 |
Những thành viên của "Văn đoàn độc lập" |
Ngày 13/3/2018,
Ban Tuyên giáo Trung ương đã gửi công văn yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục
và Đào tạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia “Văn đoàn độc lập” ra
khỏi chương trình sách giáo khoa môn học Ngữ văn mới.
Với yêu cầu
này của Ban Tuyên giáo Trung ương, những tác phẩm văn học đã đồng hành cùng bao
thế hệ học trò như “Rừng xà nu” (Nguyên Ngọc) giờ đây chỉ còn lại trong ký ức.
Âu đó cũng là việc làm cần thiết đối với những người đã cố tình bẻ cong ngòi bút,
cố tình xuyên tạc, chà đạp lên lịch sử như nhà văn Nguyên Ngọc và các thành
viên của “Văn đoàn độc lập”.
Thực sự cá
nhân tôi cảm thấy rất tiếc nuối vì những tác phẩm như “Rừng xà nu” tới đây sẽ
không còn trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, giữa Nguyên Ngọc của “Rừng xà nu” và
Nguyên Ngọc của ngày hôm nay thật sự đã khác nhau rất nhiều. Một “Rừng xà nu” hừng
hực khí thế ngày nào, một “Rừng xà nu” đã truyền lửa, truyền cảm hứng về lòng
yêu nước, tự hào dân tộc, với những giá trị nhân văn cao cả ngày nào, giờ đây
đã không còn trong con người Nguyễn Ngọc của “Văn đoàn độc lập”. Bởi vậy, việc
loại bỏ tác phẩm của những con người đã đi cố tình bẻ cong ngòi bút, xuyên tạc
lịch sử như Nguyên Ngọc và các thành viên của “Văn đoàn độc lập” là việc phải
làm và không có lựa chọn khác.

Chúng ta
không thể giáo dục, dạy dỗ cho con cháu các tác phẩm của những con người đã tự
mình làm vấy bẩn lên tâm hồn và nhân cách. Không thể dạy dỗ, giáo dục cho con
cháu những tác phẩm của những con người đang cố tình xuyên tạc, xúc phạm lịch sử,
chống phá Đảng, Nhà nước. Chúng ta chỉ có thể giáo dục cho con cháu lòng yêu nước,
tự hào dân tộc và những giá trị nhân văn cao cả, chứ không thể để tâm hồn con
cháu chúng ta bị vấy bẩn bởi những con người đang tự mình làm xấu đi hình ảnh,
nhân cách được.
Cái gọi là
“Văn đoàn độc lập”, với những cây bút như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn,
Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn
Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu
Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên... một lần nữa đang phải trả giá cho những
việc làm sai trái, đi ngược lại với lợi ích chung của cộng đồng của mình. Đó thực
sự là một cái giá quá đắt cho những người đã tự mình bẻ cong đi ngòi bút.
Khai Tâm
Cái gọi là “Văn đoàn độc lập”, với những cây bút như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên... một lần nữa đang phải trả giá cho những việc làm sai trái, đi ngược lại với lợi ích chung của cộng đồng của mình. Đó thực sự là một cái giá quá đắt cho những người đã tự mình bẻ cong đi ngòi bút.
Trả lờiXóaCó thể thấy rằng, việc lựa chọn những tác phẩm đưa vào Chương trình Sách giáo khoa trong chương trình giáo dục đối với học sinh là vô cùng quan trọng, việc này giúp nâng cao chất lượng giáo dục hệ phổ thông. Những tác phẩm được đưa vào Chương trình Sách giáo khoa phải là những tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu thể hiện, đạo đức lối sống tốt đẹp, giáo dục mọi người lòng yêu quê hương đất nước...
Xóađây là một điều hoàn toàn đúng đắn , những nhà văn cực đoan này với những tác phẩm của họ thì phải nên loại bỏ đi , không thể để 1 kẻ chống phá đất nước mà lại tồn tại những tác phẩm như thế đưcọ
XóaKhông thể chấp nhận đượcnhững hành động sỉ nhục , phỉ báng vào những anh hùng dân tộc, phủ nhận những công lao to lớn của các thế hệ cha ông đi trước. Thật buồn cho những cây bút từng là một thời phục vụ Đảng và Nhà nước, giờ đến lúc già thì lại quay lưng chống phá, phản bội dân tộc, sự tha hóa nhân cách.
XóaNgày 13/3/2018, Ban Tuyên giáo Trung ương đã gửi công văn yêu cầu Ban cán sự đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia “Văn đoàn độc lập” ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn học Ngữ văn mới.
Trả lờiXóaVì muốn trả thù Đảng do bất mãn mà Nguyên Ngọc không kiềm nổi chính mình đã điên cuồng làm những hành vi sai trái cho nó ra sao thì ra, ông vội quên đi những dòng viết còn chưa ráo mực của ông rằng :“Ngày xưa, người đối với người coi nhau như thú dữ, bây giờ có Đảng, có chính phủ, có cán bộ… người với người mới tin nhau, giúp nhau như thể anh em một nhà vậy. Đó là bản chất của Chủ nghĩa xã hội đấy, chúng ta đấy bà con ạ…”. ( xem Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng, khi ông viết về vùng cao Mèo Vạc) .
XóaĐã từng ngưỡng mộ cái khí phách của Đất nước đứng lên, của Rừng xà nu bao nhiêu thì giờ đây lại càng phẫn nộ trước quan điểm và hành động của Nguyên Ngọc bấy nhiêu... Ông đang giẫm đạp lên tuổi trẻ và lý tưởng của bản thân và chính những người đồng chí, đồng đội của mình. Cần phải loại bỏ những tác phẩm có những hạt sạn như này ra khỏi chương trình giáo khoa
XóaThử hỏi, những thành viên của "văn đoàn" ấy có xứng đáng với cụm danh từ "văn nghệ sĩ" hay không? Bởi văn nghệ sĩ là những người làm ra cái đẹp, tạo ra những món ăn tinh thần cho nhân dân, chứ không phải là những kẻ đầu độc nhân dân bằng chính ngòi bút bị bẻ cong của mình. Việc rút những tác phẩm này nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
XóaNguyên Ngọc của “Rừng xà nu” và Nguyên Ngọc của ngày hôm nay thật sự đã khác nhau rất nhiều. Đã từng hâm mộ nhà văn Nguyên Ngọc người đã truyền lửa cho biết bao thế hệ với giọng văn hào hùng vậy mà chẳng còn một Nguyễn Ngọc ấy nữa. Tiếc lắm.
Trả lờiXóaTại sao hồi trước biên tập thì lại không để ý đến chi tiết này nhỉ? Bây giờ có người ý kiến mới chấp nhận để rút những tác phẩm này ra khỏi hệ thống giảng dạy phổ thông. Dù muộn nhưng còn hơn là không bao giờ.
XóaCũng đúng thôi, chứ chẳng nhẽ khi viết bài về những tác phẩm đó thì một mặt vừa ca ngợi tinh thần tác phẩm, mặt khác lại chỉ trích sự thoái hoá, biến chất của tác giả hay sao? Chính tác giả đã giết chết sức sống của tác phẩm. Cần phải dập chúng ngay từ trong trứng nước chứ không thể để đến phôi thai
XóaMột trong những hành động của chúng là lợi dụng những giá trị tinh thần văn học nghệ thuật để có những tư tưởng và lời lẽ xấu chống chế độ, cho nên bộ giáo dục cần có những quyết định cho đúng về vấn đề tác phẩm và giảng dạy. Tiếc cho những nhân tài, tiếc cho những tác phẩm đã từng là khí thế của con người Việt Nam qua hai thời kì chống Pháp và chống Mỹ... nhưng từng đó năm nhân nhượng là đủ rồi, đã đến lúc loại bỏ những thứ không còn xứng đáng
XóaĐọc kĩ tuyên bố vận động của Nguyên Ngọc, thông qua những gì bản tuyên bố liệt kê và phát biểu của ông Phạm Xuân Nguyên, người ta dễ dàng hiểu ra mục đích chính của nó là để đối lập với Hội nhà văn Việt Nam, và dĩ nhiên nó không muốn chịu sự quản lý của chính quyền. Và thật đáng buồn khi nhà văn Nguyên Ngọc đã không còn là nhà văn của ngày xưa nữa rồi.
Trả lờiXóaCác thế hệ trước có câu Có tài mà không có đức thì cũng vô dụng quả là không sai... Nguyễn Trung Thành chẳng nhẽ đã quên cái khí thế và tinh thần yêu nước năm nào khi ông cùng xông pha chiến trường, khi ông dựng nên hình tượng những anh hùng Núp, những Tnú? Chẳng nhẽ ông đã quên tuổi trẻ của ông, đồng đội của ông đã từng chiến đấu, hi sinh thế nào?
XóaGiới văn nghệ sỹ là những người có trình độ cao, nhưng nhiều người lại có tư tưởng tự mãn, luôn cho rằng với tài năng của mình phải được vào vị trí nọ, vị trí kia mà không chịu cống hiến, phục vụ đất nước. Đến khi không được vào những vị trí mong muốn lại sinh ra tư tưởng bất mãn, quay ra chống lại Đảng và Nhà nước. Đây cũng là bài học để cho những tác giả của những tác phẩm hay rút kinh nghiệm vấn đề
XóaTuyên bố thành lập “Văn đoàn độc lập” Nguyên Ngọc đưa ra cái lý do:”Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc. Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình…”
Trả lờiXóaĐiều đặc biệt là giới văn nghệ sỹ này được những kẻ chống phá đất nước triệt để lôi kéo và dụ dỗ , chúng nó dựa vào những tiêu cực của xã hội, những vấn đề nhạy cảm để kích động những văn nghệ sỹ sáng tác những tác phẩm có nội dung chống Đảng, chống Nhà nước, phê phán thái quá những mặt trái và yếu kém của xã hội để làm giảm niềm tin của dân và chế độ.
XóaGiới văn nghệ sỹ vốn có đặc điểm tâm lý có lòng tự tôn cao, luôn muốn được tôn trọng, diễn biến tâm lý của họ vô cùng phức tạp nên nhà nước cần quản lý chặt chẽ đối tượng này để kịp thời giải quyết tâm tư nguyện vọng chính đáng tránh để họ rơi vào bất mãn. Thế nhưng cần phải nhận thức đúng vẫn đề chứ đừng vì cái tôi mà rơi vào con đường sai trái
XóaDù chưa có văn bản nào của Nhà nước cấm BVĐ Văn đoàn độc lập hoạt động nhưng đây cũng là tổ chức không có tư cách pháp nhân và luôn công kích Nhà nước, sẵn sàng khước từ mọi quyền lợi của nhà nước. Vậy thì nhà nước hoàn toàn có quyền rút tên họ khỏi chương trình Ngữ văn để chọn các tác giả phù hợp với chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước hơn.
Trả lờiXóaHiện nay giới văn nghệ sỹ bị lôi kéo mua chuộc cũng khá nhiều nên cần chú ý các đối tượng này. Đặc biệt cần quản lý chặt truyền thông đại chúng không để những tin tức không chính xác được đưa lên nữa nếu không sẽ rất dễ gây tác động tâm lý theo hướng tích cực. Cần phải loại bỏ ngay để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến con người và xã hội.
XóaTôi nghĩ rằng muốn theo đuổi đam mê văn học thì sao lại không đường đường chính chính lập hội và đăng ký với chính quyền chứ, độc lập ở đây là có ý gì, tôi còn nghi ngờ huống gì chính quyền. Muốn được tôn trọng thì bản thân phải biết tôn trọng người khác đã, hãy có cách nhìn một cách khách quan chính xác biết phân biệt đúng sai để xứng tầm với trình độ của mình
XóaVới những tác giả đang bị suy thoái về tư tưởng nhận thức, có những lời nói và hành động đi ngược lại truyền thống dân tộc, trái với chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước thì những học sinh phổ thông sẽ nghĩ như thế nào và chắc chắn những điều này sẽ ảnh hưởng xấu, tiêu cực tới nhận thức và tương lai của các bản thân các em, của gia đình và xã hội.
Trả lờiXóaTrong thời chiến họ có thể là anh hùng nhưng khi hòa bình được lập lại, kinh tế thị trường ngày càng phát triển, xã hội có nhiều cám dỗ, nếu k giữ vững được bản lĩnh thì ắt hẳn họ sẽ thoái hóa về tư tưởng đạo đức.Vì vậy chúng ta cần có bản lĩnh, tư tưởng lập trường vững vàng. Đáng sợ những bài văn phản động, có tính chất tập chung xoáy sâu vào mặt trái, tiêu cực của xã hội lại làm đề thi, lại là cái mà học sinh học tập
XóaViệc rút rút toàn bộ tác phẩm của tác giả tham gia tổ chức "Văn đoàn độc lập" ra khỏi chương trình sách giáo khoa môn học Ngữ Văn mới là hoàn toàn hợp lý. Quyết định này của Ban Tuyên giáo sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Việt Nam. Đáng buồn cho những nhà văn này, từng một thời là cây bút chiến đấu, bây giờ lại có những tư tưởng sai trái, lệch lạc, giờ cái giá của họ là những bài văn bị bài trừ
Trả lờiXóaBạn nói đúng, phải rút hết các tác phẩm không có tính giáo dục ra khỏi sách giáo khoa
XóaVăn đoàn độc lập nghe như kiểu tự lực văn đoàn ấy nhỉ. Mà trong nhóm tác giả này, hình như chỉ có Nguyên Ngọc là có tác phẩm còn được học trong sách giáo khoa thôi hay sao. Haiz, tiếc cho một tác gia tài giỏi, Rừng xà nu của bác rất hay nhưng giờ đây, bác lại đang đạp đổ những gì mình đã gây dựng. Việc rút hay không là vđ của bộ gd, chứ các e hs bây giờ cũng ko có xót xa hay thương tiếc gì đâu.
Trả lờiXóanếu trước đây những tác phẩm của Nguyên Ngọc, Đỗ Trung Quân được các thế hệ học sinh biết đến và biết về hai tác giả này là những người yêu nước, thì giờ đây mọi thứ đã thay đổi, hai tác giả này đã có những biểu hiện suy thoái về tư tưởng, có những hành động xuyên tạc cản trở sự phát triển của đất nước thì việc rút các tác phẩm của những con người này ra khỏi sách giáo khoa là điều đương nhiên phải làm, dù tác phẩm đó có hay đến mấy đi nữa
Trả lờiXóaQ
Trong nhóm tác giả này, hình như chỉ có Nguyên Ngọc là có tác phẩm còn được học trong sách giáo khoa thôi hay sao. Haiz, tiếc cho một tác gia tài giỏi, Rừng xà nu của bác rất hay nhưng giờ đây, bác lại đang đạp đổ những gì mình đã gây dựng. Việc rút hay không là vđ của bộ gd, chứ các e hs bây giờ cũng ko có xót xa hay thương tiếc gì đâu.
Trả lờiXóaUi dồi rút thì hạnh phúc quá, các học sinh lại bớt đi một bài ôn thi, đấy là phản ứng mà Nguyên Ngọc và nhóm văn nghệ sĩ độc lập gì đó có khả năng nhận được khi tác phẩm của mình bị rút khỏi sách giáo khoa. Tuy hơi phũ, nhưng đừng nghĩ mình là ai trong nền văn học VN, tự các bác quay lung vs đất nước thì bị rút cũng là điều dễ hiểu thôi.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, không thể để các tác phẩm có nội dung xấu độc trong sách giáo khoa được
Xóa“Văn đoàn độc lập” là một tổ chức bất hợp pháp do Nguyễn Ngọc – một nhà văn thoái hóa biến chất, với những bài viết xuyên tạc lịch sử, đả kích chế độ, “tự tuyên bố” thành lập vào ngày 3/3/2014. Đây có thể nói là một trong những địa điểm lui tới của những cây bút “chống cộng” khét tiếng như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên,… Để cho tác phẩm của những người như vậy vào sách giáo khoa thì khi đọc phần giới thiệu về tác giả biết nói với các em học sinh thế nào, chẳng lẽ nói rằng đây là tác phẩm của một kẻ phản bội, quay lưng lại với lý tưởng của mình hay sao???
Trả lờiXóaĐiều đáng chú ý là trong thành phần ô hợp của các gọi là BVĐ thành thập Văn đoàn độc lập này có những cái tên mà dư luận xã hội thường lên án vì chuyên vu cáo, xuyên tạc hoặc đả kích chế độ như: Hà Sĩ Phu Nguyễn Quang Lập, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Huệ Chi…Có lẽ việc để những nhân vật tai tiếng trong "Văn đoàn" này là một trò câu viu, liên kết trong ngoài hoặc quảng bá thương hiệu với giới zân chủ hải ngoại. Tham gia cái tổ chắc như vây liệu có xứng đáng được xuất hiện trong sách giáo khoa?
XóaĐối với những tổ chức hại nước hại dân như “Văn đoàn độc lập” thì không cần Nhà nước phải công bố, thông báo thì bản thân người dân cũng hiểu rõ vậy nên khi Ban Tuyên giáo có quyết định này thì đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của quần chúng, dư luận. Và xin được nói thêm việc loại bỏ những tác phẩm này không phải là nhỏ nhen như cách Phạm Đình Trọng đã nói, thậm chí đây còn là một hành động thiết thực, ý nghĩa, đó là giúp dân loại bỏ những văn nghệ sĩ thoái hóa biến chất làm ô uế nền văn học, loại đi những kẻ vì những đồng tiền dơ bẩn của ngoại bang, cam tâm bẻ cong ngòi bút, bán rẻ dân tộc.
Trả lờiXóaCũng như rất nhiều thứ tổ tò vò khác, đối với tổ chức này, chúng ta cũng không còn lạ lùng gì bản chất của nó khi mà đoàn kết, nhất trí thì ít mà đấu đá thì nhiều. Mới đây, nhóm này còn đăng đàn phản đối việc Ban Tuyên giáo Trung ương đã có công văn chính thức gửi Ban cán sự Đảng của Bộ Giáo dục và đào tạo rút những tác phẩm của các tác giả nêu trên ra khỏi danh mục Sách giáo khoa. Suy cho cùng đó cũng chỉ là tiếng nói lạc lõng, không phù hợp với xu thế vận động của dân tộc.
XóaCó thể những tác phẩm như Rừng xà nu, Đất nước đứng lên vẫn còn nguyên giá trị, còn nguyên tinh thần yêu nước, hừng hực khí thế cách mạng của nó nhưng cha đẻ của nó đã biến chất, không còn xứng đáng với nó nữa. Không ai nghĩ rằng, một Nguyên Ngọc nổi tiếng một thời viết ra những áng văn đậm chất cách mạng như thế lại có thể là người “trở cờ” khi thay mặt 61 nhà văn khác (trong đó có những cá nhân cũng nổi tiếng không kém như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng, Phạm Xuân Nguyên, Lưu Trọng Văn, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên, Ý Nhi… thành lập ra cái gọi là “Văn Đoàn độc lập” để đối chọi với “Hội nhà văn Việt Nam”, thật đáng tiếc và cũng đáng buồn.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, quá buồn về cái gọi là "Văn đoàn độc lập" này
XóaXét dưới khía cạnh pháp lý, BVĐ Văn đoàn Độc lập là tổ chức bất hợp pháp, được lập ra để tấn công vào chế độ chính trị của đất nước. Vì điều đó, nhà nước không chấp nhận các tác phẩm của họ trong cơ cấu chương trình môn học dùng giáo dục thế hệ tương lai. Và vì đây là một tổ chức phản động, có liên hệ chặt chẽ với tổ chức khủng bố Việt Tân nên người dân không chấp nhận cho con em của họ học theo những kẻ chống phá đất nước.
Trả lờiXóaNgay từ khi Ban vận động Văn đoàn Độc lập Việt Nam mới được thành lập, nhiều nhà giáo, trí thức nổi tiếng và đông đảo người dân đã lên tiếng đòi các cơ quan chức năng vào cuộc, yêu cầu phải loại bỏ các tác phẩm của các thành viên BVĐ ra khỏi sách giáo khoa. Việc lựa chọn các tác phẩm chất lượng của các tác giả xứng đáng hơn để đưa vào sách giáo khoa cũng đang được xem xét. Thực tế này cho thấy, Việt Nam không thiếu người tài đức, có tâm với đất nước, đồng thời cũng cho thấy động thái kiên quyết của nhà nước trong ứng xử với những phần tử tha hóa, biến chất.
Trả lờiXóaĐã muốn lập ra một thứ lạc loài, đi ngược lại sự phá triển của dân tộc thì còn ham hố được đưa vào sách giáo khoa làm gì? Đọc kĩ tuyên bố vận động của Nguyên Ngọc, thông qua những gì bản tuyên bố liệt kê và phát biểu của ông Phạm Xuân Nguyên, người ta dễ dàng hiểu ra mục đích chính của nó là để đối lập với Hội nhà văn Việt Nam, và dĩ nhiên nó không muốn chịu sự quản lý của chính quyền. Cái từ "Độc lập" có ý muốn tách ra khỏi sự quản lý của nhà nước và nó chỉ ra mục đích đen tối của những người đứng ra vận động thành lập "Văn đoàn độc lập Việt Nam"
Trả lờiXóaThật nực cười, khi chính các nhà văn ăn cơm nhà nước, ở nhà của nhà nước và làm việc cho nhà nước lại có thể phủ nhận sạch trơn những gì ông cha ta và ngay chính họ đã làm cho nền văn hóa của dân tộc. Tại sao họ lại nhố nhăng tới mức quay lưng lại với lịch sử, và phủ nhận sạch trơn thành quả lao động nghệ thuật của biết bao thế hệ trước đó? Những kẻ mà có thể coi là đã phản bội như vậy liệu có xứng đáng được đưa tác phẩm của mình vào sách giáo khoa?
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như vậy đó
XóaCó thể nói rằng, trong mỗi chúng ta ai cũng có một tuổi thơ và góp phần cho nét tươi đẹp cho tuổi thơ mỗi người không thể thiếu được những tác phẩm văn học mà chúng ta còn học thời phổ thông. Những tác phẩm văn học này đều đến từ các học giả là những nhà văn nổi tiếng, quen thuộc với chúng ta bấy lâu nay như “Quê hương” của Đỗ Trung Quân, “Đất nước đứng lên” hay “Rừng xà nu” của Nguyên Ngọc… đều là những tác phẩm hay thể hiện tình yêu quê hương đất nước, con người Việt Nam mà mỗi chúng ta đều có thể “thẩm thấu” được. Nhưng chúng ta biết nói sao với con cháu về tác giả của những tác phẩm đó nếu để trong sách giáo khoa, lẽ nào nói rằng giờ họ đã phản bội lại đứa con tinh thần của họ rồi, đã không còn tình yêu nước và khí thế cách mạng đó nữa???
Trả lờiXóađó là điều mà nhân dân việt nam đang trông đợi ở cơ quan quản lý nhà nước bởi các tác phẩm đó không mang lại điều tốt đẹp về nhân văn con người và giáo dục lòng yêu nước, trái lại chỉ gieo rắc những tư tưởng nhân sinh quan xấu cho học sinh.
Trả lờiXóa