 |
Ông Phan Huy Quát (trái), từng là thủ tướng VNCH |
Ông GS Phan Huy Lê đang trở thành tâm điểm chỉ trích của
dư luận trong những ngày qua, sau khi bộ “Lịch sử Việt Nam” 15 tập (trong đó,
ông Phan Huy Lê là một trong những người chắp bút) ra mắt và nhận phải sự phản ứng
gay gắt của những người yêu nước chân chính. Không ít người cho rằng, ông GS
Phan Huy Lê đã bị tình riêng chi phối khi viết bộ sử này. Điều mà dư luận đặt
ra sự nghi ngờ này đó chính là việc, ông Phan Huy Lê chính là em trai của ông
Phan Huy Quát, thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa (ngụy quyền Sài Gòn), thời gian từ
ngày 16/2/1965 đến ngày 5/6/1965, đồng thời là thành viên “Đại Việt Quốc dân Đảng”.
Nói về ông Phan Huy Quát, xin được tóm lược thế này.
Ông Phan Huy Quát (1908 - 1979) quê quán Hà Tĩnh, là thủ tướng Việt Nam Cộng
hòa, đồng thời là thành viên “Đại Việt Quốc dân Đảng” và Tổng trưởng Quốc phòng
Quốc gia Việt Nam.
Trong chính phủ Quốc gia Việt Nam thời Bảo Đại, ông từng
làm Tổng trưởng các bộ Giáo dục (1949), Quốc phòng (1950 - 1954). Năm 1963, sau
cuộc đảo chính tướng Dương Văn Minh rồi Nguyễn Khánh lên nắm quyền, vì áp lực của
Hội đồng Quân lực, tướng Nguyễn Khánh phải rút khỏi chính trường và chính phủ
dân sự được thành lập do ông Phan Huy Quát đứng đầu với cương vị Thủ tướng. Phó
thủ tướng là Nguyễn Văn Thiệu. Nội các gồm có Bộ trưởng Thông tin Linh Quang
Viên, Bộ trưởng Giáo dục Nguyễn Tiến Hỷ, Bộ trưởng Phủ thủ tướng Bùi Diễm, Bộ
trưởng Ngoại giao Trần Văn Đỗ.
Ngày 25/5/1965, ông quyết định cải tổ Nội các, thay thế
một số Tổng trưởng nhưng phe giáo dân Thiên Chúa giáo phản đối. Quốc trưởng
Phan Khắc Sửu cũng không đồng tình nên không phê chuẩn. Tình hình bế tắc kéo
dài sang tháng 6 vì bất đồng giữa Quốc trưởng Phan Khắc Sửu và Thủ tướng Phan
Huy Quát không giải quyết được; chính phủ hoàn toàn bị tê liệt.
 |
Ông Phan Huy Lê, em trai ông Phan Huy Quát |
Ngày 11/6/1965, ông triệu tập hội đồng chính phủ để giải
quyết nhưng không đạt được thỏa hiệp nào nên ông ra lệnh giải tán chính phủ và
từ chức Thủ tướng. Sau ngày 30/4/1975, với nỗ lực trốn chạy sang Mỹ bất
thành, ông Phan Huy Quát và gia đình buộc phải ở lại Việt Nam (do không kịp lên
máy bay Mỹ di tản). Tuy nhiên, sau đó ông Phan Huy Quát đã không ra trình diện
theo lệnh của chính quyền mới và sống trốn tránh trong một thời gian ngắn, sau
đó tìm cách tổ chức vượt biên. Trên đường vượt biên, ông bị phát hiện, bắt giữ
cùng con trai út là Phan Huy Anh, bị tuyên án tù rồi mất tại nhà lao Chí Hòa vì bệnh viêm gan vào ngày 7/4/1979.
Cho đến nay, vì tư thù cá nhân và sự hằn học với chế độ,
nhiều người trong gia đình ông Phan Huy Quát vẫn căm tức về cái chết của ông, bởi
họ cho rằng, chính quyền cộng sản Việt Nam đã ngăn cản không cho ông chữa bệnh
viêm gan và đây là nguyên nhân khiến ông Phan Huy Quát không qua khỏi. Tuy
nhiên, thực tế thì dù các cơ quan chức năng đã rất nỗ lực, tạo điều kiện cho
gia đình chữa trị cho ông Phan Huy Quát nhưng căn bệnh của ông là không thể chữa
khỏi.
Có lẽ vì những tình riêng đó mà nhiều người cho rằng,
ông Phan Huy Lê đã cố tình để tình riêng lấn át ý chí khi viết sử theo cảm tính
mà không phải theo sự thật. Việc ông Phan Huy Lê và những người viết bộ sử này
gọi “ngụy quân”, “ngụy quyền” (những kẻ tay sai, bán nước) trong giai đoạn lịch
sử 1954-1975 bằng tên mới là “Chế độ Sài Gòn” và “Quân đội Sài Gòn” rõ ràng có
cơ sở để người ta nghi ngờ về sự chân thực và khách quan về cách nhìn nhận,
đánh giá lịch sử giai đoạn này.
Khai Tâm
Có lẽ vì những tình riêng đó mà nhiều người cho rằng, ông Phan Huy Lê đã cố tình để tình riêng lấn át ý chí khi viết sử theo cảm tính mà không phải theo sự thật. Việc ông Phan Huy Lê và những người viết bộ sử này gọi “ngụy quân”, “ngụy quyền” (những kẻ tay sai, bán nước) trong giai đoạn lịch sử 1954-1975 bằng tên mới là “Chế độ Sài Gòn” và “Quân đội Sài Gòn” rõ ràng có cơ sở để người ta nghi ngờ về sự chân thực và khách quan về cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử giai đoạn này.
Trả lờiXóaPhan Huy Lê, một giáo sư đầu ngành sử học, cây đại thụ tri thức của nước nhà được nhiều người tôn kính, trọng vọng. Chỉ vì một phút nông nổi, tham vọng cá nhân, mục đích nhóm lợi ích, định đổi trắng thay đen, thay đổi bản chất một sự kiện lịch sử của dân tộc. Ông đã tự bôi đen vào lịch sử bản thân và gia đình, bị cả cộng đồng xã hội lên án và coi khinh.
XóaÔng GS Phan Huy Lê đang trở thành tâm điểm chỉ trích của dư luận trong những ngày qua, sau khi bộ “Lịch sử Việt Nam” 15 tập (trong đó, ông Phan Huy Lê là một trong những người chắp bút) ra mắt và nhận phải sự phản ứng gay gắt của những người yêu nước chân chính. Không ít người cho rằng, ông GS Phan Huy Lê đã bị tình riêng chi phối khi viết bộ sử này. Điều mà dư luận đặt ra sự nghi ngờ này đó chính là việc, ông Phan Huy Lê chính là em trai của ông Phan Huy Quát, thủ tướng của Việt Nam Cộng hòa (ngụy quyền Sài Gòn), thời gian từ ngày 16/2/1965 đến ngày 5/6/1965, đồng thời là thành viên “Đại Việt Quốc dân Đảng”.
Trả lờiXóaCuối cùng thì cái gì đến cũng sẽ đến, một bộ sách lịch sử thì phải chuẩn chỉnh từng câu chữ chứ không có cái kiểu thay đổi để phù hợp với ý nghĩ chủ quan của nhóm tác giả. Đành rằng đây toàn là những giáo sư tiến sĩ lịch sử hàng đầu cả nước nhưng cách làm và suy nghĩ cuả họ rõ ràng là có vấn đề.
XóaCó lẽ vì những tình riêng đó mà nhiều người cho rằng, ông Phan Huy Lê đã cố tình để tình riêng lấn át ý chí khi viết sử theo cảm tính mà không phải theo sự thật. Việc ông Phan Huy Lê và những người viết bộ sử này gọi “ngụy quân”, “ngụy quyền” (những kẻ tay sai, bán nước) trong giai đoạn lịch sử 1954-1975 bằng tên mới là “Chế độ Sài Gòn” và “Quân đội Sài Gòn” rõ ràng có cơ sở để người ta nghi ngờ về sự chân thực và khách quan về cách nhìn nhận, đánh giá lịch sử giai đoạn này.
Trả lờiXóaTôi thực sự không hiểu một vị giáo sư đầu ngành lịch sử nước nhà, một vị giáo sư đầu hai thứ tóc, một vị thầy giáo của biết bao thế hệ học sinh mà lại viết ra những dòng lịch sử thiếu suy nghĩ đến như vậy. Ông thử hỏi mọi người trên đất nước Việt Nam này xem Việt Nam cộng hòa là những ai. Cần xem xét kĩ trường hợp này.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaViết lịch sử mà lại đặt chuyện gia đình, tình cảm, thù oán cá nhân vào trong sách sử như vậy mà làm giáo sư à Huy Lê? Những thế hệ sau đọc tập sách ông viết thì sẽ nghĩ sao về chế độ ngụy quyền này? Đúng là con nhà VNCH thì tư tưởng mãi không lớn được, không thể chấp nhận việc xét lại lịch sử, công nhận VNCH được. Việc thu hồi là chính xác.
XóaCuối cùng điều gì đến đã phải đến, bộ sách “Lịch sử Việt Nam” gây nhiều tranh cãi do ông GS Phan Huy Lê làm Tổng chủ biên đã bị thu hồi. Dù được quảng cáo rầm rộ là “bộ sử Việt đồ sộ nhất”, “bộ thông sử Việt Nam lớn nhất”, “giải vàng sách hay năm 2015” nhưng cuối cùng, bộ sách “Lịch sử Việt Nam” vốn gây quá nhiều tranh cãi đã bị thu hồi.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaĐây là điều tất yếu và đã được nhiều người dự đoán khi bộ sách này được giới thiệu trước công chúng. Lý do bộ sách “Lịch sử Việt Nam” bị thu hồi chắc nhiều người đã có thể đoán định. Sau khi bộ sách này được giới thiệu trước công chúng đã có rất nhiều tranh cãi và ý kiến trái chiều.
Trả lờiXóaDư luận đang đòi hỏi, cần phải xem xét nghiêm túc trách nhiệm của những ai, cá nhân hay tập thể nào đã gây ra những sự cố nghiêm trọng mang “màu sắc”chính trị này trong thời gian vừa qua để xử lý?Lịch sử huy hoàng của dân tộc đã thấm sâu vào máu của người dân Việt nay những kẻ “xét lại” “viết lại” bằng cách đánh tráo lịch sử. Cần phải làm rõ “Sự viết lại lịch sử này” theo chủ trương của ai và ai đã “kiểm duyệt” và ai đã cho in và phát hành rộng rãi 15 bộ lịch sử tốn kém tới cả triệu đô la này
XóaNhiều người cho rằng, bộ sách này chẳng khác nào là “xét lại lịch sử”, xuyên tạc lịch sử và viết lại lịch sử. Trong đó, điều được dư luận quan tâm và có lẽ thấy bị xúc phạm, tổn thương nhất khi trong phần Giới thiệu của nhóm tác giả (trực tiếp là PGS.TS Trần Đức Cường) về giai đoạn 1954 - 1975 (cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thì cụm từ “ngụy quân, ngụy quyền” (chế độ tay sai bán nước Việt Nam cộng hòa) được gọi với tên gọi mới là “Chế độ Sài Gòn” và “Quân đội Sài Gòn”…
Trả lờiXóaCần phải tôn trọng lịch sử vì lịch sử là sự thật, lịch sử không phải là một tác phẩm văn học để người viết có thể hư cấu, thêm bớt, thêu dệt để “mọi người chấp nhận”. Việt Nam Cộng hòa (ngụy quân, ngụy quyền Sài Gòn) là những kẻ tay sai, bán nước. Đó là thực tế lịch sử và không thể khác được.
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaBộ “Lịch sử Việt Nam” dày những 15 tập, do ông PGS, TS Trần Đức Cường Tổng chủ biên cùng Ông GS Phan Huy Lê Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tham gia. Ngày 18/8/ bộ sách LS này đã được giới thiệu trước công chúng. Tuy nhiên, sau khi được giới thiêu “Bộ LS” này đang là đề tài gây tranh luận nóng bỏng và gay gắt nhất trong những ngày qua, kèm theo đó là làn sóng phản ứng dữ dội của người dân Việt yêu nước chân chính, phản đối 15 tập lịch sử đã được “đánh tráo” ruột này.
Trả lờiXóaRõ ràng, những kẻ “xét lại” khi chúng được giao viết sử, đã cố tình dắt mũi người dân, tung hỏa mù hòng“đảo ngược thế cờ’ kỳ vọng ‘đánh bùn sang ao”, biến chính nghĩa ngang hàng với phi nghĩa, làm người dân hiện tại và cả thế hệ mai sau “mù màu” không phân biệt trắng đen, đâu là chính, đâu là tà, để “vàng thau lẫn lộn” nhầm lẫn giữa “tốt và xấu” và ai là người yêu nước và ai là kẻ bán nước cầu vinh.
Trả lờiXóaTình cảm cá nhân,gia đình chi phối cộng thêm nguồn tiền dồi dào bọn nào rót cho mấy ổng viết nên bộ "sử" khủng này. Thiệt chứ ngay từ ngày chưa biết xuất thân ông Lê này là ai mà nghe giọng nói đã ghét rồi. Giọng nói nghe thấy hiểm rồi.
Trả lờiXóaTình cảm cá nhân,gia đình chi phối cộng thêm nguồn tiền dồi dào bọn nào rót cho mấy ổng viết nên bộ "sử" khủng này. Thiệt chứ ngay từ ngày chưa biết xuất thân ông Lê này là ai mà nghe giọng nói đã ghét rồi. Giọng nói nghe thấy hiểm rồi.
Trả lờiXóaTình cảm cá nhân,gia đình chi phối cộng thêm nguồn tiền dồi dào bọn nào rót cho mấy ổng viết nên bộ "sử" khủng này. Thiệt chứ ngay từ ngày chưa biết xuất thân ông Lê này là ai mà nghe giọng nói đã ghét rồi. Giọng nói nghe thấy hiểm rồi.
Trả lờiXóaXem xét kĩ à , phai học lịch sử đi ? Thế quân cố vấn trung quoc , lien xo o miền bắc để điều hành cuộc chiến (muc đích la danh nhau voi tư bản) thế ngày xưa ong cha mình mở mang bờ cõi và giữ nguyen viẹn lãnh thổ ? Thì chế độ giờ có giữ được vay khong hay đang bán dần tai nguyen va lanh thổ de trả nợ cho trung quoc vì ngay xua khong co trung quoc voi lien xo thi minh co thang mi thật khong ?( mình co đủ hậu cần voi ten lửa là sản xuất được a ?) vi vay cung la người Việt nam hãy quy trong nhau trước đã
Trả lờiXóaThế lúc VNCH đàn áp, chém giết người dân Miền Nam, lê máy chém đi chặt đẩu những người đấu tranh .v.v. sao không "người Việt Nam hãy quý nhau trước đã". Gọi là ngụy quyền và ngụy quyền là hoàn toàn chính xác. Thứ nhất là do Pháp, dựng lên; sau được Mỹ phục hồi, nuôi dưỡng. Thứ hai, chúng chỉ bắt giết, và chống lại người Việt Nam. So sánh kiểu ngu ngốc mà cũng ngụy biện được mới kỳ. Hãy đọc kỹ lịch sử, suy nghĩ bằng não đi.
XóaHãy xem bức ảnh Em bé na pan và sự kiện Mỹ Lai để thấy VNCH và Hoa Kỳ đối xử như thế nào với người dân miền Nam Việt Nam rồi hãy bênh vực bọn Lật Sử.
Trả lờiXóachuyện mấy ông đày bs quát đến chết trog chí hòa cả thế giới biết rồi còn đi lòe hậu thế chuyện rõ như ban ngày.
Trả lờiXóa