Mới đây, thay
mặt Ban Thường trực HĐTS Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Thanh
Nhiễu, Phó Chủ tịch Thường trực đã ký ban hành công văn số 31/CV-HĐTS với nội
dung gồm 3 điểm, nhằm tăng cường nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc tại các
cơ sở thờ tự Phật giáo trong dịp Tết cổ truyền của dân tộc - Xuân Mậu Tuất 2018.
Theo đó, công văn gửi đến các Ban Trị sự GHPGVN tỉnh,
thành phố thuộc hệ thống của GHPGVN, yêu cầu:
(1) Các Ban Trị sự hướng dẫn
cho Tăng Ni, Phật tử tổ chức lễ hội văn minh, tiết kiệm, không phô trương hình
thức, cần tuyên truyền, vận động trong việc phát huy truyền thống văn hóa dân tộc,
văn hóa Phật giáo;
(2) Đề nghị chư tôn đức Tăng
Ni hướng dẫn đồng bào Phật tử và bà con loại bỏ mê tín dị đoan, đốt vàng mã tại
các cơ sở thờ tự Phật giáo và các hình thức khác trái với thuần phong mỹ tục,
văn hóa dân tộc và văn hóa Phật giáo Việt Nam;
(3) Chú trọng việc gìn giữ
nét đẹp văn hoá truyền thống, thuần phong mỹ tục trong các lễ hội; Lan toả giá
trị từ bi, lòng bao dung, tôn trọng sự khác biệt của các cộng đồng tín ngưỡng,
tôn giáo bạn trong nội dung các bài thuyết giảng cho tín đồ, Phật tử.
Vấn đề đốt
vàng tại chùa chiền, các cơ sở thờ tự Phật giáo và tại các gia đình người Việt
trong những năm qua đã được nói đến rất nhiều. Trong những ngày rằm, mồng 1, nhất
là ngày rằm tháng bảy, ngày lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), Tết nguyên
đán nhiều người Việt đua nhau sắm vàng mã to để đốt. Thậm chí, họ còn mua cả điện
thoại di động loại iPhone 5, máy tính bảng iPad air, xe hơi, ngựa… gửi cho người
âm, cho ông Công, ông Táo. Điều này không những gây ra một sự lãng phí, ô nhiễm
môi trường, gây nguy cơ hỏa hoạn mà còn không đúng với giáo lý của Phật giáo.
Hòa thượng Thích
Thanh Nhiễu - Phó chủ tịch
thường trực Hội
đồng trị sự GHPGVN, trụ trì chùa Bái Đính (Ninh Bình) cho rằng:
"GHPGVN không chủ trương cho phép đốt vàng mã và trong tất cả các kinh sách của Phật, không có điều
nào Phật dạy người dân đốt vàng mã." Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cũng cho rằng,
đạo Phật hoàn toàn bác bỏ tục lệ mê tín này. Quan niệm sống chết đối với Phật giáo chỉ là hai mắt xích trong một chuỗi sinh tử dài vô tận, từ vô thủy, cho tới ngày giải thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi. Do đó, Phật giáo không có khái niệm về một nơi
chốn dành riêng cho những người đã chết, mà dân gian thường hay gọi là cõi âm hay là âm phủ. Có thể đây là những từ ngữ của tín ngưỡng dân gian.
Còn theo GS
Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung
tâm Nghiên cứu và Bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, hiện nay, nhiều người dân đốt vàng
mã một cách “lãng phí và sai lầm”. GS Thịnh nói, gia đình ông không bao giờ sắm mã
iPhone, iPad… gửi cho các cụ. Vì thời xưa, các cụ không biết iPhone, ô tô,
tivi là gì. Do vậy, nếu các cụ có nhận được chăng nữa cũng không biết dùng.
Trong cuộc trao đổi thông tin báo chí về lễ hội chùa Hương 2014, Thượng tọa Thích Minh Hiền - Trụ trì chùa Hương cho rằng, người dân
đang hiểu lầm, đốt nhiều tiền vàng âm phủ sẽ được nhiều tài lộc…
Vấn đề này
có lẽ sẽ còn nhiều tranh cãi, nhưng hy vọng rằng, với đề nghị trên của GHPGVN vấn
đề đốt vàng mã, nhất là đốt vàng mã một cách thái quá sẽ dần được hạn chế.
Khai Tâm
Vấn đề đốt vàng tại chùa chiền, các cơ sở thờ tự Phật giáo và tại các gia đình người Việt trong những năm qua đã được nói đến rất nhiều. Trong những ngày rằm, mồng 1, nhất là ngày rằm tháng bảy, ngày lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp), Tết nguyên đán nhiều người Việt đua nhau sắm vàng mã to để đốt. Thậm chí, họ còn mua cả điện thoại di động loại iPhone 5, máy tính bảng iPad air, xe hơi, ngựa… gửi cho người âm, cho ông Công, ông Táo. Điều này không những gây ra một sự lãng phí, ô nhiễm môi trường, gây nguy cơ hỏa hoạn mà còn không đúng với giáo lý của Phật giáo.
Trả lờiXóavới thời đại hiện nay thì hòa nhập nhưng không hòa tan nên tiếp thu văn hóa nước ngoài cần có chọn lọc, chứ đừng kiểu lấy văn hóa nơi khác về áp đặt nước mình. cho nên những cách làm hay cách làm mới thì mình cần xem xét và tôn vinh nó lên.
Trả lờiXóaNhững điều hay ta nên tiếp thu
Xóa