 |
Tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc với cái gọi là "đường lưỡi bò" và giờ là "Tứ Sa" |
Gần đây, Chính phủ Trung Quốc đã cho ra mắt một chiến
thuật pháp lý mới để hậu thuẫn cho đòi hỏi chủ quyền hung hăng của họ, tuyên bố
chủ quyền trên hầu hết Biển Đông. Chiến thuật mới họ đang nói đến có tên “Tứ Sa”,
thay thế cho cái gọi là "đường 9 đoạn", “đường lưỡi bò” mà họ vẫn sử
dụng trong suốt những năm qua.
"Tứ Sa" - theo tiếng Hoa có nghĩa là “cát”, đã
được ông Mã Tân Dân (Ma Xinmin), Phó Tổng Giám đốc Cục Hiệp Định và Pháp luật Bộ
Ngoại giao Trung Quốc tiết lộ trong một cuộc họp kín với các viên chức Bộ Ngoại
giao Hoa Kỳ vào tháng trước.
Ông Mã Tân Dân loan báo trong các buổi họp ở thành phố
Boston hôm 28 và 29/8 rằng, Trung Quốc khẳng định chủ quyền đối với “Tứ Sa”
thông qua một số tuyên bố pháp lý. Ông ta nói khu vực này là ‘lãnh hải mang
tính lịch sử’ của Trung Quốc và còn là một phần thuộc vùng đặc quyền kinh tế
200 hải lý, xác định các khu vực liền kề một lãnh thổ là thuộc chủ quyền của
Trung Quốc. Trung Quốc còn tuyên bố chủ quyền bằng cách khẳng định Tứ Sa là một
phần thuộc thềm lục địa mở rộng của Trung Quốc.
Đây có thể xem là một bước đi, một chiến thuật mới của
Trung Quốc nhằm thực hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông. Vào năm 2012, Trung Quốc
đã lập một đơn vị hành chánh mới gọi là thành phố Tam Sa để quản lý các quần đảo
Hoàng Sa, Trường Sa, và bãi Macclesfield, với dân số khoảng 2.500 người.
Các quan chức Mỹ tham dự cuộc họp đã bày tỏ ngạc nhiên
trước mưu kế mới của Trung Quốc để đòi quyền kiểm soát biển, vì đây là điều
chưa từng được thảo luận trước đó. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Justin
Higgins cho biết bộ này không bình luận về các cuộc thảo luận ngoại giao, song
khẳng định Mỹ có quan điểm rõ ràng và nhất quán là các yêu sách về biển của mọi
quốc gia ở Biển Đông và trên thế giới phải phù hợp với luật pháp quốc tế về biển
như được thể hiện trong Công ước LHQ về luật Biển 1982. Hoa Kỳ không thừa nhận
quyền kiểm soát của Trung Quốc đối với các quần đảo vừa nêu, và nhấn mạnh vùng
biển nơi qua lại của lượng hàng hóa trị giá ước lượng khoảng 3,37 nghìn tỷ đôla
hàng năm, là biển quốc tế.
Bộ Ngoại giao Mỹ khẳng định, Biển Đông là lãnh hải quốc
tế và tàu bè cũng như máy bay Mỹ sẽ qua lại trong khu vực, bất chấp các tuyên bố
của Trung Quốc rằng vùng biển này là thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc.
Bước đi mới về pháp lý của Trung Quốc được triển khai
sau khi Tòa Trọng tài thường trực (PCA) ở The Hague (Hà Lan) và tháng 7.2016 ra
phán quyết bác bỏ dứt khoát yêu sách “đường lưỡi bò” ở Biển Đông. Đại tá hải
quân Mỹ về hưu Jim Fanell, từng là một sĩ quan tình báo thuộc Hạm đội Thái Bình
Dương, nhận xét Trung Quốc dường như chuyển hướng sang khái niệm mới về “Tứ Sa”
sau khi yêu sách “đường lưỡi bò” khiến cả khu vực cảnh giác về mưu đồ biến Biển
Đông thành “ao nhà” của Trung Quốc. Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của nó vẫn là
nhằm kiểm soát một khu vực rộng lớn ở Biển Đông.
Tuệ Minh
trung quốc luôn cố sáng tạo những thứ phi lý để thể hiện chủ quyền phi pháp của mình trên biển đông. tuy vậy những mánh khóe này của trung quốc chỉ mang tính hình thức vì cái trung quốc sử dụng thực sự là vị thế cường quốc của họ.
Trả lờiXóaHành động này được cho là có bước đi mới của Trung Quốc sau khi Tòa Trọng tài Thường trực hồi tháng 7/2016 bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" của Bắc Kinh ở Biển Đông. Tòa nhấn mạnh không có bằng chứng cho thấy Trung Quốc có quyền kiểm soát vùng biển hoặc tài nguyên của chúng trong lịch sử. Rõ ràng TQ đang cố đấm ăn xôi, tìm mọi thủ đoạn đê tiện và bỉ ổi để độc chiến biển Đông.
Trả lờiXóaĐối với chiến thuật mới "Tứ Sa", theo nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, Trung Quốc muốn ngụy xưng vùng nước lịch sử và vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý. Và nếu như vậy, toàn bộ Biển Đông là của Trung Quốc. "Đó là cách diễn đạt mới để độc chiếm, khống chế Biển Đông. Mục đích cuối cùng của Trung Quốc không thay đổi"
Trả lờiXóa"Đây chỉ là một bước lùi chiến thuật của Trung Quốc và những người hiểu biết luật pháp quốc tế không thể bị lừa, với Mỹ lại càng không. Lập trường nhất quán của Mỹ trước nay là các tuyên bố chủ quyền tại Biển Đông phải tuân thủ luật quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982."
Trả lờiXóaTrước đây Trung Quốc đã thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" và họ bác bỏ phán quyết của tòa trọng tài hồi tháng 7/2016 và gọi phán quyết là không có giá trị. Giờ đây, Trung Quốc đẩy mạnh hơn, đưa ra khái niệm Tứ Sa. Về mặt ngôn ngữ nghe có vẻ lạ hơn nhưng về bản chất thì không thay đổi, nó vẫn thể hiện tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc
Trả lờiXóa