 |
Ảnh minh họa |
Sau khi một
số tờ báo đăng tải nội dung bài phỏng vấn Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó
Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam tại Hội nghị toàn
quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 tổ chức
tại TP.HCM ngày 25-12, với tiêu đề “Hơn 10.000 người trong “Lực lượng 47” đấu
tranh trên mạng”, ngay lập tức, bài viết đã được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ.
Trong số những người chia sẻ, like bài viết có những người tự xưng là “đấu
tranh dân chủ”, họ hả hê, sung sướng vì cho rằng, những người phản đối, lên án,
lật bộ mặt thật của họ trên mạng lâu nay không ai khác chính là “Lực lượng 47”
này.
Vậy, “Lực lượng
47” là ai? Và hiểu thế nào cho đúng?
Bài báo trích
lời Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa có đoạn: “Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết
hiện lực lượng này (gọi là lực lượng 47 - theo chỉ thị 47) đã có hơn 10.000 người
là hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, “vừa hồng vừa chuyên”, kiên định lập
trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao thực hiện nhiệm vụ”. Trước
đó, ông Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đã nói rằng “Quân ủy trung ương hết sức quan
tâm, xây dựng lực lượng thường trực phản bác các quan điểm sai trái. Lực lượng
bảo vệ an ninh tư tưởng trong quân đội cũng phát triển và tới đây sẽ có lực lượng
chuyên trách làm nhiệm vụ tác chiến không gian mạng”.
Như vậy, có thể
thấy rằng, “Lực lượng 47” được thành lập theo Chỉ thị 47 chứ hoàn toàn không phải
theo Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về
những điều đảng viên không được làm mà một số người đang suy diễn. Cụ thể, “Lực
lượng 47” là tên gọi tắt của một lực lượng trong Quân đội chuyên đấu tranh phản
bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm vào Quân đội theo Chỉ thị số
47/CT-ĐUQSTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung
ương) “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí,
xuất bản, in và phát hành sách, báo trong quân đội”.
Về “Lực lượng
47” không phải đến bây giờ mới được nhắc tới, tên gọi này đã được xuất hiện nhiều
trên các mặt báo. Chẳng hạn, ngày 16-11-2016, Báo Bình Dương đăng tải bài viết “Đảng
ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo về đấu tranh chống diễn
biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa và rút kinh nghiệm hoạt động của
“Lực lượng 47” (lực lượng chuyên trách về đấu tranh chống các quan điểm sai
trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng) năm 2016.
Trang tin của
Quân khu 3 cách đây ít tháng cũng đã đưa tin, từ ngày 12/8/2017: Tập huấn nghiệp
vụ đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa Sáng 12/8,
Cục Chính trị Quân khu đã tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ đấu tranh chống
diễn biến hòa bình (DBHB) trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa. Thiếu tướng Nguyễn
Thanh Hải, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân khu dự và chỉ đạo. Thiếu
tướng Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân khu phát
biểu chỉ đạo. Tham dự hội nghị có gần 90 đồng chí là chỉ huy (trợ lý) các
cơ quan chính trị, tuyên huấn và cán bộ thuộc lực lượng 47 Quân khu.
Như vậy, để
thấy rằng, chẳng phải đến bay giờ cái tên này mới xuất hiện. Mặt khác, cũng cần
phải nói thêm “Lực lượng 47” là lực lượng chuyên trách về đấu tranh chống các
quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng, chứ không
phải là "Thủ trưởng các phòng Tham mưu, Chính trị, Hậu cần, Kỹ thuật; các
Chủ nhiệm Chính trị, báo cáo viên của các cơ quan, đơn vị thuộc lực lượng vũ
trang và cán bộ thuộc lực lượng cơ quan bộ, ban chỉ huy quân sự" như một số
người đưa tin.
Việc các quốc
gia lập ra một lực lượng chuyên đấu tranh phản bác ngăn chặn các thông tin sai
trái, thù địch có lẽ là điều không quá mới mẻ gì. Những quốc gia hàng đầu thế
giới như Trung Quốc, Mỹ họ đã làm điều này từ lâu. Từ năm 2010, Trung Quốc đã
có một đội ngũ các "bình luận viên" được nhà nước trả lương để
tung các bài viết và bình luận theo đường lối chính quyền lên mạng. Những người
này, mà con số ước tính ở thời điểm 2010 là 300.000, được mệnh danh là
"đội quân 50 xu" vì cứ mỗi comment mà họ tung lên mạng, họ được trả
công 50 xu.
Trong khi
đó, ở Mỹ Ngân sách của Bộ Quốc Phòng Mỹ vào năm 2017 bao gồm việc tạo ra trung
tâm đặc biệt dành cho cuộc chiến chống tuyên truyền của nước ngoài, bộ luật
tương ứng đã được Tổng thống Barack Obama ký hôm thứ Sáu. Phù hợp với Điều
1259S của Bộ luật, ngân sách cấp kinh phí để xây dựng trung tâm sẽ "thực
hiện và phối hợp nỗ lực để giám sát công tác tuyên truyền và những nỗ lực nước
ngoài nhằm truyền bá thông tin sai lệch với mục đích phá hoại lợi ích quốc gia
của Mỹ". Trung tâm cũng sẽ "phát triển chiến lược để đối phó với những
chiến dịch như vậy". Trong thẩm quyền của trung tâm, đặc biệt, sẽ bao gồm
"phân phối các nguồn tài trợ để duy trì các nhóm xã hội dân sự, các nhà
báo, các Hiệp hội khoa học và sản xuất(NPO), các công ty tư nhân và các viện
nghiên cứu học thuật liên quan đến việc phân tích, thu thập thông tin và chiến
đấu chống lại tin sai lệch nước ngoài".
Bởi vậy, việc
duy trì hoạt động của “Lực lượng 47” trong Quân đội có gì đâu mà phải ầm ĩ.
Khai Tâm
mấy thằng dân chủ cuồng ở việt nam cũng thật lắm chuyện, cả một cộng đồng lên án hành động của chúng nó chứ đâu phải dừng lại ở những lực lượng 47 này, điều này càng cho thấy chúng đang tự cô lập và tự lộ bộ mặt giả nhân giả nghĩa ra đối với nhân dân.
Trả lờiXóa“Lực lượng 47” được thành lập theo Chỉ thị 47 chứ hoàn toàn không phải theo Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 1-11-2011 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về những điều đảng viên không được làm mà một số người đang suy diễn. Cụ thể, “Lực lượng 47” là tên gọi tắt của một lực lượng trong Quân đội chuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm vào Quân đội theo Chỉ thị số 47/CT-ĐUQSTW của Thường vụ Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) “Về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản, in và phát hành sách, báo trong quân đội”.
Trả lờiXóagày 16-11-2016, Báo Bình Dương đăng tải bài viết “Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo về đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa và rút kinh nghiệm hoạt động của “Lực lượng 47” (lực lượng chuyên trách về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng) năm 2016.
XóaBáo Bình Dương đăng tải bài viết “Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 4 tổ chức hội nghị Ban chỉ đạo về đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa và rút kinh nghiệm hoạt động của “Lực lượng 47” (lực lượng chuyên trách về đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, cơ hội chính trị trên không gian mạng) năm 2016.
Xóa“Hơn 10.000 người trong “Lực lượng 47” đấu tranh trên mạng”, ngay lập tức, bài viết đã được cộng đồng mạng chia sẻ rầm rộ. Trong số những người chia sẻ, like bài viết có những người tự xưng là “đấu tranh dân chủ”, họ hả hê, sung sướng vì cho rằng, những người phản đối, lên án, lật bộ mặt thật của họ trên mạng lâu nay không ai khác chính là “Lực lượng 47” này.
XóaThiếu tướng Nguyễn Thanh Hải, Ủy viên Thường vụ Đảng ủy, Phó Chính ủy Quân khu phát biểu chỉ đạo. Tham dự hội nghị có gần 90 đồng chí là chỉ huy (trợ lý) các cơ quan chính trị, tuyên huấn và cán bộ thuộc lực lượng 47 Quân khu.
Trả lờiXóaTrung Quốc đã có một đội ngũ các "bình luận viên" được nhà nước trả lương để tung các bài viết và bình luận theo đường lối chính quyền lên mạng. Những người này, mà con số ước tính ở thời điểm 2010 là 300.000, được mệnh danh là "đội quân 50 xu" vì cứ mỗi comment mà họ tung lên mạng, họ được trả công 50 xu.
XóaViệc các quốc gia lập ra một lực lượng chuyên đấu tranh phản bác ngăn chặn các thông tin sai trái, thù địch có lẽ là điều không quá mới mẻ gì. Những quốc gia hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Mỹ họ đã làm điều này từ lâu. Từ năm 2010, Trung Quốc đã có một đội ngũ các "bình luận viên" được nhà nước trả lương để tung các bài viết và bình luận theo đường lối chính quyền lên mạng.
XóaPhù hợp với Điều 1259S của Bộ luật, ngân sách cấp kinh phí để xây dựng trung tâm sẽ "thực hiện và phối hợp nỗ lực để giám sát công tác tuyên truyền và những nỗ lực nước ngoài nhằm truyền bá thông tin sai lệch với mục đích phá hoại lợi ích quốc gia của Mỹ". Trung tâm cũng sẽ "phát triển chiến lược để đối phó với những chiến dịch như vậy".
XóaTrong bối cảnh của sự bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, các thế lực xấu cũng triệt để lợi dụng sự phát triển của công nghệ thông tin, nhất là mạng Internet để đăng tải các thông tin sai trái, xuyên tạc, bịa đặt nhằm chống phá Đảng, Nhà nước, Quân đội, Công an... Bởi vậy, việc Quân đội xây dựng một lực lượng chuyên đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch nhằm vào Quân đội là rất cần thiết.
Trả lờiXóaCách tính và nêu ra những con số như 5000 người hay 10.000 người chỉ mang tính chất tương đối trong những thời điểm hay nhiệm vụ đấu tranh nào đó. Trên thực tế , lực lượng 47 đã, đang và sẽ phát triển rộng khắp vì đấu tranh chống Diễn biến hoà bình là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân, toàn quân, là một trong những nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ quân đội.
XóaĐể dập tắt thủ đoạn bôi xấu, xuyên tạc, vu khống lãnh đạo Đảng, Nhà nước thì chúng ta có cả một chiến lược chống diễn biến hoà bình trên mặt trận tư tưởng văn hoá. Chúng ta có đủ lực lượng từ: báo cáo viên, tuyên truyền viên, hệ thống báo chí tuyên truyền, hệ thống sinh hoạt nội bộ của các cơ quan công tác tư tưởng... để chủ động, thường xuyên kịp thời giáo dục, thông tin chính thống cho cán bộ, đảng viên, nhân dân để cán bộ, đảng viên, nhân dân nâng cao khả năng miễn dịch trước tất cả các thủ đoạn, luận điệu này nhưng tại sao vẫn chưa hạn chế được!
Trả lờiXóaCác nước trên thế giới đều phải đối mặt với việc bị tấn công bằng thông tin độc hại trên internet, kể cả các nước phát triển như Mỹ, Nga, Đức… nhưng ở các quy mô, hình thức khác nhau. Việt Nam là quốc gia có số lượng người sử dụng Internet lớn nên chúng càng lợi dụng để tấn công mạnh mẽ. Và đương nhiên chúng ta phải có lực lượng để đẩy lùi những âm mưu này.
Trả lờiXóaLịch sử đã cho chúng ta những bài học đau xót. Đó là sự sụp đổ CHXH ở Liên Xô, Đông Âu, sụp đổ ngay tại thành trì của mình. Sự sụp đổ ấy là một thảm họa đối với chúng ta, kích thích các thế lực thù địch càng tăng cường tấn công chúng ta trên mặt trận tư tưởng, đặc biệt lợi dụng mạng xã hội trên mạng internet. Vừa rồi, cuộc “cách mạng nhung”… đều bắt đầu từ Internet. Điều đó cho chúng ta thấy tính chất nguy hiểm đến mức nào.
Trả lờiXóaChúng ta có tới 50 triệu người sử dụng Internet, các ứng dụng khoa học công nghệ đang đi vào tất cả các ngành, các lĩnh vực, sự phát triển như vậy luôn có mặt trái của nó, luôn đi kèm cả những ứng dụng trái quy định pháp luật, gây ảnh hưởng tới an ninh chính trị, an toàn xã hội. Đây thực sự là báo động cho dân tộc ta.
Trả lờiXóaThiết nghĩ bên cạnh đó thì các cơ quan quản lý nhà nước phải xây dựng chính sách, chuẩn an toàn thông tin mạng quốc gia. Xây dựng quy định cụ thể để doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tham gia trên lãnh thổ Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp nội dung số không biên giới, phải đặt máy chủ tại nước sở tại để thông tin về người sử dụng được lưu giữ ở trên lãnh thổ quốc gia; Đảm bảo khối tổng hòa chiến lược an ninh mạng, đảm bảo, hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp tham gia được đảm bảo quyền lợi.
Trả lờiXóaTheo chỉ đạo của các cơ quan chức năng trong quân đội, lực lượng này phát triển rộng khắp, ngày càng chủ động, tự giác đấu tranh trên không gian mạng….Họ vẫn tham gia học tập, công tác, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở các đơn vị theo chức trách nhiệm vụ của mình hằng ngày và tranh thủ kết hợp đấu tranh trên không gian mạng khi có điều kiện. Họ không được trả lương hay bất kỳ một khoản thù lao nào cho công việc này. Cách tính và nêu ra những con số như 5000 người hay 10.000 người chỉ mang tính chất tương đối trong những thời điểm hay nhiệm vụ đấu tranh nào đó. Trên thực tế , lực lượng 47 đã ,đang và sẽ phát triển rộng khắp vì đấu tranh chống Diễn biến hoà bình là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của quân đội, là trách nhiệm của mọi cán bộ, chiến sĩ …
Trả lờiXóaĐó là cái nhìn, cách nhìn thiển cận, đê hèn, đã và đang xúc phạm chính những người lính đang ngày đêm vừa miệt mài huấn luyện công tác, vừa nhiệt tình trách nhiệm tham gia đấu tranh trên không gian mạng theo nhiệm vụ được phân công. Hoạt động đấu tranh của họ, người am hiểu thì viết bài, người bận rộn thì share, bình luận, phản hồi. Họ là những người lính Bộ đội cụ Hồ nên luôn hành động có văn hoá. Tôi có thể đoan chắc hầu hết không có chuyện bông phèng hay chửi bới vô văn hoá…như ai đó nhầm lẫn lực lượng 47 với những kẻ gọi là “dư luận viên”, “hồng vệ binh” này nọ…
Trả lờiXóacuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng 4.0) đã mở ra một kỷ nguyên mới với nhiều cơ hội thúc đẩy tiến trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thời gian qua đã xuất hiện một số hình thái chiến tranh mới như chiến tranh thông tin, chiến tranh mạng, trực tiếp đe dọa chủ quyền, lợi ích quốc gia, dân tộc trên không gian mạng. Các thế lực thù địch, phản động, tội phạm công nghệ cao đã triệt để lợi dụng không gian mạng để chống phá Đảng, Nhà nước, sự nghiệp đổi mới đất nước một cách quyết liệt; trực tiếp đe dọa, làm tổn hại uy tín, vị thế, lợi ích, chủ quyền, an ninh, an toàn của đất nước và đời sống của nhân dân.
Trả lờiXóa