Ông Hồ Ngọc Thắng, một
người Việt làm việc tại Văn phòng Liên bang về Nhập cư và Tỵ nạn (viết tắt là
BAMF) của chính phủ Đức từ năm 1991 đã bị buộc thôi việc từ ngày 01/9/2017 vì bị
cáo buộc có liên quan đến vụ “bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh tại Đức.
Theo BBC, báo chí Đức
đã tường thuật về mối liên hệ giữa vị trí công tác của ông Hồ Ngọc Thắng với vụ
“bắt cóc” ông Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, BAMF hôm 31/8 cho BBC Tiếng Việt biết
rằng cho đến thời điểm này, việc điều tra cho thấy "chưa có mối liên hệ trực
tiếp nào giữa nhân viên đó với vụ bắt cóc". Vậy nhưng ông Hồ Ngọc Thắng vẫn
bị cho thôi việc.
Thực tế thì lý do
ông Hồ Ngọc Thắng bị buộc thôi việc là bởi, ngày 4/8/2017, ông Hồ Ngọc Thắng đã
có một bài viết trên trang cá nhân nói về quan hệ giữa Việt Nam và Đức sau khi
ông Trịnh Xuân Thanh về nước đầu thú (đám zân chủ hải ngoại và một số nhân vật
trong Bộ Ngoại giao Đức vu cáo là Việt Nam “bắt cóc” Trịnh Xuân Thanh).
Trong bài viết này,
ông Hồ Ngọc Thắng đã viết rằng: "Cho đến nay, các cơ quan Đức không có thể
đưa ra bất kỳ một bằng chứng nào cho thấy ông Trịnh Xuân Thanh bị 'bắt cóc”, và
"tuyên bố của Bộ Ngoại giao Đức chủ yếu dựa vào phát biểu của bà luật sư đại
diện cho Trịnh Xuân Thanh trong thủ tục xét tị nạn".
 |
Bài viết trên trang cá nhân của ông Hồ Ngọc Thắng |
Ông Hồ Ngọc Thắng
cũng đưa ra quan điểm cá nhân của mình khi nói về quan hệ ngoại giao giữa Việt
Nam và Đức trong thời gian tới, ông cho rằng: “Lãnh đạo Bộ Nội vụ Liên bang hiện
nay là người của đảng CDU, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao là người của đảng SPD. Ngày
27/09/17 Đức bầu cử Quốc hội và tháng 10/2017 có Chính phủ mới. Chính phủ mới sẽ
quyết định về đường lối ngoại giao mới. Chưa biết đảng nào sẽ thắng cử, nhưng
chắc chắn, không vì TXT mà nước Đức làm xấu đi quan hệ toàn diện với Việt Nam.
Tôi tin rằng, vài ngày nữa, chậm nhất vài tuần, sự kiện TXT sẽ chìm trong sự
lãng quên. Cũng chẳng hay ho gì cho Nhà nước Đức, nếu ai đó nhắc lại vụ việc
này. Hiện nay người Đức đang quan tâm đến rất nhiều vấn đề khác. Người được lợi
nhiều nhất có lẽ là bà luật sư đại diện cho TXT. Tên bà được nhắc trên báo và
truyền hình và đó là quảng cáo rộng rãi mà không tốn tiền, chỉ tốn nước bọt.
Nhưng bọn phản động trong và ngoài nước còn khai thác đề tài này lâu hơn”.
Với việc đăng tải
bài viết này, ông Hồ Ngọc Thắng sau đó đã bị tạm dừng công việc tại BAMF từ
ngày 7/8 và chính thức bị nghỉ việc từ ngày 01/9/2017. Từ câu chuyện này mới thấy
một vấn đề rằng, nước Đức cũng như nhiều quốc gia phương Tây khác luôn đề cao
các giá trị về quyền con người, nhất là quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự
do biểu đạt. Trong trường hợp này, tôi thấy ông Hồ Ngọc Thắng hoàn toàn đang thực
hiện cái quyền tự do ngôn luận mà chính phủ Đức đang đề cao thực hiện.
Ông Hồ Ngọc Thắng
không làm gì sai, ông ta chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của mình về những thông
tin cho rằng, ông Trịnh Xuân Thanh bị an ninh Việt Nam “bắt cóc”, cũng như quan
điểm của ông về mối quan hệ giữa Việt Nam và Đức trong tương lai. Tôi thấy đó
là quyền tự do ngôn luận đấy chứ. Vậy, tại sao ông Hồ Ngọc Thắng lại bị thôi việc
ở một cơ quan mà ông ta đã gắn bó tới gần 30 năm? Câu trả lời chắc nhiều người
đã rõ, đó là những nội dung được đề cập trong bài viết của ông Hồ Ngọc Thắng
không phù hợp với lợi ích của cơ quan nơi ông ta đang làm việc.
Như vậy, quyền tự do
ngôn luận cũng luôn bị giới hạn bởi quan điểm chính trị, lợi ích của kẻ cầm quyền
đấy chứ? Làm gì có tự do ngôn luận một cách tuyệt đối đâu? Biết là vậy, thế mà ở
Việt Nam mỗi khi các cơ quan quản lý nhà nước xử lý những nhà báo sai phạm, xử
lý những người lợi dụng danh nghĩa hoạt động báo chí để xâm hại lợi ích của Nhà
nước, của công dân thì có những kẻ ở phương Tây vẫn cao giọng vu cáo Việt Nam
vi phạm quyền tự do ngôn luận. Kể cũng thật là lạ.
Khai Tâm
nếu chuyện này xảy ra ở việt nam thì sao? đám rận chủ sẽ nhảy dựng ngược lên và sẽ cùng hát vang bài ca tự do ngôn luận, nhân quyền, vv... và việc này xảy ra ở đức thì chúng lại cho rằng đây là hình phạt thích đáng dành cho "an ninh" ngầm.
Trả lờiXóatrong khi bọn rân chủ vẫn ra rả về việc trịnh xuân thanh bị "bắt cóc" thì đức đã có những hành động mà nếu xảy ra ở việt nam thì bọn rân chủ này đã có chuyện để nói rồi. nhưng đằng này chúng lại ngả theo và viện cớ rằng ông thắng là nội gián nên bị đá là đúng!!!
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóavề phía đức, như trong bài viết của ông thắng, thì họ chưa đưa ra được một chứng cứ nào cho việc trịnh xuân thanh bị bắt cóc cả, thay vào đó là chỉ toàn những hành động vô lý. phải chăng đức đang thể hiện vị thế là một nước lớn của mình.
Trả lờiXóanhìn vào hành động của phía đức cho thấy một sự cay cú và cố gỡ thể diện bằng việc xử lý một người chả dính dáng gì đến sự việc, bằng động thái này của đức đã thấy được cách thức xử lý của tây cũng chẳng có gì cao sang và văn minh hơn khi mà cố vuốt đuôi dư luận bằng việc xử lý cho qua một vài trường hợp để lấy lòng của cử tri.
Trả lờiXóaquyền tự do ngôn luận cũng luôn bị giới hạn bởi quan điểm chính trị, lợi ích của kẻ cầm quyền đấy chứ? Làm gì có tự do ngôn luận một cách tuyệt đối đâu? Biết là vậy, thế mà ở Việt Nam mỗi khi các cơ quan quản lý nhà nước xử lý những nhà báo sai phạm, xử lý những người lợi dụng danh nghĩa hoạt động báo chí để xâm hại lợi ích của Nhà nước, của công dân thì có những kẻ ở phương Tây vẫn cao giọng vu cáo Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận. Kể cũng thật là lạ.
Trả lờiXóaCó lẽ, vấn đề không phải là liệu ông Thắng có mối liên hệ nào với vụ việc này hay không mà là ông Thắng đã từng nhiều lần viết bài đưa ra quan điểm ủng hộ Việt Nam, lột trần bản chất giả dối của nền dân chủ phương Tây như “Nền dân chủ phương Tây” và sự khủng hoảng niềm tin; “Quan hệ ngoại giao Đức-Việt sẽ ra sao sau vụ việc Trịnh Xuân Thanh?“... Cõ lẽ chính điều đó đã biến ông thành cái gai trong mắt một số chính trị gia Đức đang không có thiện chí với Việt Nam. Và việc lợi dựng chuyện này để trả thù riêng đối với ông Thắng chững tỏ nước Đức tưởng dân chủ nhưng củng chẳng dân chủ, tự do cho lắm.
Trả lờiXóaMột nước Đức văn minh và tôn trọng các quyền tự do thì không thể hành xử một các độc tài, phá xít như vậy khi mà buộc ông Thằng thôi việc khi không có chứng cứ rõ ràng nào. Việc lên tiêng nói lên sự thật và phên phán cái thối, cái xấu còn tồn tại trong chính quyền và xã hội Đức không thể là cái cớ cho Đức coi ông Thắng như cái gai trong mắt và tìm cơ hội để triệt hạ như vậy, đó không phải là ứng xử phù hợp của một nước vẫn tự coi mình là văn minh. Có lẽ chính quyền Đức và Sở di trú nên xem xét lại quyết định của mình để trả lại công bằng cho ông Thắng.
Trả lờiXóaLiên quan đến việc bắt Trịnh xuân Thanh, thái độ phản ứng của người Đức đã quá tiêu cực, nhất là liên quan đến việc ông Hồ Ngọc Thắng bị buộc thôi việc tại BAMF, thực sự đã làm nhiều người cảm thấy thất vọng đối với cách hành xử của chính phủ Đức. Nước Đức vốn được xem là “nhất, nhì” thế giới, là “thiên đường” của nền dân chủ, nhưng thực sự qua câu chuyện này họ đã hành động cũng chẳng khác gì những người, những quốc gia mà họ vẫn thường lớn giọng lên án
Trả lờiXóaChỉ vì thể hiện quan điểm cá nhân thông qua những bài viết có phần không được hay ho về chính quyền và chính giới Đức mà ông Thắng trở thành cái gai trong mắt và bị cho thôi việc, cách làm này của chính phủ Đức thật khiến người ta thất vọng, chẳng phải họ vẫn luôn bảo vệ sự tự do ngôn luận hay sao, giờ thì chính họ đi ngược lại với điều đó, còn đám dân chủ kia, thấy vậy là hả hê, đúng là bọn sâu mọt của đất nước chẳng được tích sự gì
Trả lờiXóaVâng, rất tự do, rất nhân quyền, rất dân chủ, ông Hồ Ngọc Thắng chỉ đưa ra những quan điểm của cá nhân về vấn đề Trịnh Xuân Thanh, không xuyên tạc, chống phá gì chính quyền Đức những vẫn bị đuổi việc. Thiết nghĩ mấy thằng chuyên nói phương Tây rất dân chủ thì nên im mồm lại, không lại bị chửi cho nát mặt
Trả lờiXóa