 |
Khi còn là Chủ tịch nước, ông Trương Tấn Sang thắp hương tại nghĩa trang huyện Trà Lĩnh, Cao Bằng ngày 17/2/2016 |
Hàng năm, mỗi khi đến ngày 17/2, một nhóm người lại
lặp đi lặp lại luận điệu rằng, “Đảng Cộng sản, Nhà nước cộng sản Việt Nam đã lãng
quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”. Những người này lập luận để chứng
minh cho luận điệu trên của mình rằng, “không có một hoạt động kỷ niệm nào thật
tương xứng trong ngày 17/2”, “Nhà nước cộng sản Việt Nam ngăn cản người dân
tưởng niệm chiến tranh biên giới phía Bắc 1979”... Vậy, có thực sự Đảng, Nhà
nước Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên giới phía Bắc 1979?
Có lẽ không chỉ với tôi và với rất nhiều người vấn đề
này cũng đã được nghe rất nhiều, thế nhưng dù đã được nghe nhiều, tuy nhiên tôi
vẫn phải nói, nói vì lương tâm, trách nhiệm với quê hương, đất nước, với Tổ
quốc mình và với những ai còn mơ màng về việc này.
Đảng, Nhà nước Việt Nam đã lãng quên chiến tranh biên
giới phía Bắc 1979? Tôi xin khẳng định rằng, chưa bao giờ và không bao giờ
Đảng, Nhà nước Việt Nam lãng quên sự kiện lịch sử này. Dù không có một lễ kỷ
niệm hoành tráng vào ngày 17/2, ấy thế nhưng chưa bao giờ và không bao giờ
Đảng, Nhà nước Việt Nam ngừng nói về sự kiện lịch sử trên. Dù không có một lễ
kỷ niệm hoành tráng, mang tầm cỡ như những kỷ niệm giải phóng miền Nam thống nhất
đất nước, kỷ niệm chiến thắng Điện Biên Phủ... Tuy nhiên, hàng năm vào dịp
17/2, lãnh đạo Đảng, Nhà nước vẫn tổ chức các cuộc viếng thăm, thắp nén nhang
thành kính đối với những người con ưu tú của dân tộc đã ra đi mãi mãi trong
cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Bắc này.
Không những thắp hương thành kính, tổ chức các cuộc
viếng thăm mà vào dịp này hàng năm, rất nhiều hoạt động ý nghĩa cũng đã được tổ
chức để tri ân những người con của dân tộc đã ngã xuống vì chủ quyền, thống
nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như gia đình của họ. Những hoạt động tôn tạo
nghĩa trang, quy tập hài cốt liệt sĩ, thăm hỏi, động viên thân nhân liệt sĩ...
và rất nhiều những hoạt động ý nghĩa vẫn được tổ chức một cách đều đặn.
 |
Thế này mới là ghi nhớ sự kiện 17/2? |
Dù không lãng quên, nhưng tại sao chúng ta không tổ
chức kỷ niệm hoành tráng? Có lẽ không nói nhiều người cũng đã biết. Trong lịch
sử, sau khi đánh thắng giặc Minh xâm lược, Lê Lợi đã chủ động cho sứ giả sang
nhà Minh để cầu hòa. Còn với Quang Trung - Nguyễn Huệ, sau khi đánh cho 29 vạn
quân Thanh không còn đường rút, ấy thế nhưng Quang Trung vẫn chủ động cấp tàu,
thuyền, ngựa cho đạo quân thất trận đó về nước mà không bắt, giết họ như nhiều
người đã làm. Có phải vì Lê Lợi, Quang Trung sợ quân Minh, quân Thanh? Nếu sợ
có lẽ họ đã không thể nào đánh cho đạo quân hùng mạnh đó không còn đường tháo
chạy. Vậy, tại sao Lê Lợi, Quang Trung lại làm như vậy? Đó chính là nghệ thuật
Hòa - Hiếu của Lê Lợi, Quang Trung và của cha ông ta để giữ yên biên cương, bờ
cõi, để đất nước được thanh bình, phát triển.
Nói như vậy để chúng ta hiểu rằng, không phải cứ tổ
chức kỷ niệm hoành tráng mới là nhớ đến sự kiện lịch sử này. Chúng ta ghi nhớ
và khắc sâu cho con cháu về cuộc chiến biên giới phía Bắc 1979 về một đạo quân
tàn bạo xâm lược nước ta, về những hy sinh, mất mát và chiến thắng oai hùng của
quân và dân ta. Tuy nhiên, không phải cứ lúc nào cũng nói ra, cứ tổ chức kỷ
niệm hoành tráng mới là không lãng quên.
Chúng ta đời này, kiếp này phải chung sống bên cạnh
một người láng giềng “khổng lồ”. Ấy thế cho nên, chúng ta nên biết và cần phải
biết làm gì để đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc, để hòa bình và phát triển. Xin
khẳng định rằng, chúng ta không sợ và chưa bao giờ sợ họ, nếu sợ thì trong lịch
sử chúng ta đã không ít lần dạy cho họ những bài học. Đảng, Nhà nước ta biết
làm gì và cần phải làm gì để lợi ích của quốc gia, dân tộc này được đặt lên
trên hết.
Hỡi những kẻ mồm lông, những kẻ cuồng zận, lũ các
người chỉ biết ăn tục, nói khoác, chỉ biết núp bóng dân chủ, nhân quyền, tưởng
niệm để sống qua ngày. Nếu còn có lương tri và trách nhiệm, có lẽ các người nên
câm miệng và sống sao cho thành người tử tế để phúc lại cho con cháu.
Khai Tâm
Hỡi những kẻ mồm lông, những kẻ cuồng zận, lũ các người chỉ biết ăn tục, nói khoác, chỉ biết núp bóng dân chủ, nhân quyền, tưởng niệm để sống qua ngày. Nếu còn có lương tri và trách nhiệm, có lẽ các người nên câm miệng và sống sao cho thành người tử tế để phúc lại cho con cháu.
Trả lờiXóaCó lẽ chúng ta nên thực hiện chinh sách những ai chủ trương tôn trọng độc lập, chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác của chúng ta. Bất kể thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng đấu tranh. Đồng thời, cũng phải có cách nhìn biện chứng về đối tượng và đối tác: trong mỗi đối tượng vẫn có thể có mặt cần tranh thủ, hợp tác; trong một số đối tác, có thể có mặt khác biệt, mâu thuẫn với lợi ích của ta, cần phải đấu tranh.
XóaChúng ta đời này, kiếp này phải chung sống bên cạnh một người láng giềng “khổng lồ”. Ấy thế cho nên, chúng ta nên biết và cần phải biết làm gì để đảm bảo lợi ích quốc gia dân tộc, để hòa bình và phát triển. Xin khẳng định rằng, chúng ta không sợ và chưa bao giờ sợ họ, nếu sợ thì trong lịch sử chúng ta đã không ít lần dạy cho họ những bài học. Đảng, Nhà nước ta biết làm gì và cần phải làm gì để lợi ích của quốc gia, dân tộc này được đặt lên trên hết.
Trả lờiXóaChúng ta không đề cập đế không có nghĩa là nó sẽ biến mất. Vì thế, nếu chúng ta không nhắc đến có thể khiến những thế hệ con cháu chúng ta bị nhiễm bởi cách tuyên truyền của người khác, nghĩa là ta để tờ giấy trắng để người ta vẽ bậy vào. Điều này có thể dẫn tới sự hoài nghi của thế hệ sau.
Xóa
Trả lờiXóaHỡi những kẻ mồm lông, những kẻ cuồng zận, lũ các người chỉ biết ăn tục, nói khoác, chỉ biết núp bóng dân chủ, nhân quyền, tưởng niệm để sống qua ngày. Nếu còn có lương tri và trách nhiệm, có lẽ các người nên câm miệng và sống sao cho thành người tử tế để phúc lại cho con cháu.
Dù muốn hay không chúng ta cũng phải nói đây là cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn và cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam ở thời điểm đó là cuộc chiến đấu chống quân xâm lược. Và cuối cùng, họ đã phải thất bại chứ không phải là rút lui như họ tuyên truyền. Nhìn sâu xa từ tiến trình lịch sử của hai nước, có thể thấy 2 mặt luôn tồn tại song song trong mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc: Một mặt hai nước là láng giềng thân thiết nhưng một mặt họ luôn có tư tưởng muốn áp đặt của một nước lớn đối với một nước nhỏ là Việt Nam
Trả lờiXóaXuyên tạc lịch sử, cường điều nó lên để gây hiềm khích hận thù cũng là phi khoa học và quan trọng hơn là không đúng với văn hóa Việt Nam. Tôi cho rằng, nếu như cuộc chiến tranh biên giới 1979 giống như một cái hố ngăn cách thì tuyệt đối không được lấp cái hố ấy đi nhưng cũng không được khoét rộng nó ra. Chúng ta hãy giữ cái hố như nó vốn có và bắc một cái cầu đi qua cái hố ấy. Mỗi lần qua cầu, chúng ta luôn nhìn thấy cái hố ấy để nhắc nhở thế hệ mai sau của cả 2 nước không bao giờ tạo ra những cái hố khác.
Trả lờiXóaChúng ta cần phải vạch rõ tính chất phi nghĩa của cuộc chiến tranh xâm lược do Trung Quốc phát động và tính chất chính nghĩa của cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Việt Nam. Không thể không nói đến diễn biến chính của cuộc chiến và tinh thần chiến đấu hy sinh vô bờ bến của quân dân ta. Cần phải đưa ra những chứng cứ đầy đủ và xác thực để phân tích đánh giá tầm vóc, ý nghĩa của cuộc chiến, cũng như vạch trần những xuyên tạc hết sức trắng trợn và hiểm độc của Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh này.
Trả lờiXóa