 |
Hình ảnh chen lấn, xô đẩy xin lộc tại Đền Gióng ngày 6/1/2018 |
Người Việt ta thường có câu “Tháng giêng là tháng ăn
chơi, tháng hai cờ bạc, tháng ba hội hè...”. Những vần thơ mang tính “huyền
thoại” đó có lẽ người Việt Nam cũng đã từng được đọc, được nghe và đó cũng phản
ánh một phần nào trong nét văn hóa của người Việt.
Sau tết, người Việt lại bắt đầu với những lễ hội, từ
lễ hội tâm linh, tín ngưỡng, văn hóa... để cầu cho một năm mới bình an, may
mắn, công danh thành đạt. Năm mới đến cũng là lúc các lễ hội được tổ chức với
quy mô rộng khắp, từ lễ hội cấp làng, cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh... Người
người tham gia lễ hội, nhà nhà tham gia lễ hội. Một đất nước như chúng ta với
gần 10.000 lễ hội lớn nhỏ trong một năm, ấy thế nhưng câu chuyện văn hóa khi
tham gia lễ hội, văn hóa ứng xử trong lễ hội không phải ai cũng biết, cũng rõ.
Cứ mỗi dịp đầu năm mới, nhiều người lại lo lắng cho
vấn đề ứng xử của người Việt khi tham gia lễ hội, vẫn còn không ít những hành
vi không đẹp, buôn thần, bán thánh, chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, cướp may...
trong lễ hội được một bộ phận người tái diễn từ năm này tới năm khác. Người ta đã
nói tới rất những hành vi không đẹp của một bộ phận người dân khi tham gia lễ
hội trong những năm qua như cướp phết; cướp hoa tre, trầu, cau ở Đền Gióng;
cướp ấn đền trần; hành vi rải tiền lẻ ở các đền, chùa, hành vi chen lấn, xô đẩy
khi tham gia lễ hội... Ấy thế nhưng, câu chuyển tưởng chừng “khổ lắm nói mãi”
ấy vẫn cứ lặp đi lặp lại từ năm nay qua năm khác mà chưa thấy có dấu hiệu đổi
thay.
 |
Nhiều người vô tư vượt tường rào tại lễ hội chùa Hương |
Mới những ngày đầu của lễ hội, chúng ta đã chứng kiến
những hình ảnh không đẹp tại lễ hội chùa Hương khi không ít người vô tư vượt
tường rào vào chùa chỉ vì muốn nhanh hơn người khác. Chúng ta cũng đã phải
chứng kiến những hình ảnh không đẹp tại lễ hội Đền Gióng năm nay. Dù đây là năm
đầu tiên hội Đền Gióng bỏ tục cướp hoa tre, trầu cau nhưng hàng
nghìn người dân vẫn chen lấn xô đẩy xin lộc trên đền Thượng. Cảnh người già,
trẻ em, phụ nữ, thanh niên chen lấn nhau, xô đẩy để xin lộc vẫn diễn ra
trước nỗ lực của ban tổ chức. Không những vậy, chính tôi cũng đã chứng kiến
hình ảnh những người đi lễ chùa đánh nhau ngay tại cửa Phật - nơi linh thiêng,
thanh tịnh.
Phật là ở trong tâm, tâm đã không sáng thì chẳng có
trời, phật, thánh thần nào phù hộ. Con người sống là ở cái tâm, chúng ta thờ
Phật là thờ trong tâm. Bởi vậy, hãy đừng nghĩ rằng, bon chen, chen lấn, cướp
bóc, xô đẩy thì sẽ được nhiều lộc, sẽ được trời, phật phù hộ. Cầu bình an, cầu
sức khỏe, cầu phát tài...là những nhu cầu thường trực của mỗi người dân. Ấy thế
nhưng cầu thế nào lại là điều mà không phải ai cũng biết để hành xử một cách có
văn hóa, phù hợp với thuần phong, mỹ tục.
Một xã hội phát triển là một xã hội không thể dựa vào
thánh thần, dựa vào may mắn, phát lộc, không thể mặc cả với thánh thần. May mắn
là điều ai cũng cần có để thành công, nhưng may mắn chỉ đến với những ai thành
tâm, biết trân trọng những giá trị của cuộc sống. Chúng ta không thể dựa mãi
vào thánh thần mà mỗi người cần phải có sự nỗ lực để tự khẳng định. Bình an,
may mắn là điều ai cũng mong muốn trong một năm mới, nhưng bình an, may mắn
không thể được đánh đổi bằng cướp lộc, bằng buôn thần, bán thánh.
Cần lắm những hành vi ứng xử văn minh của mỗi chúng ta
khi tham gia lễ hội.
Tuệ Minh
Cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu phát tài...là những nhu cầu thường trực của mỗi người dân. Ấy thế nhưng cầu thế nào lại là điều mà không phải ai cũng biết để hành xử một cách có văn hóa, phù hợp với thuần phong, mỹ tục
Trả lờiXóaMột xã hội phát triển là một xã hội không thể dựa vào thánh thần, dựa vào may mắn, phát lộc, không thể mặc cả với thánh thần. May mắn là điều ai cũng cần có để thành công, nhưng may mắn chỉ đến với những ai thành tâm, biết trân trọng những giá trị của cuộc sống. Chúng ta không thể dựa mãi vào thánh thần mà mỗi người cần phải có sự nỗ lực để tự khẳng định. Bình an, may mắn là điều ai cũng mong muốn trong một năm mới, nhưng bình an, may mắn không thể được đánh đổi bằng cướp lộc, bằng buôn thần, bán thánh.
Trả lờiXóaPhật là ở trong tâm, tâm đã không sáng thì chẳng có trời, phật, thánh thần nào phù hộ. Con người sống là ở cái tâm, chúng ta thờ Phật là thờ trong tâm. Bởi vậy, hãy đừng nghĩ rằng, bon chen, chen lấn, cướp bóc, xô đẩy thì sẽ được nhiều lộc, sẽ được trời, phật phù hộ. Cầu bình an, cầu sức khỏe, cầu phát tài...là những nhu cầu thường trực của mỗi người dân. Ấy thế nhưng cầu thế nào lại là điều mà không phải ai cũng biết để hành xử một cách có văn hóa, phù hợp với thuần phong, mỹ tục.
Trả lờiXóaCứ mỗi dịp đầu năm mới, nhiều người lại lo lắng cho vấn đề ứng xử của người Việt khi tham gia lễ hội, vẫn còn không ít những hành vi không đẹp, buôn thần, bán thánh, chen lấn, xô đẩy, cướp lộc, cướp may... trong lễ hội được một bộ phận người tái diễn từ năm này tới năm khác. Người ta đã nói tới rất những hành vi không đẹp của một bộ phận người dân khi tham gia lễ hội trong những năm qua như cướp phết; cướp hoa tre, trầu, cau ở Đền Gióng; cướp ấn đền trần; hành vi rải tiền lẻ ở các đền, chùa, hành vi chen lấn, xô đẩy khi tham gia lễ hội... Ấy thế nhưng, câu chuyển tưởng chừng “khổ lắm nói mãi” ấy vẫn cứ lặp đi lặp lại từ năm nay qua năm khác mà chưa thấy có dấu hiệu đổi thay.
Trả lờiXóa