Trong hệ thống
giáo dục quốc dân, nghiên cứu sinh là bậc học cuối cùng, tiến sĩ là học vị cao
nhất trong khoa học. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam, từ thời nhà Trần, người
đỗ đạt Tiến sĩ, tức là người đỗ cao nhất trong các khoa đình được phong làm Trạng
nguyên (người đỗ Trạng nguyên nói riêng và đỗ tiến sĩ nói chung phải vượt qua 3
kỳ thi: thi hương, thi hội và thi đình). Khoa thi đầu tiên được mở ra dưới thời
Lý năm 1075, lúc đó vua nhà Lý chưa đặt ra định chế tam khôi nên người đỗ đầu
khoa thi này là Lê Văn Thịnh chưa được gọi là Trạng
nguyên. Phải đến khoa thi năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 đời vua Trần Thái Tông (1247) mới đặt ra định chế
tam khôi (3 vị trí đỗ đầu có tên gọi thứ tự là: Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa)
thì mới có danh hiệu Trạng nguyên. Đến thời nhà Nguyễn thì không lấy danh hiệu
Trạng nguyên nữa (danh hiệu cao nhất dưới thời nhà Nguyễn là Đình Nguyên). Do đó Trạng nguyên cuối cùng
là Trịnh Tuệ đỗ khoa Bính Thìn (1736) thời
Lê-Trịnh.
Nói vậy để
thấy rằng, học vị tiến sĩ, hay tấm bằng tiến sĩ là rất danh giá. Tấm bằng tiến
sĩ luôn được rất nhiều người ngưỡng mộ và là niềm vinh dự cho cả dòng họ, quê
hương. Bởi vậy, khi những thông tin về “lò ấp” tiến sĩ, trung bình mỗi ngày cho
“ra lò” một tiến sĩ ở Học viện Khoa học xã hội Việt Nam khiến người ta không khỏi
giật mình. Trong hai năm 2015 và 2016, “lò ấp” này đã cho ra lò gần 700 tiến
sĩ, đóng góp không nhỏ vào kế hoạch đào tạo 20.000 tiến sĩ vào năm 2020.
Điều đáng
nói hơn, các đề tài tiến sĩ nổi tiếng mà học viện này cho bảo vệ có thể kể đến
như: Đặc điểm giao tiếp với dân của Chủ tịch UBND xã; Lời cầu khiến trong tiếng
Anh (so với tiếng Việt-Bình diện lịch sự); hay như “Câu bị động tiếng Anh
và các phương thức dịch sang tiếng Việt”; Thần thoại về Mặt trời ở Việt Nam;
Hành vi nịnh trong tiếng Việt… Những đề tài chỉ ngang với những bài tiểu luận ở
bậc đại học, đề tài có tính phục vụ đại chúng không cao.

Trong một bài viết về những
nhận thức sai lầm về bằng tiến sĩ cách đây gần chục năm (năm 2008), giáo sư Trần
Văn Thọ đã thẳng thắn nói rằng: Bằng tiến sĩ không phải nhằm đào tạo nhà quản
lý hoặc lãnh đạo để cho phép nhà nước cấp kinh phí đi học tại chức lấy bằng tiến
sĩ. Bằng tiến sĩ là bước cơ bản nhằm đào tạo đội ngũ khoa học có trình độ cao để
phục vụ giáo dục đại học và nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu sinh không cần phải
có ý kiến mới để được nhận vào chương trình tiến sĩ, nhưng nghiên cứu sinh phải
có đủ trình độ để từ quá trình học, nắm được phát triển lý thuyết cơ bản và kiểm
chứng lý thuyết bằng thực tiễn trong ngành trên thế giới, từ đó biết được vấn đề
gì đã được nghiên cứu và cái gì chưa được giải đáp và từ đó có đóng góp mới về
mặt học thuật.
Luận án tiến sĩ không nhằm nghiên cứu một vấn đề thực tiễn
áp dụng ngay cho việc phát triển xã hội, kinh tế như làm sao thu hút đầu tư nước
ngoài, hoặc làm sao một địa phương có thể trồng lúa ba vụ. Luận án tiến sĩ phải
có tính học thuật (academic), triển khai bằng ngôn ngữ khoa học, bằng những
khung lý luận cơ bản trong ngành và gói ghém có phê phán tất cả lý luận, kết quả
mà các công trình nghiên cứu trước đã đạt được liên quan đến đề tài của mình.
Quan trọng nhất luận án phải có tính độc sáng (originality), đặt ra được những
vấn đề mới, đưa ra được những giả thuyết hay lý luận mới và kiểm chứng bằng những
tư liệu mới.
Nói vậy để thấy rằng, mục
tiêu của đào tạo tiến sĩ
là đào tạo ra một đội ngũ khoa học có trình độ cao để phục vụ giáo dục đại học
và nghiên cứu khoa học. Mục tiêu đào tạo tiến sĩ không phải là đào tạo nhà lãnh
đạo, nhà quản lý. Với mục tiêu đó, luận án tiến sĩ được nghiên cứu phải là
những đề tài có tính mới về lý luận và có ý nghĩa về khoa học, có tính học thuật. Do đó, người
được cấp bằng tiến sĩ do đó phải am hiểu các lý luận cơ bản, các khung phân
tích trong ngành mình và nắm vững các khái niệm, các khung phân tích, các lý luận
và những tiến triển nghiên cứu mới trong ngành chuyên môn hẹp của mình.
Sau câu chuyện tại Học viện
Khoa học xã hội Việt Nam, mới đây hình
ảnh nghiên cứu sinh bảo vệ Luận án Tiến sĩ chuyên ngành lý luận và lịch sử
mỹ thuật cấp viện với đề tài "Nghệ thuật chữ trong thiết kế bìa sách giai
đoạn 2005 - 2015 ở Việt Nam" tại Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam
được mạng xã hội chia sẻ, đã nhận được không ít những đánh giá trái chiều. Rất
nhiều người cho rằng, với một đề tài luận án tiến sĩ như vậy, thì tính mới về
lý luận, ý nghĩa về khoa học, tính học thuật ở đâu? Đó là một đề tài luận án tiến
sĩ sao?...
Trước những phản ứng của
dư luận, những người trong cuộc cũng đã lên tiếng. Đại diện Viện Văn hóa nghệ
thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng, “những người nhận xét trên facebook chỉ là ý
kiến cá nhân, cảm tính của họ và mình cũng ít quan tâm đến dư luận kiểu đó còn
nếu ai đọc luận án xong có phản biện mang tính chất khoa học thì tôi sẽ sẵn
sàng nghe, điều chỉnh”. Còn người hướng dẫn khoa học cho luận án này thì giải
thích: "Ở đây, nghệ thuật chữ là nghệ thuật đã có lâu đời và đây cũng là
một ngành học, còn điều đặc biệt là chỗ khi khoa học công nghệ xuất hiện thì có
vấn đề phải suy nghĩ hơn".
Dù có giải thích thế nào
đi chăng nữa, với cá nhân tôi, một luận án tiến sĩ như thế này khó có thể chứng
minh được tính mới về lý luận, có ý nghĩa về khoa học, chứ chưa nói đến là áp
dụng vào thực tiễn như thế nào.
Kết thúc bài viết, tôi
xin nhắc lại câu nói của một nhà báo ở báo Thanh niên trong một bài viết rằng, chúng
ta “không thể “bình dân hóa” luận án tiến sĩ”.
Khai Tâm
luận án tiến sỹ là phải đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội, thế nhưng một thực trạng buồn hiện nay đó là việc lấy bằng cấp tiến sỹ để hù dọa huênh hoanh với xã hội chứ không phải thực chất là để giải quyết vấn đề trong xã hội. điều này cần lên án và phê phán sâu sắc.
Trả lờiXóatại nhiều trường đại học hiện nay các luận án tiến sỹ được thẩm định không đúng quy trình đã xảy ra nhiều đề tài chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu của tiến sỹ chứ chưa nói đến vấn đề khoa học thực tiễn đặt ra trong xã hội, đây là điều mà bộ giáo dục cần phải quản lý chặt hơn.
Trả lờiXóađúng là mấy bác tiến sĩ, mấy nhà khoa học giải thích mà làm tôi thấy mình kém cỏi quá, dường như họ đang tỏ ra mình đang nhiều chữ hơn những người khác thôi thì không hiểu lắm thì cũng chấp nhận cái gọi là tiến sĩ của mấy người đi và cũng đừng quá ngạc nhiên khi người ta nghe đến danh giáo sư tiến sĩ không còn trầm trồ như trước nữa, vì những người trong cuộc đang làm giá trị của nó phai nhạt đi thôi
Trả lờiXóangười được cấp bằng tiến sĩ do đó phải am hiểu các lý luận cơ bản, các khung phân tích trong ngành mình và nắm vững các khái niệm, các khung phân tích, các lý luận và những tiến triển nghiên cứu mới trong ngành chuyên môn hẹp của mình
Trả lờiXóa