 |
Phạm Minh Hoàng |
Ngày 27/10,
tổ chức “Phóng viên không biên giới” (RSF) công bố danh sách 18 cá nhân là “nhà
báo” và cơ quan truyền thông trong danh sách đề cử cho “Giải thưởng Tự do báo
chí năm 2017”. Trong danh sách 18 cá nhân được RSF đề cử có Phạm Minh Hoàng
(người đã bị Chủ tịch nước Cộng hòa XHCN Việt Nam hủy bỏ quốc tịch hôm 17/5 vừa
qua vì những hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia Việt Nam).
Đã thành
thông lệ, hàng năm RSF lại tổ chức vinh danh cho những cá nhân là các “nhà báo”,
“blogger” có những bài viết chống lại chính phủ các nước mà họ đang sinh sống với
cái gọi là “Giải thưởng tự do báo chí”. Dù cho tổ chức này giải thích rằng, tiêu
chí lựa chọn các cá nhân cho “giải thưởng” này là “dựa trên tính chuyên nghiệp,
sự độc lập và quyết tâm theo đuổi tự do truyền thông”.
Năm nay, dự kiến “Giải thưởng
Tự do báo chí 2017” của RSF sẽ được trao ở thành phố Strasbourg, Pháp vào ngày
17/11/2017.
Với những người Việt Nam yêu
nước chân chính có lẽ cái tên Phạm Minh Hoàng chẳng còn xa lạ gì với họ.
Phạm Minh Hoàng sinh ngày
8/8/1955 tại Vũng Tàu, là con của một viên chức cao cấp thuộc Bộ Tổng tham mưu
quân đội Sài Gòn thuộc chế độ VNCH. Năm 1973, Phạm Minh Hoàng sang Pháp du
học rồi tốt nghiệp ngành Khoa học ứng dụng với học vị Thạc sĩ. Thời gian ở
Pháp, Hoàng đã nhiều lần viết bài, gửi cho một số tờ báo, tạp chí của các hội
đoàn người Việt chống Cộng ở Pháp, xuyên tạc cuộc đấu tranh giải phóng đất nước
của nhân dân Việt Nam.
 |
Biểu tượng của RSF |
Năm 1996, Phạm Minh Hoàng
quen với Nguyễn Ngọc Đức, là “Trung ương ủy viên” của tổ chức khủng bố “Việt
tân” tại Pháp rồi được Đức móc nối gia nhập tổ chức khủng bố này. Năm
1998, Hoàng nhận lời, viết đơn và chính thức trở thành thành viên chính thức của
Việt Tân. Cũng trong năm đó, nhận lệnh của “Việt tân”, Phạm Minh Hoàng làm thủ
tục xin được về nước mà mục đích là để tìm cơ hội hoạt động.
Năm 2000, Phạm Minh Hoàng được
Trường đại học Bách khoa TP HCM nhận vào làm giảng viên hợp đồng. Để tuyển mộ
người cho tổ chức khủng bố “Việt tân”, Phạm Minh Hoàng thành lập những nhóm
sinh viên, thanh niên, hoạt động dưới hình thức đào tạo "kỹ năng mềm",
trang bị kiến thức vào đời cho giới trẻ. Nhưng thực chất là Hoàng hướng dẫn cho
họ các phương pháp đấu tranh "bất tuân dân sự".
Ngày 13/8/2010, Phạm Minh
Hoàng bị Cơ quan An ninh thành phố Hồ Chí Minh bắt giam để điều tra về tội hoạt
động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, theo Điều 79 Bộ luật Hình sự. Ngày
10/8/2011, Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử và
tuyên phạt Phạm Minh Hoàng 03 năm tù và 03 năm quản chế về tội "hoạt động
nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo khoản 2 Điều 79 Bộ luật Hình sự.
Ngày 13/1/2012, Phạm Minh
Hoàng chính thức đã được trả tự do. Sau khi ra tù, Phạm Minh Hoàng vẫn chứng
nào tật nấy, không chịu cải tạo để hoàn lương, Hoàng vẫn tham gia tổ chức khủng
bố “Việt tân”, câu kết với các thành viên của tổ chức khủng bố này, tìm cách
tuyển người vào tổ chức và có các bài viết xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước.
Thậm chí, Phạm Minh Hoàng còn hoạt động táo tợn hơn, công nhiên lập các hội
nhóm kiểu "Văn đoàn độc lập", "Hội nhà văn độc lập",
"Hội nhà báo độc lập", "Hội giáo chức Chu Văn An"...mà thực
chất là các tổ chức bất hợp pháp, núp bóng xã hội dân sự để chống nhà nước Việt
Nam, đi ngược với lợi ích của dân tộc.
Trưa ngày 20/3/2016, tại
Thành phố Hồ Chí Minh, lực lượng công an đã tạm giữ Phạm Minh Hoàng vì bị tố
cáo mở lớp học trái pháp luật, lợi dụng giảng dạy kỹ năng mềm để tuyên truyền
chống nhà nước. Khi khám xét, trong máy tính của Phạm Minh Hoàng chứa nhiều tài
liệu chứng tỏ ông này đang có những hoạt động chống lại chế độ.
Để phòng ngừa các hoạt động
chống nhà nước, đồng thời đáp ứng các yêu cầu về đối ngoại, ngày 17/5/2017, Chủ
tịch nước đã ký quyết định hủy bỏ Quốc tịch Việt Nam đối với Phạm Minh Hoàng.
Với một bảng “thành tích” chống
phá Nhà nước Việt Nam có “thâm niên”, thật nực cười khi RSF đề cử Phạm Minh
Hoàng cho “Giải thưởng Tự do báo chí năm 2017”.
Với việc làm này, một lần nữa
RSF lại cho người ta thấy rằng, đây là một tổ chức trá hình, chuyên lợi dụng vấn
đề dân chủ, các quyền tự do ngôn luận, báo chí để can thiệp vào công việc nội bộ
của các nước, cũng như hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối chính phủ ở các nước,
trong đó có Việt Nam thông qua việc trao các “giải thưởng”.
Tuệ Minh