 |
Quân đội Triều Tiên |
Ngày 10/8/2017, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên
bố “Triều Tiên sẽ phải đối mặt với lửa và cơn giận chưa từng có từ Mỹ”,
Triều Tiên đã ngay lập tức đáp trả bằng lời đe dọa tấn công đảo Guam với 4 tên
lửa đạn đạo.
Ngày 11/8, ông Trump
lại đưa ra lời cảnh báo các phương án chiến tranh với Triều Tiên đã được
"khóa và lên nòng", ngày 12/8, Triều Tiên tuyên bố sẵn sàng “tung đòn
cuối cùng” với Mỹ . Tuyên bố của quân đội Triều Tiến nhấn mạnh, "Triều
Tiên đủ khả năng tham gia bất kỳ cuộc chiến nào mà Mỹ muốn".
Với những tuyên bố “cứng
rắn” và hết sức mạnh mẽ đó của Mỹ và Triều Tiên, khiến tình hình bán đảo Triều
Tiên trở nên căng thẳng hơn bao giờ hết. Một số người cho rằng, một cuộc chiến
tranh hạt nhân giữa Mỹ - Triều Tiên đã rất cận kề. Vậy, cuộc chiến tranh Mỹ -
Triều có xảy ra như những gì mà lãnh đạo hai nước đang tuyên bố?
Theo phân tích của
nhiều chuyên gia quân sự, những tuyên bố “cứng rắn” của lãnh đạo hai nước Mỹ và
Triều Tiên thực chất chỉ là những chiêu “võ mồm”, đánh đòn cân não của Washington
và Bình Nhưỡng. Bởi thực tế, nếu một cuộc chiến tranh giữa Mỹ - Triều Tiên xảy
ra thì rất có thể đó sẽ là một cuộc chiến tranh hạt nhân. Triều Tiên sẽ không dại
gì để phát động chiến tranh, bởi một khi Triều Tiên tấn công đảo Guam thì quốc
gia này cũng sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề. Nếu chiến tranh xảy ra, tất nhiên
Seoul sẽ bị ảnh hưởng nhưng đổi lại Triều Tiên sẽ bị phá hủy hoàn toàn.
Tuy nhiên, những tuyên
bố “cứng rắn” được phát ra từ Triều Tiên không phải “nói cho vui” mà nó hướng đến
một mục đích khác. Vậy, mục đích đó là gì?
Ngày 10/8, quân đội Triều Tiên tuyên bố, sẽ tấn công Guam
bằng 4 tên lửa đạn đạo. Mặc dù tuyên bố của Triều Tiên nói rằng, kế hoạch vẫn cần
sự phê chuẩn của nhà lãnh đạo Kim Jong-un, nhưng nêu rõ rằng kế hoạch sẽ hoàn tất
trong vài ngày tới, nghĩa là trùng với thời điểm Mỹ và Hàn Quốc tập trận quân sự
chung. Vậy, điều Triều Tiên thực sự muốn hướng tới là gì? Đó chính là đòn răn
đe quân sự mà Triều Tiên muốn hướng tới Mỹ, Hàn Quốc.
Trong những năm qua, Triều Tiên luôn thể hiện tham vọng
làm chủ vũ khí hạt nhân. Bởi vậy, nếu chỉ tuyên bố là chưa đủ, Triều Tiên cần
phải thể hiện sự răn đe đó. Đó là lý do Triều Tiên liên tục thử tên lửa để thế
giới công nhận bước tiến công nghệ quân sự của nước này, gạt bỏ những hoài nghi
về năng lực tên lửa của Triều Tiên.
Việc Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa
đạn đạo cho thấy tham vọng thực sự của họ. Mặt khác, việc thử tên lửa đạn đạo
cũng là những động thái mà Triều Tiên hướng tới Mỹ buộc Mỹ phải công nhận họ là
một quốc gia hạt nhân như với Pakistan và Ấn Độ (những đồng minh của Mỹ ở khu vực).
Một điều quan trọng nữa, đó là Triều
Tiên buộc Mỹ phải lựa chọn giải pháp “đối thoại”. Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald
Trump đã thể hiện quan điểm cứng rắn với Triều Tiên, nhưng những lo ngại khi
Bình Nhưỡng liên tục phóng tên lửa buộc Mỹ vẫn phải kêu gọi một giải pháp ngoại
giao cho vấn đề Triều Tiên. Buộc Mỹ phải đối thoại sẽ được coi là một thành
công của Triều Tiên, đặc biệt khi đó là một cuộc đối thoại ngang hàng.
Có thể nói, chiến tranh Mỹ - Triều chắc
chắn sẽ không xảy ra, bởi thực chất đây chỉ là màn “võ mồm” giữa hai nước. Tuy
nhiên, với những tuyên bố cứng rắn của mình, Triều Tiên bước đầu cũng đã đạt được
những mục đích nhất định. Đặc biệt, theo nhận định của một số chuyên gia, những
căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên gần đây có thể là dấu hiệu để đưa ra những thỏa
thuận "dưới gầm bàn" mà các nước khác không thể biết được.
Khai Tâm
Có thể nói, chiến tranh Mỹ - Triều chắc chắn sẽ không xảy ra, bởi thực chất đây chỉ là màn “võ mồm” giữa hai nước. Tuy nhiên, với những tuyên bố cứng rắn của mình, Triều Tiên bước đầu cũng đã đạt được những mục đích nhất định. Đặc biệt, theo nhận định của một số chuyên gia, những căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên gần đây có thể là dấu hiệu để đưa ra những thỏa thuận "dưới gầm bàn" mà các nước khác không thể biết được.
Trả lờiXóabao lần phát ngôn cứng rắn rồi có thấy chiến tranh gì đâu rõ ràng đó chỉ là võ mồm, ẩn chứa nhiều mục đích chính trị của hai nước, mục đích của Triều Tiên thì quá rõ ràng, vấn đề trên bán đảo Triều Tiên cần được đưa ra thỏa thuận, để xảy ra chiến tranh chỉ là nước đi sai lầm mà thôi
Trả lờiXóadù gì thì gì nhưng những xung đột và căng thẳng leo thang giữa hai nước đều không đem lại lợi ích gì cho hòa bình thế giới, hai nước nên kiềm chế các động thái chạy đua vũ trang nhất là vũ trang hạt nhân, cùng nhau ngồi vào bàn đàm phán để giải quyết trong hòa bình
Trả lờiXóamỹ lại vừa đạt được thỏa thuận với hàn quốc khi thuê được 4000 ha đất trên đất hàn để triển khai căn cứ phòng thủ tên lửa, triều tiên thì lại tập trận và thử tên lửa gần đảo Guam vốn là siêu căn cứ quân sự của mỹ ở thái bình dương, các động thái trả đũa liên tiếp xảy ra khiến căng thẳng ngày càng leo thang
Trả lờiXóacó lẽ nên hiểu mỹ theo con đường sâu sắc hơn đó là cố tình gây to chuyện với triều tiên để thực hiện chiến lược xoay trục sang châu á dễ dàng hơn, với lý do tuyệt vời là triều tiên thì mỹ đang đưa quân bao vây trung quốc và ngon lành hơn đó là có thể bán vũ khí cho các đối tác mà trung quốc đang gây khó khăn trong tranh chấp biên giới. mỹ luôn là nước lấy tiền để đi mua các vụ việc phức tạp, triều tiên chỉ là cái đinh để mỹ thừa nước đục thả câu.
Trả lờiXóachiến tranh rất khó xảy ra khi tình hình thế giới hiện nay đã khác xưa rất nhiều, trước đây mỹ có thể đơn phương tiến hành chiến tranh nhưng hiện nay mỹ không thể tự tiện hành động được như vậy, nên nhớ đó là bên cạnh triều tiên còn có nga và trung quốc, không dễ để mỹ qua mặt được hai nước lớn này.
Trả lờiXóaChiến tranh Mỹ - Triều chắc chắn sẽ không xảy ra, bởi thực chất đây chỉ là màn “võ mồm” giữa hai nước. Tuy nhiên, với những tuyên bố cứng rắn của mình, Triều Tiên bước đầu cũng đã đạt được những mục đích nhất định. Đặc biệt, theo nhận định của một số chuyên gia, những căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên gần đây có thể là dấu hiệu để đưa ra những thỏa thuận "dưới gầm bàn" mà các nước khác không thể biết được.
Trả lờiXóaQuả thật nếu chiến tranh giữa Mỹ và Triều Tiên xảy ra sẽ kéo theo hậu quả vô cùng to lớn bởi chúng ta đều biết sức công phá ghê gớm mà vũ khí hạt nhân có thể gây ra. Tuy nhiên cả hai nước chắc chắn sẽ không để việc này xảy ra mà thực chất đây chỉ là một màn đấu khẩu, rõ ràng cả hai bên đều muốn thể hiện uy thế của mình trên trường quốc tế.
Trả lờiXóaViệc Triều Tiên liên tiếp thử tên lửa đạn đạo cho thấy tham vọng thực sự của họ. Mặt khác, việc thử tên lửa đạn đạo cũng là những động thái mà Triều Tiên hướng tới Mỹ buộc Mỹ phải công nhận họ là một quốc gia hạt nhân như với Pakistan và Ấn Độ (những đồng minh của Mỹ ở khu vực).
Trả lờiXóagiờ để chiến tranh xảy ra không phải là khó nhưng các nước đều hiểu được rằng chiến tranh xảy ra thì chẳng nước nào có lợi cả, quan trọng nhất bây giờ là lợi ích quốc gia mà thôi, các nước ngày càng tăng cường vũ khí quân sự và bành trướng về những vũ khí mình có được thực chất chỉ để phòng thủ chứ không nhằm đem đến một cuộc chiến tranh, chính vì vậy mà những phát biểu của họ chỉ mang tính võ mồm mà thôi
Trả lờiXóaTrong những năm qua, Triều Tiên luôn thể hiện tham vọng làm chủ vũ khí hạt nhân. Bởi vậy, nếu chỉ tuyên bố là chưa đủ, Triều Tiên cần phải thể hiện sự răn đe đó. Đó là lý do Triều Tiên liên tục thử tên lửa để thế giới công nhận bước tiến công nghệ quân sự của nước này, gạt bỏ những hoài nghi về năng lực tên lửa của Triều Tiên.
Trả lờiXóaCó thể nói, chiến tranh Mỹ - Triều chắc chắn sẽ không xảy ra, bởi thực chất đây chỉ là màn “võ mồm” giữa hai nước. Tuy nhiên, với những tuyên bố cứng rắn của mình, Triều Tiên bước đầu cũng đã đạt được những mục đích nhất định. Đặc biệt, theo nhận định của một số chuyên gia, những căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên gần đây có thể là dấu hiệu để đưa ra những thỏa thuận "dưới gầm bàn" mà các nước khác không thể biết được.
Trả lờiXóaCó thể nói, chiến tranh Mỹ - Triều chắc chắn sẽ không xảy ra, bởi thực chất đây chỉ là màn “võ mồm” giữa hai nước. Tuy nhiên, với những tuyên bố cứng rắn của mình, Triều Tiên bước đầu cũng đã đạt được những mục đích nhất định. Đặc biệt, theo nhận định của một số chuyên gia, những căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên gần đây có thể là dấu hiệu để đưa ra những thỏa thuận "dưới gầm bàn" mà các nước khác không thể biết được.
Trả lờiXóaÔng Trump tái khẳng định cam kết của hai nước với tiến trình phi hạt nhân hóa, nhấn mạnh quan hệ “cực kỳ mật thiết” giữa ông và ông Tập Cận Bình hy vọng sẽ mang lại giải pháp hòa bình trong vấn đề Triều Tiên.thế nhưng với cái cách đưa chiến tranh đến miêng hố như vậy thì mỹ tính toán nhiều hơn chúng ta nghĩ.
Trả lờiXóaTổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố các nỗ lực của Mỹ nhằm "đe dọa" Triều Tiên là "không chấp nhận được". Ông nói hồi tháng 5: "Chúng tôi phản đối việc mở rộng câu lạc bộ các quốc gia hạt nhân, bao gồm cả bán đảo Triều Tiên. Chúng tôi phản đối và coi đó là phản tác dụng, gây tổn hại và nguy hiểm. Chúng ta cần ngừng đe dọa Triều Tiên và tìm ra một giải pháp hòa bình cho vấn đề này".
Trả lờiXóaLúc nào không biết chứ hiện tại thì không thể nào có thể xảy ra được chiến tranh. Nên là nếu nói giờ Mỹ hay TRiều Tiên chỉ đe dọa thế thôi chứ làm sao dám oánh nhau chứ
Trả lờiXóabao lần phát ngôn cứng rắn rồi có thấy chiến tranh gì đâu rõ ràng đó chỉ là võ mồm, ẩn chứa nhiều mục đích chính trị của hai nước, mục đích của Triều Tiên thì quá rõ ràng, vấn đề trên bán đảo Triều Tiên cần được đưa ra thỏa thuận, để xảy ra chiến tranh chỉ là nước đi sai lầm mà thôi
Trả lờiXóa