Sau khi dự thảo Luật An ninh
mạng được đưa ra thảo luận tại Quốc hội đã có rất nhiều ý kiến trái chiều xung
quanh dự Luật này. Một trong những điểm được dư luận quan tâm và cũng có nhiều
ý kiến tranh luận nhất, đó là việc tại Khoản 4, Điều 34 dự thảo Luật An ninh mạng
quy định các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet
tại Việt Nam phải đặt cơ quan đại diện, máy chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Cụ thể, Khoản 4, Điều 34 Dự
thảo Luật An ninh mạng quy định: "Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp
dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ
quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan
đại diện, máy chủ quản lí dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".
Với quy định
này đã có rất nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định như vậy là trái với các cam
kết quốc tế của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Hiệp định Thương mại tự do
EU - Việt Nam (EVFTA) của Việt Nam cũng như với Hiệp định TPP..., là đi ngược với
xu thế phát triển và sẽ khiến Google, Facebook… rời bỏ khỏi Việt Nam.
Phản biện lại những ý kiến
này, nhiều người cho rằng, một số người dường như vẫn chưa thấy được tầm nhìn
mang tính chiến lược về an ninh quốc gia cũng như giá trị kinh tế đất nước. WTO,
EVFTA và TPP đều là các cam kết song phương chứ không phải là điều Luật quốc tế
mang tính áp dụng trên toàn thế giới. Các cam kết này hoàn toàn có thể thay đổi
trong quá trình thực hiện giữa các chủ thể ký kết, chứ không áp đặt bắt buộc một
bên nào đó phải tuân thủ rập khuôn mà không được kiến nghị lại.

Trong đó, đối với Hiệp định đối
tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Điểm b, Điều 29.2 Hiệp định TPP đã quy định cụ
thể về ngoại lệ an ninh. Công sứ kinh tế Nhật Bản - NAGAI KATSURO đã khẳng định,
quy định tại Khoản 4 Điều 34 dự thảo Luật An ninh mạng là phù hợp với ngoại lệ
an ninh của TPP. Mặt khác, ngày 10-11, Hiệp định TPP đã được các nước tham gia
thống nhất đổi tên thành Hiệp định Đối tác Thái Bình Dương Toàn diện và tiến bộ
- CPTPP (Comprehensive and Progressive Trans Pacific Partnership), trong
đó sẽ đóng băng 20 điều của Thỏa thuận TPP ban đầu với 10 điều liên quan đến sở
hữu trí tuệ...
Bên cạnh đó, các nội dung cam
kết (kể cả phần cấm vi phạm điều khoản) thì không có quy định nào ngăn chặn hay
không cho phép áp dụng các biện pháp (kể cả là xây dựng Luật) cần thiết để thực
hiện các nghĩa vụ liên quan đến hòa bình, an ninh quốc tế hay bảo vệ lợi ích an
ninh quốc gia của các thành viên ký kết.
Điều quan trọng hơn, hiện nay
trên thế giới đã có 14 nước, như Nga, Úc, Canada, Colombia, Trung Quốc, Hàn Quốc,
Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ, Singapore… yêu cầu các nhà mạng thực hiện việc đặt máy
chủ, để đảm bảo cho các doanh nghiệp quốc nội của họ có điều kiện kinh doanh với
các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, không riêng gì các doanh nghiệp công nghệ
là phải đặt máy chủ và data center tại quốc gia mà họ đầu tư nhằm chống chuyển
giá (transfer pricing).
Thực tế cho thấy, hiện nay do
không có quy định cụ thể và chế tài xử lý về đặt máy chủ như 14 quốc gia trên
nên mỗi năm tại Việt Nam có hàng ngàn doanh nghiệp FDI (doanh nghiệp nước ngoài
có vốn FDI) chuyển giá hàng tỷ đô-la. Điển hình là vụ chuyển giá của Coca Cola
và Keangnam Vina. Điều này vừa gây thất thu cho nền kinh tế, vừa gây rất nhiều
khó khăn cho công tác quản lý.
Địa phương hóa dữ liệu không
phải là vấn đề gì quá mới mẻ, hiện nay đã có rất nhiều quốc gia quan tâm, quy định
thành các văn bản quy phạm pháp luật, trong đó yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp
dịch vụ viễn thông, internet nước ngoài phải đặt máy chủ quản lý dữ liệu (có
phân loại) ở trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Điển hình như, Úc, Canada,
Columbia, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Kazakhstan, Hàn Quốc, Nigeria,
Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Indonesia, Hàn Quốc, Ả Rập Saudi… Chẳng hạn, đạo luật lưu
trữ dữ liệu của Nga (có hiệu lực từ tháng 9-2015) đã đặt nhiều công ty công nghệ
nước ngoài hoạt động tại nước này dưới sức ép phải "địa phương hóa" dữ
liệu, máy chủ, trong đó bao gồm cả Facebook, LinkedIn, Google... Theo đạo luật
này, từ năm 2018, Facebook sẽ bị cấm hoạt động và phải rút khỏi Nga nếu tập
đoàn này không chuyển dữ liệu cá nhân của người sử dụng Facebook ở Nga sang các
máy chủ đặt tại Nga.
Vì thế, việc dự thảo Luật An
ninh mạng của Việt Nam quy định “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch
vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền,
lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại
diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo mật thông tin người dùng và thông tin tài
khoản của người dùng; xử lý nghiêm các hành vi sai phạm theo quy định của pháp
luật” là hoàn toàn phù hợp với xu thế chung của thế giới và đáp ứng yêu cầu đảm
bảo an ninh quốc gia cũng như trật tự an toàn xã hội của đất nước. Có gì đâu mà
phải ầm ĩ!
Khai Tâm
không phải mỗi việt nam mà đã có nhiều quốc gia thực thi điều khoản này để nhằm đảm bảo an ninh quốc gia của nước họ. tuy là mong muốn bảo vệ tổ quốc nhưng có nhiều người không hiểu chuyện, lo nghĩ một cách thừa thãi rằng những đối tượng đó sẽ rời bỏ thị trường màu mỡ như việt nam!
Trả lờiXóaNhìn lại quá trình hình thành và phát triển của internet ở việt nam chúng ta đã bộc lộ quá nhiều sơ hở thiếu sót, là cơ hội cho các đối tượng phản động lợi dụng nhằm chống chính quyền nhân dân. Làm việc mà không có cơ chế quản lý, áp đặt các chế tài cần thiết để điều chỉnh thì sẽ rất dễ dẫn đến việc phát sinh những sai phạm xấu trong vấn đề này , vì vậy cần thiết phải ra đời luật an ninh mạng
Xóanếu an ninh quốc gia không được đảm bảo thì liệu lợi ích kinh tế đem lại từ mấy tập đoàn đó có đáng không. chưa nói đến việc đây là một đòi hỏi rất hợp lý từ việt nam, đảm bảo các yêu cầu quốc tế cũng như thị trường việt nam thừa sức thu hút các nhà đầu tư như vậy.
Trả lờiXóaThiết nghĩ rằng nếu không có những biện pháp kịp thời để quản lí hoạt động trên mạng internet thì rất nguy hiểm. Chắc chắn cần có luật rồi, để có thể dùng dây trói pháp luật buộc cái đám suốt ngày ra rả thông tin nhảm nhí trên mạng chứ. Trong tình hình hiện nay thì Việt Nam rất cần thiết có một đạo luật về đảm bảo an ninh mạng
Xóadự luật này nhằm bảo vệ an ninh quốc gia việt nam từ những thứ độc hại trên mạng internet, những lợi ích từ facebook, google thậm chí cũng không thể đổi lại được điều đó. nhưng thực tế, họ sẽ chẳng bao giờ chịu buông việt nam đâu.
Trả lờiXóaSự phát triển của công nghệ thông tin, của internet góp phần rất quan trọng vào sự phát triển chung của đất nước, nhưng nhìn một cách khách quan, công tác bảo đảm an ninh mạng của chúng ta còn ở tình thế tương đối bị động. Trước hết là các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp chưa có quy trình thao tác chuẩn để đối phó với các cuộc tấn công mạng. Cuộc tấn công mạng nhằm vào Vietnam Airline ngày 29-7-2016 là một ví dụ. Hàng loạt màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất cùng hệ thống phát thanh của sân bay bất ngờ bị chèn nội dung kích động, xuyên tạc về Biển Đông. Tại website của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam, người dùng khi truy cập vào nhận được thông báo website đã bị hack, nội dung trang chủ được thay đổi hoàn toàn...
XóaTôi nghĩ rằng những quy định của dự thảo luật An ninh mạng cũng chỉ giúp bảo vệ người dân mà thôi, nếu không có luật khi mà các đối tượng xấu lợi dụng việc chưa có hình thức xử phạt để tấn công gây hậu quả lớn cho người dân, hay một tập đoàn nào đó thông qua mạng internet chẳng hạn thì lúc đó họ sẽ đi về đâu để giải quyết, tìm ra tội phạm để xử lý.
Trả lờiXóaChắc chắn cần có luật rồi, để có thể dùng dây trói pháp luật buộc cái đám suốt ngày ra rả thông tin nhảm nhí trên mạng chứ. Việc đưa ra luật an ninh mạng là điều đáng phải được ủng hộ. Xã hội nào muốn được duy trì ổn định thì cũng cần những quy định luật pháp. Vậy với một thứ xã hội ảo mà có tận hơn 60 triệu người thật dùng thì liệu có cần không
Trả lờiXóaVấn đền được nhiều người quan tâm là việc dự thảo luật này có quy định các nhà cung cấp dịch vụ mạng phải có máy chủ quản lý dữ liệu người dùng đặt tại Việt Nam. Xung quanh vấn đề này, một số lều báo, các đối tượng cơ hội chính trị đăng tải tin sai sự thật để gây hiểu lầm, gây hoang mang trong dư luận quần chúng.
XóaMọi người nếu theo dõi thông tin thì có thể thấy mấy vụ tung tin đồn bắt cóc khiến bao nhiêu người bị đánh oan đến gần chết, hay vụ học sinh tự vẫn vì bị bạn tung clip nhạy cảm lên mạng chưa. Luật sinh ra là để bảo vệ tất cả chúng m tất cả những người dùng mạng hàng ngày hàng giờ. Đừng cố vứt đi quyền lợi của mình. Hãy sáng suốt để khi đưa ra lựa chọn của bản thân chứ đừng a dua theo dư luận
Trả lờiXóaNhững cuộc tấn công ấy nhằm đánh cắp thông tin, dữ liệu, hoặc phá hoại sự hoạt động bình thường của hệ thống, hoặc với cả hai mục đích. Nếu như những cuộc tấn công mạng trên diện rộng có thể dễ dàng bị kiểm soát và vô hiệu hóa bởi những quy định chia sẻ thông tin chống mã độc của các tập đoàn truyền thông lớn trên thế giới thì những cuộc tấn công nhằm vào một khu vực hẹp, thậm chí chỉ vào một hệ thống máy chủ ở trong nước khó kiểm soát và khống chế hơn nhiều.
XóaTôi thấy rằng việc ban hành những quy định mới trong dự thảo luật An ninh mạng là để nhằm góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo cơ hội quản lý tốt và phát triển, đảm bảo cho mọi người khai thác sử dụng mạng một cách đúng đắn, ngăn chặn những hạn chế đối tượng lợi dụng mạng để có hành vi trục lợi hay mục đích xấu khác. Mọi người cần hiểu rõ vấn đề
Trả lờiXóaPhải có luật an ninh mạng để cho các đối tượng âm mưu chống pá, lợi dụng sự phát triển của khoa học công nghệ để tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước. Luật an ninh mạng vừa đảm bảo chính sách của ĐẢng Nhà nước mà trên hết là phục vụ lợi ích của quần chúng trong việc bảo vệ bí mật cá nhân. Đây là cơ sở pháp lý để xử phạt đối với những kẻ xấu, những kẻ xuyên tạc nên chúng đang lo lắng đây mà
Trả lờiXóaPhải làm sao vừa đảm bảo Internet vẫn được phát triển hài hòa mà không bịmất cảnh giác trước nguy cơ tấn công mạng thậm chí chiến tranh mạng trong tương lai. Việc triển khai luật về an ninh mạng là việc làm cần thiết trong tình hình hiện nay, khi mà mạng internet ngày càng phát triển thì cần có những những quy định bảo vệ lợi ích chung cho mọi người, ngăn chặn những hành vi xấu lợi dụng mạng internet gây tác hại cho cộng đồng xã hội
Trả lờiXóaKhông thể phủ nhận tầm quan trọng của việc tiếp cận với công nghệ thông tin truyền thông hiện đại mà Internet là nền tảng. Trong 20 năm qua, kể từ ngày 19-11-1997, khi ông Mai Liêm Trực, Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu chính viễn thông bấm nút kết nối hệ thống mạng của Việt Nam với hệ thống Internet toàn cầu, hạ tầng công nghệ thông tin cũng như các dịch vụ mạng ở Việt Nam đã phát triển với tốc độ rất cao. Thành tựu đó đem lại nhiều tiện ích cho đời sống của người dân cũng như việc quản lý xã hội của Nhà nước, đóng góp đáng kể vào tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm của Việt Nam, góp phần đưa Việt Nam thoát khỏi vị trí nước kém phát triển để vươn lên tầm các nước đang phát triển. Tuy nhiên, sự vật, hiện tượng nào cũng có mặt trái của nó.
XóaVới sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay, không gian mạng đã xâm nhập vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và hiện diện trong hầu hết các hoạt động của con người. Từ đó, yêu cầu bảo vệ an ninh mạng được đặt ra đối với toàn bộ các lĩnh vực, hoạt động mà không gian mạng đang bao phủ nhằm bảo vệ được chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Trả lờiXóaDự thảo trên là hoàn toàn hợp lý, hơn nữa Việt Nam cũng giống như các quốc gia khác đều có nguyên tắc trong bảo vệ an ninh mạng của mình, và việc ban hành luật để bảo vệ an ninh mạng là việc đương nhiên. Thị trường Việt Nam đang phát triển, Nhà nước ta tạo nhiều kiện cho các doanh nghiệp vì vậy việc Facebook, google rời bỏ chúng ta như tác giả nói là không có căn cứ.
Trả lờiXóaKhoản 4, Điều 34, Dự thảo Luật An ninh mạng quy định: “Các doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, internet tại Việt Nam phải tuân thủ pháp luật, tôn trọng chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia Việt Nam, có giấy phép hoạt động, đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu người sử dụng Việt Nam trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam…”. Dự thảo này là sự phát triển từ Điều 24, Nghị định 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng, quy định các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội phải đặt máy chủ tại Việt Nam. Trong dự thảo luật, không chỉ các nhà cung cấp dịch vụ mạng xã hội mà các dịch vụ viễn thông, Internet… của nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam đều phải tuân thủ quy định này.
Trả lờiXóaMột trong những vấn đề được đặt ra là cần xây dựng và triển khai bộ quy tắc ứng xử trên mạng xã hội cho các nhà cung cấp dịch vụ và người sử dụng mạng xã hội tại Việt Nam. Điều này nhằm hướng tới việc xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh, an toàn. Đây là yêu cầu được đặt ra bởi nghị quyết Quốc hội. Tuy nhiên Bộ trưởng Trương Minh Tuấn nhấn mạnh rằng, sau khi xây dựng bộ quy tắc này, cần xin ý kiến rộng rãi người dân qua báo chí và mạng xã hội.
Trả lờiXóaMột số báo khi đưa tin về quy định này đã viện dẫn Google và Facebook, là hai trang mạng xã hội được nhiều người sử dụng ở Việt Nam (thực tế, ở Việt Nam còn có nhiều trang mạng tìm kiếm lớn khác như Yahoo, Cốc Cốc (nội địa), Amazon, Viber, Zalo… và nhiều trang mạng chuyên đề như Wikipedia, Wikileak, Youtube). Điều này tác động lo lắng cho người dân đang sử dụng những dịch vụ phổ biến là Google và Facebook, từ đó gây ra làn sóng chỉ trích, phản ứng quy định mà dự thảo Luật An ninh mạng đưa ra.
Trả lờiXóa