 |
Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont và những người ủng hộ |
Chỉ ít phút
sau khi Nghị viện Catalonia quyết định đơn phương tuyên bố độc lập và khởi động
“quy trình lập hiến” về việc tách khỏi Tây Ban Nha với 70 phiếu thuận, 10 phiếu
chống và 2 phiếu trắng, Thượng viện Tây Ban Nha đã ngay lập tức phê chuẩn kích
hoạt Điều 155 trong hiến pháp, tước bỏ quyền lực của chính quyền Catalonia
hôm 27/10. Theo đó, Chính phủ Tây Ban Nha đã quyết định cách chức Thủ hiến (Tổng
thống) Catalonia Carles Puigdemont, sa thải cảnh sát trưởng Catalonia cùng toàn
bộ thành viên cơ quan đối ngoại Catalonia cũng như tùy viên ngoại giao của
Catalonia ở Brussels và Madrid. Các bộ của chính phủ trung ương sẽ tiếp quản điều
hành chính quyền Catalonia.
Thủ tướng Tây Ban Nha Rajoy cho
biết, một cuộc bầu cử mới ở Catalonia sẽ diễn ra vào ngày 21/12 tới. Ông Rajoy
nói trước sóng truyền hình: "Tây Ban Nha đang trải qua một ngày tồi tệ.
Chúng tôi tin rằng việc cấp bách hiện giờ là lắng nghe tất cả người dân
Catalonia, để họ có thể quyết định tương lai của họ, không ai có thể thay mặt họ
hành động vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp".
Việc Thượng viện Tây Ban Nha
phê chuẩn việc kích hoạt điều khoản 155 trong hiến pháp, cho phép khôi phục quyền
điều hành trực tiếp đối với Catalonia (nói cách khác là tước quyền tự trị của
khu vực này) là điều chưa từng có trong tiền lệ, thể hiện động thái hết sức cứng
rắn của Chính phủ Tây Ban Nha trong việc ngăn chặn hành động ly khai ở
Catalonia.
 |
Nghị viện Catalonia vỗ tay ăn mừng sau tuyên bố độc lập |
Trong một diễn biến khác, sáng
ngày 28/10, người phát ngôn của Cơ quan công tố Tây Ban Nha cho biết tuần tới sẽ
khởi tố Thủ hiến Carles Puigdemont với tội danh nổi loạn. Một tòa án sẽ quyết định
có chấp nhận các cáo buộc kể trên đối với ông Carles Puigdemont hay không. Theo
luật pháp Tây Ban Nha tội danh nổi loạn có thể bị phạt tù tới 30 năm.
Một số nước châu Âu và trên
thế giới, như Pháp, Đức, Mỹ cũng đã ngay lập tức bác bỏ tuyên bố độc lập của
chính quyền xứ Catalonia và nói rằng họ ủng hộ các nỗ lực của ông Rajoy bảo
toàn sự thống nhất của Tây Ban Nha.
Việc
chính quyền Tây Ban Nha tước bỏ quyền
lực của chính quyền Catalonia, cách chức Thủ hiến Catalonia Carles Puigdemont,
sa thải cảnh sát trưởng Catalonia cùng toàn bộ thành viên cơ quan đối ngoại
Catalonia cũng như tùy viên ngoại giao của Catalonia ở Brussels và Madrid là một
việc làm cần thiết và quyết đoán nhằm ngăn chặn hành động tuyên bố độc lập tại xứ
tự trị này.
Có thể nói,
chưa khi nào làn sóng ly khai, tự trị trên thế giới phát triển và leo thang mạnh
mẽ như lúc này. Với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc biệt lập, chủ nghĩa dân
túy những hành động trên là hết sức nguy hiểm, nó sẽ làm đảo lộn trật tự thế giới,
và giết chết kỷ cương phép nước. Cần ngăn chặn những hành động kiểu này nhằm
duy trì trật tự của các quốc gia.
Khai Tâm
Có thể nói, chưa khi nào làn sóng ly khai, tự trị trên thế giới phát triển và leo thang mạnh mẽ như lúc này. Với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc biệt lập, chủ nghĩa dân túy những hành động trên là hết sức nguy hiểm, nó sẽ làm đảo lộn trật tự thế giới, và giết chết kỷ cương phép nước. Cần ngăn chặn những hành động kiểu này nhằm duy trì trật tự của các quốc gia.
Trả lờiXóapháp , mỹ , đức bác bỏ tuyên bố độc lập của xứ catalonia nhưng lại có nước ngấm ngầm cổ súy cho cái phong trào ly khai ở một số nơi ở việt nam là sao? phải chăng việt nam không theo chế độ tư bản nên ly khai, tự trị là hợp lý?
Trả lờiXóavậy mà khi có những sự như ở tây nguyên, ở điện biên xảy ra thì " một số nước phương tây" đã lên tiếng cho rằng ở việt nam có này có nọ, đòi can thiệp vào việt nam, đòi hỗ trợ những kẻ chống đối ở việt nam. việt nam khác gì so với tây ban vậy?
Trả lờiXóaliệu điều này mà xảy ra với việt nam thì có bao nhiêu quốc gia từ phương tây tuyên bố phủ nhận sự độc lập đó. hay là sẽ có hàng loại các thứ như nhân quyền, quyền dân tộc tự quyết, ... được bày ra để trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ?
Trả lờiXóachính quyền Madrid từng tuyên bố sẽ triển khai lực lượng cảnh sát tới khu vực mà họ nhiều khả năng sẽ tước bỏ quyền tự trị này. Madrid từng khẳng định sẽ không sử dụng nhưng không có gì đảm bảo chính phủ sẽ không mạnh tay nếu các quan chức của Catalan không chịu rời nhiệm sở. đây là hệ quả của tiêu chuẩn kép của phương tây đấy.
Trả lờiXóaTháng 9/2014, quốc hội Catalan thông qua kêu gọi một cuộc trưng cầu dân ý về việc độc lập. Artus Mas, lãnh đạo Catalonia thông báo cuộc bỏ phiếu sẽ diễn ra vào ngày 9/11. Phản ứng trước việc này, tòa án TBN phản đối quyết liệt và cho biết sẽ chặn đứng mọi nỗ lực tổ chức trưng cầu. giờ đây thêm lần nữa nghị viện của xứ lại đơn phương đòi độc lập, đây là kết cục của tiêu chuẩn kép của phương tây.
Trả lờiXóaSau cơn địa chấn với sự kiện nước Anh rời EU (Brexit), châu Âu đã và đang tiếp tục đối mặt hàng loạt vấn đề gai góc khác, trong đó có trào lưu ly khai và tuyên bố độc lập. Có thể nói, tư tưởng ly khai đang trở thành xu hướng mạnh mẽ trong đời sống chính trị và cả kinh tế của châu Âu đương đại. Điều đó phản ánh sự rạn nứt bên trong một cách sâu sắc mà các nhà lãnh đạo các nước châu Âu chưa có phương cách nào hữu hiệu để ngăn chặn.
Trả lờiXóaCũng phải thôi, ai lại chấp nhận cho một vùng đất đang thuộc chủ quyền quốc gia ly khai độc lập, không một quốc gia nào có thể chấp nhận điều ấy. Nhưng tuyên bố ly khai vẫn sẽ mãi là tuyên bố, còn người dân nữa, họ đang tranh cãi căng thẳng kìa.
Trả lờiXóaCatalonia độc lập, chắc đây là điều mà các fan bóng đá không mong muốn nhất bởi vì đội bóng yêu thích của họ có nguy cơ ko có giải mà đá. Nói đùa thế thôi, trên phương diện chính trị, t cũng không đồng tình với sự tách ra này, có thể là do t ko rõ nguyên nhân chăng, nhưng tách ra vậy t nghĩ chẳng lợi lộc mấy cho người dân xứ Catalonia đâu, họ sẽ bị cô lập giữa lòng EU đó.
Trả lờiXóa