 |
HĐXX trong vụ án Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm cố ý làm trái và tham ô tài sản xảy ra tại PVN và PVC là một trong những phiên tòa đầu tiên áp dụng BLTTHS 2015 |
Có lẽ chỉ trong thời gian ngắn
nữa, các đối tượng trong vụ án Nguyễn Văn Đài và đồng phạm hoạt động nhằm lật đổ
chính quyền nhân dân sẽ được đưa ra xét xử. Trước thời điểm diễn ra phiên tòa
xét xử các đối tượng trong vụ án này, trang Bauxite Việt Nam đã đăng tải bài viết
có tiêu đề “Trước phiên tòa sơ thẩm hình sự vụ án Hội Anh em dân chủ: Chính quyền
có dễ bị lật đổ” của tác giả Trúc Giang - Trần Thành (https://boxitvn.blogspot.com/search?updated-max=2018-02-25T02:25:00%2B07:00&max-results=10).
Trong bài viết này, sau khi
đưa những lập luận kiểu như “trong vụ án hình sự, công tố viên phải có gánh nặng
chứng minh các sự kiện, và chứng cứ của họ vượt quá nghi ngờ hợp lý để buộc tội
bị cáo. Tòa án đòi hỏi tiêu chuẩn này vì việc buộc tội một người rất quan trọng,
và đòi hỏi bằng chứng khá chắc chắn để có thể áp dụng trách nhiệm hình sự tước
đi những tự do của bị cáo”; “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã
hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ
sở, địa phương và cả nước”; Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý
nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến,
kiến nghị của công dân”; “Nếu tiếp tục đồng ý chuyện lãnh đạo cao nhất ở Việt
Nam là Bộ Chính trị, thì xem ra phiên tòa liên quan Điều 79 Bộ luật Hình sự đối
với các ông bà trong vụ án “Hội Anh em dân chủ”, cần tôn trọng Nghị quyết số
49/NQ-TW về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 của Bộ Chính trị. Theo đó,
trách nhiệm chứng minh tội phạm của tòa án ở phiên tòa sắp tới đây sẽ không còn
nữa, mà trách nhiệm này thuộc chức năng của cơ quan điều tra và viện kiểm sát”...
Tác giả bài viết này đã đề nghị rằng, “nếu thực sự ông Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng không chỉ giỏi “gom củi đốt lửa”, mà còn biết “trồng rừng một cách tử tế”,
thì ông nên sớm có chỉ thị theo hướng toà án không có trách nhiệm chứng minh tội
phạm như lâu nay nữa”.
Vậy, có nên bỏ quy định tòa
án có trách nhiệm chứng minh tội phạm theo quy định của pháp luật hiện hành
theo đề nghị của Trúc Giang - Trần Thành?
Điều 10, Bộ luật Tố tụng hình
sự của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2015 quy định nguyên tắc xác định sự thật
của vụ án như sau: “Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến
hành tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình
vô tội”. Như vậy, theo quy định này trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về
các cơ quan tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án).
Thực chất quy định trên không
thuộc nội dung nguyên tắc xác định sự thật của vụ án mà thuộc về nội dung của
nguyên tắc suy đoán vô tội. Bởi vì, cùng với việc khẳng định không thể bị coi
là có tội khi chưa có bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì cũng
có nghĩa thừa nhận người bị buộc tội không có nghĩa vụ phải chứng minh sự vô tội
của mình. Để xác định một người là người phạm tội, trên cơ sở đó truy cứu, áp dụng
trách nhiệm hình sự, các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm
sát, Tòa án) phải chứng minh được người đó là người thực hiện hành vi bị Luật
hình sự coi là tội phạm. Nếu không chứng minh được một người đã thực hiện tội
phạm thì không thể kết tội người đó.
Chúng ta biết rằng, quá trình
chứng minh trong tố tụng hình sự là một vấn đề phức tạp, vừa mang tính lý luận,
tính thực tiễn, đồng thời có tính quyết định trong việc xác định sự thật khách
quan của vụ án hình sự. Việc nhận thức đúng và đầy đủ lý luận về chứng cứ nói
chung trong đó có quá trình chứng minh trong vụ án hình sự, sẽ bảo đảm cho hoạt
động của các cơ quan tiến hành tố tụng trong các giai đoạn điều tra, truy tố,
xét xử được khách quan chính xác, không để lọt tội phạm, không làm oan, sai đối
với người vô tội.
Đặc biệt, tại phiên tòa, hoạt
động kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, sử dụng chứng cứ, để chứng minh có
hay không có hành vi phạm tội như cáo trạng của Viện Kiểm sát đã truy tố của Hội
đồng xét xử (HĐXX) là hết sức quan trọng. Hoạt động này là căn cứ để HĐXX khẳng
định được rằng tội phạm đã xảy ra, xác định được con người cụ thể đã thực hiện
tội phạm và họ phải chịu trách nhiệm về hành vi đã thực hiện, từ đó tuyên một bản
án kết tội với một con người cụ thể kèm theo là những hình phạt tương ứng hoặc
tuyên một người không phạm tội và trả tự do cho họ. Nếu việc kiểm tra chứng cứ,
đánh giá chứng cứ, sử dụng chứng cứ để chứng minh tội phạm của HĐXX không bảo đảm
tính khách quan, chính xác sẽ là nguyên nhân dẫn đến oan sai trong hoạt động
tố tụng. Do vậy, việc kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, sử dụng chứng cứ để
chứng minh tội phạm trong tố tụng hình sự của các Cơ quan tiến hành tố tụng nói
chung và của HĐXX nói riêng rất quan trọng.
Ngoài việc kiểm tra chứng cứ,
đánh giá chứng cứ do Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thu thập, để bảo đảm
tính khách quan, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 đã quy định tại Điều 252 về việc
Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ. Quy định này cũng giúp cho hoạt động
kiểm tra chứng cứ, đánh giá chứng cứ, sử dụng chứng cứ của HĐXX khi chứng minh
tội phạm được khách quan và toàn diện hơn.
Do đó, việc pháp luật hiện
hành quy định trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tố tụng là
hoàn toàn phù hợp. Đúng là Tòa án có chức năng xét xử, nhưng khác với các nước
theo mô hình tố tụng tranh tụng, trong đó bên buộc tội và gỡ tội tranh tụng về
những vấn đề liên quan để chứng minh hay bác bỏ tội phạm của phía bên kia,
trong đó, Tòa án không tham gia vào bên buộc tội hay bên gỡ tội mà đứng giữa những
người trọng tài phân xử. Ở Việt Nam, mô hình tố tụng là mô hình thẩm vấn. Tại
phiên tòa, Tòa án tham gia vào việc thẩm vấn bị cáo và những người tham gia tố
tụng, áp dụng những biện pháp do pháp luật quy định để chứng minh làm rõ bị cáo
phạm tội hay không phạm tội; nếu phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào
của Bộ luật hình sự. Trên cơ sở đó, Tòa án mới ra phán quyết, kết tội, quyết định
hình phạt đối với họ. Như vậy, theo pháp luật tố tụng hình sự nước ta, Tòa án
cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm.
Vấn đề là ở chỗ đó xin thưa
hai vị tác giả Trúc Giang và Trần Thành.
Khai
Tâm
Trang Bauxite Việt Nam là một trong các trang thường xuyên đăng các bài viết với nội dung xuyên tạc, kích động và vu cáo cho chính quyền. Mọi người dân cần cảnh giác đối với thông tin mà trang Bauxite Việt Nam đăng tải, tránh bị những kẻ xấu đó lôi kéo vào con đường vi phạm pháp luật.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như bạn
XóaKhông biết hai kẻ Trúc Giang - Trần Thành viết bài “Trước phiên tòa sơ thẩm hình sự vụ án Hội Anh em dân chủ: Chính quyền có dễ bị lật đổ” trên trang Bauxite Việt Nam có chút hiểu biết gì về pháp luật không mà nổ như thật.
Trả lờiXóaNhững thông tin đưa trên trang Bauxite Việt Nam đều là những thông tin không chính xác, các cơ quan chức năng cần có hình thức xử lý phù hợp đối với những đối tượng sử dụng trang Bauxite Việt Nam để công kích, tuyên truyền những thông tin không chính xác về Việt Nam.
Trả lờiXóaBộ Thông tin và Truyền thông cần chỉ đạo các cơ quan chức năng ngăn chặn những thông tin xuyên tạc của trang Bauxite Việt Nam, không thể để những thông tin sai sự thật làm nhiễu loạn thông tin đối với người dân.
Trả lờiXóaBạn nói đúng, cần phải có các biện pháp ngăn chặn các trang phản động
XóaChắc chắn hai tác giả Trúc Giang - Trần Thành không hiểu gì về pháp luật Việt Nam, khi mà viết những thông tin mơ hồ, không đúng sự thật. Đừng mang luật của nước khác về áp dụng ở Việt Nam, mỗi nước có những quy định về luật pháp riêng.
Trả lờiXóaỞ Việt Nam, mô hình tố tụng là mô hình thẩm vấn. Tại phiên tòa, Tòa án tham gia vào việc thẩm vấn bị cáo và những người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do pháp luật quy định để chứng minh làm rõ bị cáo phạm tội hay không phạm tội; nếu phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự. Trên cơ sở đó, Tòa án mới ra phán quyết, kết tội, quyết định hình phạt đối với họ. Như vậy, theo pháp luật tố tụng hình sự nước ta, Tòa án cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm.
Trả lờiXóaNhững thông tin đưa trên trang Bauxite Việt Nam đều là những thông tin không chính xác, các cơ quan chức năng cần có hình thức xử lý phù hợp đối với những đối tượng sử dụng trang Bauxite Việt Nam để công kích, tuyên truyền những thông tin không chính xác về Việt Nam.
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, chúng ta không nên vào các trang phản động
XóaỞ Việt Nam, mô hình tố tụng là mô hình thẩm vấn. Tại phiên tòa, Tòa án tham gia vào việc thẩm vấn bị cáo và những người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do pháp luật quy định để chứng minh làm rõ bị cáo phạm tội hay không phạm tội; nếu phạm tội thì phạm tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự. Trên cơ sở đó, Tòa án mới ra phán quyết, kết tội, quyết định hình phạt đối với họ. Như vậy, theo pháp luật tố tụng hình sự nước ta, Tòa án cũng có trách nhiệm chứng minh tội phạm.
Trả lờiXóa