thấy sự kém hiểu biết mà thôi
Trả lờiXóaHành động của người vi phạm luật giao thông ngày càng diễn biến theo chiều hướng tiêu cực, khi bị bắt mọi người cứ cho rằng mọi người là nhất cầm cái điện thoại quay video rồi chia sẻ trên mạng, nhưng mà mọi người cãi đâu có đúng đừng làm trò cười cho người khác như vậy
Trả lờiXóaMọi người khi tham gia giao thông khi bị yêu cầu dừng xe xử lý thì mọi người cần chấp hành theo sự hướng dẫn của CSGT. Nếu mà cảnh sát giao thông bắt sai thì mọi người hãy bình tĩnh nói để hai bên cũng hiểu không nên có thái độ gay gắt quá.
Trả lờiXóaTham gia giao thông thì phải chấp hành các quy định và công an cũng phải tuân thủ các quy định
XóaBây giờ người dân mình hơi tí là dùng điện thoại quay video trong khi lỗi sai nè nè ra mà vẫn còn ngoan cố cầm điện thoại quay không chịu hợp tác. Đối với những người như vậy thì càng phải xử lý nghiêm do không hiểu biết về luật.
Trả lờiXóaCứ thích ra vẻ mình biết luật, biết dùng smartphone cơ, giờ thì cái bản mặt hắn rộng khắp mạng xã hội để người người cười chê rồi. Sai lè ra đấy mà vẫn cứ ngoan cố chống cãi, không hợp tác với cơ quan chức năng. Nhục nhã thay.
Trả lờiXóa