Đề án đưa nội dung quyền con người
vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt ngày 5/9 vừa qua. Theo Đề án, trong giai đoạn 2017 - 2020 sẽ thí điểm đưa
nội dung quyền con người vào các cấp bậc giáo dục từ mầm non đến trung học phổ
thông ở 3 tỉnh, thành đại diện cho 3 miền (dự kiến mỗi cấp 2 trường). Đối với
giáo dục đại học, tổ chức dạy thí điểm cho các khối trường theo nhóm ngành đào
tạo (3 trường/khối trường); đối với giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dạy thí điểm
cho các khối trường theo nhóm ngành nghề đào tạo (3 trường/khối trường). Đến năm 2025, 100% cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục
quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.
Theo đề án,
chương trình được xác định cụ thể cho từng cấp học và chương trình đào tạo. Cụ
thể, đối với trẻ em mẫu giáo, bước đầu hình thành nhận biết được quyền và tôn
trọng quyền của người khác. Học sinh tiểu học bước đầu hiểu được một số kiến thức
cơ bản về quyền và nghĩa vụ của con người, của công dân; từ đó hình thành kỹ
năng tự bảo vệ quyền của bản thân và của người khác, thái độ tôn trọng quyền
con người.
Học sinh
THCS hiểu được kiến thức cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân cao hơn so với học
sinh tiểu học; các quyền con người của trẻ em đã được pháp luật quốc tế và pháp
luật Việt Nam quy định để từ đó phát triển kỹ năng tự bảo vệ quyền của bản thân
và của người khác, củng cố thái độ tôn trọng quyền con người. Với học sinh
THPT, đề án đưa ra mục tiêu hiểu được kiến thức cơ bản về quyền con người cao
hơn học sinh THCS; xây dựng thái độ, ý thức tôn trọng quyền con người, quyền
công dân, sự khoan dung, bình đẳng, đoàn kết dân tộc và quốc tế. Với giáo dục
nghề nghiệp, nội dung giáo dục gồm các cơ chế bảo vệ quyền con người; kỹ năng ứng
dụng quyền con người trong hoạt động nghề nghiệp; giải quyết tranh chấp phát
sinh trong quan hệ lao động.
Sinh viên đại học sẽ
được học nguồn gốc, bản chất và tính chất của quyền con người, quyền công dân;
nội hàm của các quyền con người được quy định trong công ước quốc tế mà Việt
Nam đã tham gia và công ước quốc tế khác; các quyền con người, quyền công dân
trong Hiến pháp năm 2013 và luật chuyên ngành; bảo vệ, bảo đảm quyền của các
nhóm dễ tổn thương trong xã hội...
Mục tiêu đề án là giúp học
sinh, giáo viên và cán bộ quản lý có ý thức tự bảo vệ các quyền của bản
thân, tôn trọng nhân phẩm, quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm,
nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện
con người Việt Nam.
Với việc nội dung quyền con
người được đưa vào giảng dạy ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt
Nam cho thấy. Thứ nhất, đây là vấn đề rất cần thiết, bởi lẽ việc giáo dục về
quyền con người vốn đã được đưa vào chương trình các cấp học, như ở môn đạo đức
ở giáo dục tiểu học, giáo dục công dân đối với học sinh THCS, THPT nhưng khá mờ
nhạt. Thêm vào đó, với phương pháp giáo dục còn nặng về lý thuyết, những bài học
đạo đức chưa ngấm vào ý thức học sinh. Hơn nữ, tại một số nước như Nhật Bản, nội
dung giáo dục về quyền con người được đưa chính thức vào chương trình giáo dục
quốc dân từ rất sớm (từ năm 1947).
Thứ hai, đây là một bước tiến
mới trong đảm bảo quyền con người ở Việt Nam và là sự cụ thể hóa những quy định
về đảm bảo quyền con người trong Hiến pháp 2013. Tất cả mọi người chúng ta cần
phải biết mình có những quyền con người cơ bản nào để sống tự tin hơn, chuẩn mực
hơn, từ đó biết tôn trọng quyền của người khác cũng như sự khác biệt của người
khác, muốn biết được những điều đó thì điều quan trọng đầu tiên là phải được
giáo dục những kiến thức cơ bản về quyền con người.
Một xã hội phát triển, một xã hội dân chủ là quyền con
người được tôn trọng và đảm bảo. Để đạt được những điều đó, mỗi người cần phải
có những kiến thức cơ bản về quyền con người để trước hết là tôn trọng quyền của
chính mình, sau đó là tôn trọng quyền của người khác và cao hơn nữa là nêu cao
ý thức trách nhiệm đối với nhà nước và xã hội. Khi mọi người đã hiểu biết được
về quyền con người và đảm bảo quyền con người thì những hành vi lợi dụng quyền
con người vào mục đích xấu cũng sẽ chẳng còn đất diễn.
Khai Tâm
Một xã hội phát triển, một xã hội dân chủ là quyền con người được tôn trọng và đảm bảo. Để đạt được những điều đó, mỗi người cần phải có những kiến thức cơ bản về quyền con người để trước hết là tôn trọng quyền của chính mình, sau đó là tôn trọng quyền của người khác và cao hơn nữa là nêu cao ý thức trách nhiệm đối với nhà nước và xã hội. Khi mọi người đã hiểu biết được về quyền con người và đảm bảo quyền con người thì những hành vi lợi dụng quyền con người vào mục đích xấu cũng sẽ chẳng còn đất diễn.
Trả lờiXóaĐề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 5/9 vừa qua. Đây là một bước tiến mới trong đảm bảo quyền con người ở Việt Nam và là sự cụ thể hóa những quy định về đảm bảo quyền con người trong Hiến pháp 2013. Tất cả mọi người chúng ta cần phải biết mình có những quyền con người cơ bản nào để sống tự tin hơn, chuẩn mực hơn, từ đó biết tôn trọng quyền của người khác cũng như sự khác biệt của người khác, muốn biết được những điều đó thì điều quan trọng đầu tiên là phải được giáo dục những kiến thức cơ bản về quyền con người.
Trả lờiXóaVới việc nội dung quyền con người được đưa vào giảng dạy ở các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam cho thấy. Thứ nhất, đây là vấn đề rất cần thiết, bởi lẽ việc giáo dục về quyền con người vốn đã được đưa vào chương trình các cấp học, như ở môn đạo đức ở giáo dục tiểu học, giáo dục công dân đối với học sinh THCS, THPT nhưng khá mờ nhạt. Thêm vào đó, với phương pháp giáo dục còn nặng về lý thuyết, những bài học đạo đức chưa ngấm vào ý thức học sinh. Mục tiêu đề án là giúp học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý có ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam.
Trả lờiXóađây là một bước tiến mới trong đảm bảo quyền con người ở Việt Nam và là sự cụ thể hóa những quy định về đảm bảo quyền con người trong Hiến pháp 2013. Tất cả mọi người chúng ta cần phải biết mình có những quyền con người cơ bản nào để sống tự tin hơn, chuẩn mực hơn, từ đó biết tôn trọng quyền của người khác cũng như sự khác biệt của người khác, muốn biết được những điều đó thì điều quan trọng đầu tiên là phải được giáo dục những kiến thức cơ bản về quyền con người
Trả lờiXóathực ra điều đó không làm cho việc đào tạo trở nên cứng nhắc mà nó cũng chỉ như các môn học giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng trước đây vấn đề là cách lồng ghép nội dụng đó như thế nào cho hiệu quả, ý nghĩa của việc làm này thì ai cũng có thế nhìn thấy được, chúng ta hoàn toàn ủng hộ cách làm này của chính phủ
Trả lờiXóaMột xã hội phát triển, một xã hội dân chủ là quyền con người được tôn trọng và đảm bảo. Để đạt được những điều đó, mỗi người cần phải có những kiến thức cơ bản về quyền con người để trước hết là tôn trọng quyền của chính mình, sau đó là tôn trọng quyền của người khác và cao hơn nữa là nêu cao ý thức trách nhiệm đối với nhà nước và xã hội, việc làm này của chính phủ là một bước đi đúng đắn hi vọng nó sẽ đem lại kết quả như mong đợi
Trả lờiXóaViệc đưa nội dung nhân quyền vào giảng dạy là rất phù hợp với một đất nước đang phát triển như Việt Nam. Người dân sẽ có những kiến thức căn bản về những quyền mình được làm qua đó sẽ có những hành động chuẩn mực hơn tuân thủ hiến pháp và pháp luật. Bên cạnh đó việc đưa vào giảng dạy nhân quyền như vậy sẽ giúp người dân có thể phân biệt được những luận điệu xuyên tạc có các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền để tự bảo vệ mình, bảo vệ lợi ích của xã hội.
Trả lờiXóaViệt Nam đã và đang thể hiện là một đất nước nơi mà quyền con người, quyền công dân được đảm bảo. Đảng và Nhà nước còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân có thể trang bị cho mình những kiến thức về nhân quyền để mỗi người ý thức được hành động của mình và tôn trọng quyền của người khác, ý thức trách nhiệm của công dân đối với xã hội để từ đó góp phần xây dựng đất nước trở lên phát triển hơn.
Trả lờiXóaQuyết định đưa các nội dung cơ bản của quyền con người vào giảng dạy từ bậc mẫu giáo trở lên cho tới đại học của Chính phủ là bằng chứng đanh thép bác bỏ mọi luận điệu cáo buộc của các tổ chức, cá nhân thiếu thiện chí với Nhà nước Việt Nam rằng Việt nam không đảm bảo nhân quyền.Quan trọng hơn, điều này cũng là biện pháp ngăn chặn tốt đối với các hành vi của số đối tượng chống đối chính quyền, vi phạm pháp luật khoác áo nhà “dân chủ” khi lợi dụng việc phổ biến quyền con người để đẩy mạnh các hoạt động chống phá như Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga… thời gian qua. Việt Nam luôn tôn trọng và dảm bảo quyền con người, đó là thực tế không thể chối cãi.
Trả lờiXóaSinh viên đại học sẽ được học nguồn gốc, bản chất và tính chất của quyền con người, quyền công dân; nội hàm của các quyền con người được quy định trong công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia và công ước quốc tế khác; các quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013 và luật chuyên ngành; bảo vệ, bảo đảm quyền của các nhóm dễ tổn thương trong xã hội...
Trả lờiXóachính sự nhận thức đầy đủ về quyền con người của mỗi chúng ta sẽ tạo nên sức đề kháng hữu hiệu trước những luận điệu xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền của Việt Nam. Chính việc không hiểu rõ thế nào là nhân quyền và nhân quyền được triển khai trên thực tế như thế nào đã trở thành mảnh đất cho những luận điệu xuyên tạc sinh sôi và tồn tại.
Trả lờiXóakhi xã hội càng ngày càng dân chủ, quyền con người ngày càng được tôn trọng và thực thi thì mục đích sống và tồn tại của đám rân chủ Việt cũng như của đám khủng bố Việt Tân sẽ không còn, như vậy danh không chính, ngôn không thuận thì chúng làm sao lôi kéo mọi người theo chúng đồng nghĩa với việc không có tiền hoạt động.
Trả lờiXóata đều biết mục tiêu đề án là giúp học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý có ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam, vậy chẳng có lí do gì mà không tán thành đề án này cả
Trả lờiXóaKhi xã hội càng ngày càng dân chủ, quyền con người ngày càng được tôn trọng và thực thi thì mục đích sống và tồn tại của đám rân chủ Việt cũng như của đám khủng bố Việt Tân sẽ không còn, như vậy danh không chính, ngôn không thuận thì chúng làm sao lôi kéo mọi người theo chúng đồng nghĩa với việc không có tiền hoạt động.
Trả lờiXóachính sự nhận thức đầy đủ về quyền con người của mỗi chúng ta sẽ tạo nên sức đề kháng hữu hiệu trước những luận điệu xuyên tạc về tình hình dân chủ, nhân quyền của Việt Nam. Chính việc không hiểu rõ thế nào là nhân quyền và nhân quyền được triển khai trên thực tế như thế nào đã trở thành mảnh đất cho những luận điệu xuyên tạc sinh sôi và tồn tại.
Trả lờiXóasau quá trình giáo dục về nhân quyền, thì chính mỗi người học sẽ là một “dư luận viên” không chỉ bảo vệ mình mà còn bảo vệ những người xung quanh, đấu tranh với luận điệu xuyên tạc của các anh em rân chủ. Như vậy, tính hiệu quả của đề án sẽ lan tỏa rộng rãi. Và có lẽ, đây chính là điều mà Việt Tân hay anh em rân chủ khác đang lo sợ.
Trả lờiXóaChúng ta cùng mong muốn rằng, trong quá trình thử nghiệm cũng như cho đến khi đi vào giảng dạy đại trà thì các bộ phận liên quan sẽ vừa làm, vừa rút kinh nghiệm để đề án sẽ đạt được kết quả cao nhất như mong đợi của chúng ta. Tuy nhiên, có lẽ tổ chức khủng bố Việt Tân cũng như những nhà rân chủ khác lại tỏ ra không hào hứng khi tiếp nhận thông tin này, đặc biệt là trong suốt nhiều năm qua họ luôn mạnh miệng kêu gào về quyền con người của mỗi cá nhân.
Trả lờiXóavấn đề nhân quyền rất nhạy cảm và do đó cần có sự chọn lọc kỹ càng khi đưa vào chương trình dạy học của những học sinh, bởi học sinh là những mầm non, là tờ giấy trắng nếu chúng ta đưa vào đó những nội dung không phù hợp thì sẽ gây ra những hậu quả hết sức tai hại về sau.
Trả lờiXóahiện nay các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân chủ nhân quyền can thiệp vào nước ta rất nhiều, cho nên cho học sinh tiếp cận dần vào những nội dung này cũng là cách tiếp cận tốt nhưng phải làm sao cho phù hợp bởi nếu không thì chính chúng ta đang dùng đá đập vào chân.
Trả lờiXóaĐề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân được Thủ tướng phê duyệt ngày 5/9. Mục tiêu đề án là giúp học sinh, giáo viên và cán bộ quản lý có ý thức tự bảo vệ các quyền của bản thân, tôn trọng nhân phẩm, quyền và tự do của người khác; ý thức về trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân đối với nhà nước và xã hội, góp phần phát triển toàn diện con người Việt Nam. Đây sẽ là bức tiến quan trọng của VIệt Nam trên con đường đưa nền giáo dục của ta phát triển, bắt kịp đà của các quốc gia khác, quan trọng hơn nó sẽ đạp tan mọi lời dèm pha của đám rận thối
Trả lờiXóaLiên quan đến vấn đề này Thầy giáo Nguyễn Quốc Vương (Trường Nguyễn Tất Thành, Hà Nội) cũng cho rằng: Việc Chính phủ phê duyệt đề án có thể coi như một mốc đánh dấu sự chuyển biến trong tư duy của Chính phủ cũng như là ngành giáo dục về quyền con người. Việc phê duyệt đề án ở tầm quốc gia đã là một bảo chứng tốt để giáo viên dựa vào đó triển khai ý tưởng của mình trong thực tiễn giáo dục. Nội dung giáo dục nhân quyền rất phong phú và thiết thực với đời sống. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để giáo viên tiến hành các thực tiễn giáo dục của riêng mình. Hơn nữa, do đi sau, Việt Nam sẽ có điều kiện để học hỏi các nước khác cả về lý luận lẫn thực tiễn.
Trả lờiXóaViệc đưa đề án này vào chương trình giáo dục là cần thiết vì tất cả mọi người (kể cả trẻ em) cần phải biết mình có những quyền con người cơ bản nào để sống tự tin hơn, chuẩn mực hơn, từ đó biết tôn trọng quyền của người khác cũng như sự khác biệt của người khác. Tuy nhiên, tôi cho rằng rất khó khăn để đưa nội dung này vào giảng dạy một cách hiệu quả khi mà giáo dục trong nhà trường những năm gần đây thiên về nhồi nhét kiến thức mà xem nhẹ việc dạy đạo đức làm người, cách ứng xử trong gia đình, ở trường lớp, nơi công cộng.
Trả lờiXóaChương trình giáo dục này là cần thiết bởi giáo dục về quyền con người là việc nên làm. Việc phê duyệt đề án ở tầm quốc gia đã là một bảo chứng tốt để giáo viên dựa vào đó triển khai ý tưởng của mình trong thực tiễn giáo dục. Nội dung giáo dục nhân quyền rất phong phú và thiết thực với đời sống. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để giáo viên tiến hành các thực tiễn giáo dục của riêng mình.
Trả lờiXóaViệt Nam gia nhập các điều ước quốc tế quan trọng về quyền con người vào đầu những năm 80 của Thế kỷ XX, ngay thời điểm đủ điều kiện tham gia các Công ước quốc tế về quyền con người sau khi trở thành thành viên Liên hợp quốc năm 1977. Đó là dấu mốc rất đáng ghi nhận bởi bối đất nước lúc đó chúng ta vừa ra khỏi chiến tranh, gặp nhiều khó khăn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa. Trước đó, Việt Nam đã tham gia bốn Công ước quốc tế Geneva (1949) về bảo hộ nạn nhân chiến tranh, đối xử nhân đạo với tù nhân chiến tranh vào năm 1957. Chính vì vậy, việc gia nhập các Công ước quốc tế về quyền con người của Việt Nam là một minh chứng rõ nét về nỗ lực của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ, thúc đẩy và tôn trọng các quyền con người theo các chuẩn mực quốc tế.
Trả lờiXóa