Một lần nữa vấn đề có hay
không kiểm soát súng đạn ở Mỹ lại nóng hơn bao giờ hết, nhất là sau vụ xả súng
kinh hoàng tại một trường học ở Parland, bang Florida của Mỹ ngày 14/2.
Trước đó, truyền thông đã đưa
tin, một vụ xả súng kinh hoàng đã xảy ra vào khoảng trước 3 giờ chiều ngày 14/2
(theo giờ địa phương) tại trường phổ thông Stoneman Douglas ở Parkland (bang Florida,
Mỹ), cách Miami khoảng 72km về phía bắc. Vụ xả súng đã làm 17 người chết và khoảng
50 người bị thương. Nghi phạm sau đó bị bắt giữ là Nicolas Cruz, 18 tuổi, một cựu
học sinh của trường đã bị đuổi học vì vi phạm kỷ luật. Theo thống kê của
Guardian, đây là vụ xả súng thứ 9 ở Mỹ kể từ đầu năm 2018 đến nay.
Vụ xả súng kinh hoàng này một
lần nữa khiến giới chức Mỹ không thể ngồi yên. Một lần nữa vấn đề có hay không
kiểm soát súng đạn ở Mỹ lại nóng hơn bao giờ hết. Ngày hôm nay, học sinh trung
học trên khắp nước Mỹ bỏ học, đổ về thủ phủ các tiểu bang và thủ đô Washington
DC yêu cầu cải cách luật kiểm soát súng. Nhiều em học sinh từ ngoại ô bang
Maryland kéo về tòa nhà Quốc hội tại Washington DC, trong khi học sinh, sinh
viên ở Florida quy tụ tại thủ phủ Tallahassee. Tại các địa điểm khác trong bang
Florida, học sinh bỏ lớp, hô vang khẩu hiệu "Các người thật đáng xấu hổ".
Trong khi đó, một nhóm thanh
niên và hàng trăm người ủng hộ đã tổ chức biểu tình ở khu vực Nhà Trắng nhằm
gây áp lực lên giới lập pháp về việc kiểm soát chặt hơn việc sở hữu súng đạn.
Các cuộc tuần hành phản đối việc giới chức trách Mỹ chần chừ ban hành một luật
kiểm soát súng đạn mới đã nổ ra sau khi vụ xả súng kinh hoàng ở Parkland. Theo
truyền thông Mỹ, làn sóng phẫn nộ của học sinh, giáo viên đang diễn ra trên
toàn quốc nhằm kêu gọi Tổng thống Donald Trump và các nhà lập pháp thắt chặt
các biện pháp kiểm soát súng, vốn bị trì hoãn từ lâu.
 |
Biểu tình trước Nhà Trắng kêu gọi kiểm soát súng đạn |
Hôm nay, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc gặp để lắng
nghe ý kiến từ học sinh và gia đình của nạn nhân các vụ xả súng tại trường học ở
bang Florida. Tại cuộc gặp này, ông Trump một lần
nữa nhấn mạnh sẽ có các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nhân thân người sử dụng
súng và có thể cân nhắc ý tưởng bí mật trang bị vũ khí cho giáo viên. Việc hướng
dẫn cách thức sử dụng súng để phòng vệ cho khoảng 20% số giáo viên sẽ giúp họ
phản ứng kịp thời trước các tình huống xả súng trước khi cảnh sát có mặt. Trước
đó, chính phủ Mỹ cũng cho biết đang cân nhắc dự luật tăng độ tuổi được phép mua
súng trường tấn công AR-15 từ 18 lên 21 tuổi.
Tuy nhiên, vấn đề có nên trang bị súng cho giáo viên
theo ý tưởng của ông Donald Trump lại đang nhận được rất nhiều tranh cãi. Ông
Scott Israel, cảnh sát trưởng của địa hạt bao gồm Parkland, cho rằng các cảnh
sát được huấn luyện có thể mang súng tại khuôn viên trường học, nhưng ông phản
đối việc trao súng cho giáo viên. Ông Israel nói: “Tôi không tin rằng giáo viên
nên được trang bị vũ khí. Tôi tin rằng giáo viên chỉ nên dạy học".
Dư luận Mỹ hiện có nhiều chỉ
trích Tổng thống Donald Trump và giới lập pháp của đảng Cộng hòa - giới chính
trị được cho là có quan hệ mật thiết với Hiệp hội Súng trường quốc gia Mỹ
(NRA). Đây vốn là hiệp hội có tiếng nói trên chính trường Mỹ khi quy tụ số lượng
hội viên lớn, sẵn sàng đóng góp mạnh tay trong các cuộc bầu cử Mỹ. Nhiều năm
qua, NRA luôn cương quyết chống lại mọi hình thức kiểm soát súng đạn. Trước
đây, Tổng thống Barack Obama cũng nhiều lần nỗ lực thúc đẩy thông qua dự luật
kiểm soát súng đạn tại Mỹ, song đều thất bại trong bối cảnh đảng Cộng hòa chiếm
đa số ghế trong Quốc hội.
Theo nhóm vận động kiểm soát
súng đạn Everytown for Gun Safety, nước Mỹ đã phải đối mặt với tổng cộng 18 vụ
xả súng trường học chỉ trong chưa đầy 2 tháng đầu năm 2018. Bạo lực súng đạn đã
cướp đi sinh mạng của 90 người Mỹ mỗi ngày. Hiện việc mua bán và sử dụng vũ khí
tại nhiều bang ở Mỹ vẫn diễn ra mà không cần thông qua bất kỳ sự rà soát nào về
lý lịch cũng như tiền sử tâm lý.
Liệu Tổng thống Donald Trump
có tăng cường các biện pháp kiểm soát súng đạn sau sự kiện này? Câu hỏi đó rõ
ràng rất khó để trả lời bởi những lợi ích to lớn mà ngành công nghiệp súng đạn
mang lại cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, một lần nữa nước
Mỹ lại chia rẽ sâu sắc về việc có hay không kiểm soát súng đạn.
Tuệ Minh
Liệu Tổng thống Donald Trump có tăng cường các biện pháp kiểm soát súng đạn sau sự kiện này? Câu hỏi đó rõ ràng rất khó để trả lời bởi những lợi ích to lớn mà ngành công nghiệp súng đạn mang lại cho nền kinh tế Mỹ. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, một lần nữa nước Mỹ lại chia rẽ sâu sắc về việc có hay không kiểm soát súng đạn.
Trả lờiXóaMột lần nữa vấn đề có hay không kiểm soát súng đạn ở Mỹ lại nóng hơn bao giờ hết.
Trả lờiXóaĐất nước của các bạn không phải là một đất nước, không có văn hoá, không độc lập, không tự do, không chủ quyền, không biên giới…Các bạn là tập hợp của 1% những tên giàu có mất nhân tính, cộng với 99% những con robot bằng xương bằng thịt. Ăn công nghiệp, ngủ công nghiệp, đi công nghiệp, ở công nghiệp, làm công nghiệp, giải trí công nghiệp và chết cũng công nghiệp nốt…
Trả lờiXóaCác nhóm muốn kiểm soát súng đạn, được sự hậu thuẫn của các nhà hảo tâm giàu có như cựu Thị trưởng thành phố New York Michael Bloomberg, đã hoạt động có tổ chức hơn trong những năm gần đây và đang vươn lên thành đối trọng với quyền lực chính trị của NRA. Nhưng chừng nào các nhóm ủng hộ súng đạn còn giành được thắng lợi về lập pháp và bầu cử thì họ vẫn còn “làm vương, làm tướng” ở “Xứ cờ hoa”.
Trả lờiXóaDo quá nhiều người Mỹ sở hữu súng, ngành công nghiệp súng đạn có ảnh hưởng chính trị vô cùng to lớn. Hiệp hội Súng trường Mỹ (NRA), đại diện ngành công nghiệp súng đạn, là một trong những tổ chức vận động hành lang hùng mạnh và giàu thế lực nhất nước Mỹ. Cứ sau mỗi vụ xả súng, NRA mở chiến dịch vận động ủng hộ súng đạn. vậy nên những ai nói chính phủ mỹ vì người dân thì nên xem lại
Trả lờiXóaTự do thì tự do, nhung giữ súng đạn trong người mà có hiềm khích với ai đó hoặc buồn đời lấy súng gây nguy hiểm tính mạng cho người khác... Như vậy cuộc sống của người dân có khỏi phập phòng khi ra đường hay không?
Trả lờiXóaNhư Việt Nam không đợi tới có súng mà dụng cụ gây sát thương cũng không cho mang bên người.... Như vậy mới an tâm...
Tự do, dân chủ" là sẵn sàng bắn, giết chết người khác chỉ vì mình cảm thấy "có nguy cơ bị đe dọa" ư ?
Trả lờiXóaSẵn sàng giết chết người khác chỉ vì quyền lợi cá nhân ? Năm 2016, 16 người da màu không vũ trang bị cảnh sát bắn chết. Những vụ tấn công nhằm vào người da màu trong thời gian gần đây đã dẫn tới sự thành lập của tổ chức Black Lives Matter (tạm dịch: Người da màu đáng được sống). Tổ chức này đã cùng với nhiều nhóm vận động xã hội khác tổ chức biểu tình rầm rộ ở các thành phố lớn của Mỹ. BLM kêu gọi các cảnh sát cần có trách nhiệm hơn trong việc sử dụng súng và yêu cầu cảnh sát ngừng tuần tra trong các khu dân cư nghèo. Đấy là nhân quyền đấy, các cháu cuồng Mỹ đớp đi