Vẫn biết rằng, trong quan hệ
quốc tế lợi ích quốc gia, dân tộc là cốt lõi, nhưng thế giới sẽ ra sao nếu quốc
gia nào cũng chỉ biết nghĩ đến lợi ích của quốc gia, dân tộc mình? Nước Mỹ (cường
quốc số một thế giới hiện nay) dưới thời Tổng thống Donald Trump cho thấy, họ
đang hành động vì một nước Mỹ vĩ đại, một nước Mỹ của người Mỹ.
Ngay sau khi lên cầm quyền, Tổng
thống Mỹ Donald Trump đã ký những sắc lệnh mà như ông ta nói là để “bảo vệ nước
Mỹ”, đó là sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP (hiệp
định mà chính phủ của người tiền nhiệm Barack Obama đã mất bao nhiêu công sức để
xây dựng); sắc lệnh hạn chế nhập cảnh đối với công dân 6 nước Hồi giáo; sắc lệnh
xây tường rào dọc biên giới Mexico…
Xu hướng chủ nghĩa dân tộc biệt
lập không chỉ xuất hiện ở Mỹ mà có xu hướng lan ra toàn cầu. Việc Anh rút khỏi
Liên minh Châu Âu (Brexit) là một tất yếu từ xu hướng này. Tại sao người Anh lại
bỏ phiếu đồng ý rời khỏi EU? Câu trả lời chính xác nhất có thể chỉ do người Anh
tự trả lời? Có lẽ, họ thấy EU không còn phù hợp và giờ họ muốn một nước Anh vĩ
đại cho người Anh chẳng? Sau Anh, “bài ca” Brexit đang cất lên ở nhiều nước
trong Liên minh Châu Âu.
Ở châu Á, sự trỗi dậy của
Trung Quốc thể hiện rất rõ trong tham vọng độc chiếm Biển Đông. Với “giấc mơ
Trung Hoa”, Tập Cận Bình đã đưa ra ý tưởng về một “con đường tơ lụa trên biển”
nhằm hiện thực hóa giấc mơ này. Với “đường chín đoạn” (đường lưỡi bò), giờ là “Tứ
Sa”, Trung Quốc đang từng bước hiện thực hóa tham vọng độc chiếm Biển Đông, biến
Biển Đông thành của riêng mình. Tham vọng bành trướng bá quyền ấy của Trung Quốc
đã bất chấp luật pháp quốc tế, cộng đồng quốc tế, điều đó cho thấy, vì lợi ích
của Trung Quốc, họ sẵn sàng đạp lên tất cả. Một thứ chủ nghĩa dân tộc bành trướng
bá quyền thực sự đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Trung Quốc mà tiêu biểu và điển hình
nhất đó chính là Tập Cận Bình.
Những diễn biến chính trị tại
Triều Tiên cũng không nằm ngoài xu hướng này. Triều Tiên dường như đang phớt lờ
tất cả thế giới, họ dường như không quan tâm tới bất cứ những lời nói từ bên
ngoài để kiên trì chính sách hạt nhân của mình. Liên tiếp các vụ thử tên lửa tầm
trung, tâm cao, liên lục địa, thậm chí cả bom nhiệt hạch được Triều Tiên tiến
hành bất chấp những phản ứng từ Mỹ và cộng đồng thế giới. Tại sao Triều Tiên lại
hành động như vậy? Với Triều Tiên lúc này, sự tồn tại của quốc gia Triều Tiên đồng
nghĩa với việc có trong tay vũ khí hạt nhân để ngăn chặn các mối đe dọa từ bên
ngoài, nhất là từ Mỹ. Liệu Triều Tiên có đang phát động một cuộc chạy đua vũ
trang ở châu Á hay không? Đó là vấn đề mà nhiều nhà phân tích quân sự đang đặt
ra.
Những câu chuyện xảy ra ở Mỹ,
Anh, Trung Quốc, Triều Tiên… cho thấy một vấn đề rằng, chủ nghĩa dân tộc, nhất
là chủ nghĩa dân tộc biệt lập thực sự đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ. Cá
nhân người viết đặt ra câu hỏi rằng, nếu quốc gia nào cũng chỉ nghĩ đến lợi ích
của dân tộc mình thì liệu thế giới này sẽ đi về đâu? Một thế giới hòa bình, hội
nhập và hợp tác liệu có còn tồn tại? Không dám khẳng định, những thực sự điều
đó hơi viễn vông vào lúc này.
Khai Tâm
Những câu chuyện xảy ra ở Mỹ, Anh, Trung Quốc, Triều Tiên… cho thấy một vấn đề rằng, chủ nghĩa dân tộc, nhất là chủ nghĩa dân tộc biệt lập thực sự đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ. Cá nhân người viết đặt ra câu hỏi rằng, nếu quốc gia nào cũng chỉ nghĩ đến lợi ích của dân tộc mình thì liệu thế giới này sẽ đi về đâu? Một thế giới hòa bình, hội nhập và hợp tác liệu có còn tồn tại? Không dám khẳng định, những thực sự điều đó hơi viễn vông vào lúc này.
Trả lờiXóaNếu quốc gia nào cũng chỉ nghĩ đến lợi ích của dân tộc mình thì liệu thế giới này sẽ đi về đâu. Những câu chuyện xảy ra ở Mỹ, Anh, Trung Quốc, Triều Tiên… cho thấy một vấn đề rằng, chủ nghĩa dân tộc, nhất là chủ nghĩa dân tộc biệt lập thực sự đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ.
Trả lờiXóaTham vọng bành trướng bá quyền ấy của Trung Quốc đã bất chấp luật pháp quốc tế, cộng đồng quốc tế, điều đó cho thấy, vì lợi ích của Trung Quốc, họ sẵn sàng đạp lên tất cả. Một thứ chủ nghĩa dân tộc bành trướng bá quyền thực sự đang trỗi dậy mạnh mẽ ở Trung Quốc mà tiêu biểu và điển hình nhất đó chính là Tập Cận Bình
Trả lờiXóacái cách của nước anh làm thời gian qua cho thấy một sự bảo thủ trong tư duy và chủ nghĩa dân tộc nổi lên để lấn lướt những điều khác, trong khi đó ở Đức chủ nghĩa dân túy nổi lên cho thấy tư tưởng của hitle đã và đang như sống lại tranh giành chính trị với những đảng phái khác.
Trả lờiXóachủ nghĩa bảo hộ và tham vọng bành trướng của một quốc gia ra bên ngoài đang trở thành một trào lưu và do đó các nước bé như việt nam cần đặc biệt chú ý nếu không sẽ rơi vào vòng kiềm tỏa của các nước lớn và bàn cờ chính trị thế giới thì việt nam sẽ trở thành quân cờ trong đó.
Trả lờiXóaChủ nghĩa dân tộc tạo nên sức mạnh của mỗi quốc gia, dân tộc; nhưng nếu cực đoan hóa nó lên, sẻ trở thảnh hiểm họa, rất nhiều hiểm họa khủng khiếp đã xảy ra xuất pha từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan đó. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay, nếu không dung hòa được thì chính chủ nghĩa dân tộc sẽ là rào cản các quốc gia hội nhập và cùng phát triển.
Trả lờiXóaThực tế cho thấy, bấ kỳ quốc gia nào chỉ quan tâm đến lợi kích của dân tộc mình mà sẵn sàng bỏ qua, thậm chí chà đạp lên lợi ích dân tộc chính đáng của các quốc gia, dân tộc khác thì sẽ chỉ đẩy thế giới vào hiểm họa mà thôi. Nếu ai cũng khư khư giữ riêng cái lợi ích của mình thì thế giới này sẽ không còn là rộng lớn mà chỉ còn lại những hòn đảo hoang nằm cô độc mà thôi.
Trả lờiXóachủ nghĩa dân tộc hiện đang trở thành trào lưu của các quốc gia tư bản hiện nay bởi suy cho cùng giá trị mà tư bản tạo ra đâu phải để cho nhân loại mà phải phục vụ cho giới cầm quyền tại các quốc gia đó, thế nhưng chính họ đang vũ trang cho một vẻ ngoài mỹ miều là văn hóa văn minh của thế giới.
Trả lờiXóaQuan hệ quốc tế là mối quan hệ giữa tất cả các quốc gia, các quốc gia đề có lợi ích với nhau, có sự ràng buộc trong mọi hoạt động chính trị, kinh tế, ngoại giao, quân sự... Cho nên, nếu chủ nghĩa dân tộc được đề cao quá mức thì sẽ xuất hiện tình trạng mâu thuẫn giữa các quốc gia, dễ dẫn đến những xung đột vũ trang, quân sự. Đặt lợi ích của nhân loại ra ngoài rìa và đề cao mỗi lợi ích của dân tộc mình là sai lầm
Trả lờiXóatheo cá nhân tôi thấy nếu nước nào cũng đặt lợi ích của quốc gia mình là quan trọng mà phớt lờ mọi quan hệ hợp tác quốc tế thì không lâu nữa chính quốc gia đó sẽ trở nên kiệt quệ, dẫu cho họ có là cường quốc đi nữa thì việc quan hệ hợp tác sẽ ít nhiều giúp họ nhận định mình đang ở đâu trên cái thế giới luôn vận động biến đổi này mà điều chỉnh cho phù hợp
Trả lờiXóaNhững câu chuyện xảy ra ở Mỹ, Anh, Trung Quốc, Triều Tiên… cho thấy một vấn đề rằng, chủ nghĩa dân tộc, nhất là chủ nghĩa dân tộc biệt lập thực sự đang có dấu hiệu phát triển mạnh mẽ. Điều đáng sợ là chủ nghĩa dân tộc lại xuất hiện ở các cường quốc, có nhiều ảnh hưởng đến các quốc gia còn lại trên thế giới.
Trả lờiXóaCho nên, nếu cứ để chủ nghĩa dân túy phát triển, thì trong tương lai, những cuộc xung đột, tranh chấp giữa các quốc gia là không tránh khỏi và là hiểm họa đối với nhân loại