Đó là câu hỏi tôi đã và đang đặt ra với những gì xảy ra ở xã Đồng Tâm
trong thời gian qua. Tại sao tôi lại đặt ra câu hỏi này có lẽ đó là điều mà một
số người cũng sẽ đặt ra. Trước khi trả lời thắc mắc này, tôi xin trích lại dự
thảo kết luận thanh tra của Thanh tra thành phố Hà Nội về việc quản lý, sử dụng
đối với diện tích đất khu sân bay Miếu Môn thuộc địa giới hành chính xã Đồng
Tâm, huyện Mỹ Đức về nguồn gốc đất khu sân bay Miếu Môn.
Theo dự thảo kết luận thanh
tra của Thanh tra thành phố Hà Nội, ngày 14/4/1980, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số
113/TTg về việc cấp đất xây dựng đợt 1 sân bay Miếu Môn, trong đó duyệt cấp cho
Bộ Quốc Phòng 208 ha đất thuộc địa phận xã Trần Phú, Nông trường quốc doanh
Lương Mỹ, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) để xây dựng sân bay Miếu Môn
và các hạng mục công trình phục vụ sân bay đợt 1. Ranh giới, tọa độ của đất cấp
do đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình xác định cụ
thể cho phù hợp với quy hoạch tổng mặt bằng khu vực và đảm báo an toàn vận hành
cho các loại máy bay quân sự và dân dụng hoạt động
Ngày 10/11/1981, UBND tỉnh Hà Sơn Bình có Quyết định số
386-QĐ/UB giao 208 ha đất đợt 1 cho Bộ Tư lệnh Công binh. Cụ thể: thu hồi của
Nông trường quốc doanh Lương Mỹ là 98,84 ha và cả diện tích bị ảnh hưởng 31,9
ha HTX Hữu Văn là 1 ha; HTX Trần Phú là 45,8 ha; K66 - Bộ Tư lệnh pháo binh là
5 ha; HTX vôi đá Trần Phú là 2 ha, Xí nghiệp vôi đá Miếu Môn là 3 ha, Xưởng A31
- Cụ Kỹ thuật 5 ha và HTX Đồng tâm là 47,36 ha. Tổng diện tích thu hồi trên thực
tế là 239,9 ha, vượt so với quyết định số 113 của Thủ tướng là do có thêm 31,9
ha diện tích đất bị ảnh hưởng thuộc Nông trường quốc doanh Lương Mỹ, không thuộc
đất Đồng Tâm, nằm trong giai đoạn 2 sân bay Miếu Môn.
Như vậy, tổng diện tích đất thu hồi để xây dựng sân
bay Miếu Môn đợt 1 là 239,9 ha. Trong 239,9 ha đất thu hồi chỉ có 64,66 ha thuộc
địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức (gồm 14,3 ha đất thuộc Nông trường
quốc doanh Lương Mỹ, 3 ha của Xí nghiệp vôi đá Miếu Môn và 47,36 ha thuộc HTX
nông nghiệp Đồng Tâm). Phần diện tích đất thu hồi này hiện vẫn còn mốc giới bê
tông cốt thép. Số diện tích đất bị thu hồi để xây dựng sân bay Miếu Môn còn lại
thuộc địa giới hành chính huyện Chương Mỹ (các xã Trần Phú, Lương Mỹ, Đồng Lạc).
Năm 2014, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã nhận được văn bản của Lữ đoàn
28 kèm theo hồ sơ, bản đồ hiện trạng sử dụng đất sân bay Miếu Môn được UBND các
xã Lương Mỹ, Trần Phú, Đồng Lạc, huyện Chương Mỹ và xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức ký
xác nhận ranh giới sử dụng đất quốc phòng và địa giới hành chính của 4 xã, đề
nghị làm thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sân bay Miếu Môn, diện
tích xin cấp 239,2 ha (giảm 0,7 ha so với diện tích 239,9 ha đã bàn giao đất
cho Bộ Tư lệnh công binh trước đây).
Việc xác định đất quốc phòng để xây dựng sân bay Miếu
Môn là như vậy. Nói cách khác, diện tích đất quốc phòng để xây dựng sân bay Miếu
Môn không chỉ thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức mà còn thuộc địa bàn 3 xã của huyện Chương Mỹ. Tuy
nhiên, trên thực tế, tình trạng lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng
các công trình trái phép trên đất quốc phòng chỉ xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ
Đức. Trong khi đó, diện tích đất quốc phòng trên địa bàn các xã của huyện
Chương Mỹ vẫn được duy trì và đảm bảm. Vậy, câu hỏi là tại sao?
Trước hết, chúng ta phải nói đến sự yếu kém, buông lỏng
trong quản lý đất quốc phòng của các đơn vị quân đội, sự tiếp tay của một số
cán bộ xã Đồng Tâm (hiện Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mỹ Đức đã truy tố 14 cán
bộ xã Đồng Tâm vì những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng). Tuy
nhiên, còn một lý do khác chúng ta cũng không thể không nói đến, đó chính là lòng lam, việc lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng của một số
cá nhân ở xã Đồng Tâm để trục lợi. Trong đó, không thể không kể đến vai trò của
ông Lê Đình Kình, Lê Đình Ba, Bùi Viết Hiểu và một số người trong cái gọi là “Nhóm
Đồng thuận” ở xã Đồng Tâm. Chính vì lòng tham, sự vụ lợi mà một số cá nhân này
đã cố tình muốn biến đất quốc phòng thành đất nông nghiệp, kích động lòng tham
của một số người dân xã Đồng Tâm lấn chiếm, xây dựng các công trình trái phép trên
đất quốc phòng, kích động một số người dân xã Đồng Tâm khiếu kiện kéo dài, gây
rối an ninh, trật tự. Đó là những lý do giải thích tại sao Đồng Tâm lại xảy ra
cơ sự như ngày hôm nay.
Việt Nguyễn
để xảy ra sự việc như vừa qua ở xã Đồng Tâm là trách nhiệm không chỉ của chính quyền khi họ đã buông lỏng quản lí đất quốc phòng, cũng như những cá nhân trục lợi nhằm biến đất quốc phòng thành đất nông nghiệp, chắc chắn những người này sẽ bị xử lí nghiêm đó sẽ là bài học cho các tỉnh thành khác
Trả lờiXóaTôi rất mong muốn một lần nữa tôi biết anh Hải rất am hiểu luật pháp, tường tận từ những mặt trong một xã hội rất mong muốn với luật sư bảo vệ những điều gì đem lại giá trị cuộc sống, giá trị bền vững, giá trị luật pháp chứ không phải là những giá trị mà anh đem lại để ngày mai người ta ghi nhận anh là một luật sư khác. Chúng tôi tôn trọng nghề nghiệp các anh nhưng các anh phải hoàn toàn tuân thủ.”
XóaTrong vụ này có kẻ cầm đầu kích động, có kẻ trợ giúp đắc lực, có rất nhiều người dân bị lừa dối, ép buộc tham gia, có cả quan chức của cả dòng họ gồm cấp xã, cấp huyện vi phạm pháp luật. Có một nhóm luật sư “kiện toàn thua” đứng ra nhận làm trung gian hòa giải và một vị luật sư trong nhóm này chính là luật sư Trần Vũ Hải. Cái lý do nhận làm trung gian hòa giải chẳng thể che đậy được mục đích cuối cùng của nhóm luật sư “kiện toàn thua” này là để kích động gây rối hơn nữa tình hình tại Đồng Tâm.
Trả lờiXóaVâng mọi việc đã rõ, đât là của quốc phòng, những sai phạm trong lấn chiếm, xây dựng trái phép cũng như quản lý lỏng lẻo của chính quyền đều đã được làm rõ và xử lý. Những lý do vớ vẩn, những lời kích động của ông Kình nhằm chống đối chính quyền, trục lợi cho bản thân và cũng muốn che đi những sai phạm, những lần tham ô công quỹ của ông khi đương chức cán bộ xã. Người dân Đồng Tâm đã thấy được bộ mặt của ông Kình.
XóaLời nói của Chủ tịch thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đúng là một phát tát SML vào mặt luật sư Trần Vũ Hải nói riêng và toàn bộ giới luật sư “kiện toàn thua” cùng với lũ kền kền, các nhà báo lá ngón luôn muốn xỉa xói vào các bí mật quốc gia. Bởi lẽ chúng chẳng quan tâm việc làm nào đóng góp cho đất nước, chỉ cần làm khó chính quyền, phục vụ mục đích phá hoại của bọn chúng thì chúng sẵn sàng làm tất cả. Có lẽ cộng đồng mạng chúng ta cần phải cho bọn luật sư rởm như thế này biết thế nào là SML một cách chân thực nhất.
Trả lờiXóaCả lò phạm tội )) chắc nó ăn vào máu của họ Lê Đình, tội tham ô tham nhũng của dân thì bẩn bựa rồi. Thế mà giờ đây con hô hào người dân, đứng đầu phong trào chống tham nhũng, ông Kình ơi, ông diễn sâu quá, nhóm của ông cũng diễn đạt lắm. Kết luận thanh tra cũng có rồi, giờ thì ông có gì thì ông cứ kêu tiếp nhé, nhưng khi sự thật về quá khứ ăn tạp, tham ô của ông thì có còn ai nghe những lời xàm của ông không? so deep :v
XóaTính đến lúc này, người dân Đồng Tâm ít nhất mất oan 100.000 đồng cho ông Kình và ông Hiểu mà mấy trăm triệu chẳng thấy đâu. Có khi còn bị truy tố trách nhiệm hình sự vì đã bắt giữ người trái pháp luật. Khổ thế đấy, mọi người vì cái lợi mà nhắm mắt ăn thịt lừa của ông Kình và ông Hiểu, giờ nhận ra thì ô hô hai tai
Trả lờiXóaBây giờ các anh bảo quân đội không sử dụng phải trả cho dân, xin lỗi anh cái giá phải trả cho nền độc lập tự do là thế nào? Mà các anh bảo quân đội phải trả. Quân đội không bắt buộc phải chứng minh cho người dân chúng tôi phải làm gì trong đó. Mà các anh không được phép hỏi, thậm chí cấp nào mới được biết chứ không phải giải thích cho các anh đất làm gì? Các anh không có quyền đó, bởi đó là an ninh quốc gia , dân tộc ta có bao triệu con người phải hy sinh để bảo vệ nền độc lập đó.
Trả lờiXóaMặc dù UBND xã Đồng Tâm đã có thông báo nêu rõ đây là đất quốc phòng, đề nghị các công dân không được vi phạm pháp luật, nhưng trong các ngày từ 25-28/2/2017, một số công dân vẫn cố tình đưa máy móc vào để chia đất, xây dựng công trình trái phép là hành vi chiếm đất quốc phòng, coi thường pháp luật, vi phạm nghiêm trọng khoản 1, điều 12 luật Đất đai năm 2013.
Trả lờiXóadiện tích đất quốc phòng để xây dựng sân bay Miếu Môn không chỉ thuộc địa giới hành chính xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức mà còn thuộc địa bàn 3 xã của huyện Chương Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, tình trạng lấn chiếm, cho tặng, chuyển nhượng, xây dựng các công trình trái phép trên đất quốc phòng chỉ xảy ra ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức. Trong khi đó, diện tích đất quốc phòng trên địa bàn các xã của huyện Chương Mỹ vẫn được duy trì và đảm bảm.
Trả lờiXóaĐồng chí Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã thay mặt đoàn thanh tra thông báo công khai dự thảo kết luận thanh tra đất Đồng Tâm. Trong đó đã nêu rõ, Toàn bộ đất Miếu Môn đều là đất quốc phòng. Như vậy vấn đề cốt lõi, trọng tâm nhất của điểm nóng Đồng Tâm đã có câu trả lời. Việc làm tiếp theo có lẽ là làm rõ những cá nhân, tổ chức để xảy ra điểm nóng này trong suốt thời gian qua
XóaVai trò của ông Lê Đình Kình, Lê Đình Ba, Bùi Viết Hiểu và một số người trong cái gọi là “Nhóm Đồng thuận” ở xã Đồng Tâm. Chính vì lòng tham, sự vụ lợi mà một số cá nhân này đã cố tình muốn biến đất quốc phòng thành đất nông nghiệp, kích động lòng tham của một số người dân xã Đồng Tâm lấn chiếm, xây dựng các công trình trái phép trên đất quốc phòng, kích động một số người dân xã Đồng Tâm khiếu kiện kéo dài, gây rối an ninh, trật tự.
Trả lờiXóaNhư vậy, bản kết luận thanh tra đã làm rõ được những nội dung mà người dân kiến nghị trước đó, đa phần là kiến nghị không hợp lý và không có giấy tờ chứng minh được. Đối với trường hợp ông Lê Đình Kình, nhiều thông tin ông này đưa ra để tuyên truyền là không đúng sự thật, gây hiểu nhầm trong quần chúng nhân dân, là nguyên do gây chia rẽ nội bộ tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
XóaChính vì lòng tham, sự vụ lợi mà một số cá nhân này đã cố tình muốn biến đất quốc phòng thành đất nông nghiệp, kích động lòng tham của một số người dân xã Đồng Tâm lấn chiếm, xây dựng các công trình trái phép trên đất quốc phòng, kích động một số người dân xã Đồng Tâm khiếu kiện kéo dài, gây rối an ninh, trật tự. Đó là những lý do giải thích tại sao Đồng Tâm lại xảy ra cơ sự như ngày hôm nay.
Trả lờiXóaNhư vậy cho thấy ông Lê Đình Kình đã lợi dụng sự thiếu hiểu biết về pháp luật của người dân cộng với bản chất hám lợi của Nhóm Đồng Thuận để che dấu hành động phạm pháp của bản thân qua lớp vỏ là người cao tuổi tại địa phương. Hành động của ông Kình đáng phải nhận hình thức xử lý của pháp luật, tuy nhiên xét thấy ông Kình tuổi đã cao, sức đã yếu dần nên thiết nghĩ cơ quan chức năng cũng nên chiếu cố, chẳng có tòa án nào có thể xử lý ông như chính tòa án lương tâm của ông.
Trả lờiXóaMột góc độ khác của dư luận bình phẩm, sau vụ nóng Đồng Tâm này, các zân chủ gia có còn kêu gọi tài trợ cho Đồng Tâm nữa không, bởi bây giờ và thời gian tới đây, nhiều nhóm dân ở đây thực sự cần được hỗ trợ, gồm cả dàn quan xã vô tù, nhóm nổi loạn vô tù, cuộc sống người dân sẽ khốn đốn sau thời gian bị hùa đi “chống quân đội cướp đất” bại trận… Có lẽ người cần hỗ trợ nhiều nhất lại chính là ông Lê Đình Kình và các con cháu của ông và ông Bùi Viết Hiểu (nhân vật số 2 trong nhóm Đồng Thuận), đều nằm trong 2 nhóm “quan xã” và “nổi loạn” đông nhất.
XóaVâng kết luận là đất dùng cho quốc phòng, mọi sai phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. CÒn những việc làm thất đức, tham ô, tham nhũng, chạy án mà những đứa con, đứa cháu dòng họ Lê Đình làm từ trước đến nay mọi người dân Đồng Tâm giờ này đều đã biết. Vì thế, cái gì gọi là phong trào chống tham nhũng của ông Kình cũng chỉ là tự tát vào mặt mình thôi, và cũng phần vì vụ lợi cho bản thân ông ta, nhìn thấy tiền cái là mờ mắt ngay, kể cả khi gần đất, xa trời.
Trả lờiXóaSự yếu kém, buông lỏng trong quản lý đất quốc phòng của các đơn vị quân đội, sự tiếp tay của một số cán bộ xã Đồng Tâm (hiện Viện Kiểm sát nhân dân huyện Mỹ Đức đã truy tố 14 cán bộ xã Đồng Tâm vì những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng). Tuy nhiên, còn một lý do khác chúng ta cũng không thể không nói đến, đó chính là lòng tham, việc lợi dụng những sơ hở, thiếu sót trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng của một số cá nhân ở xã Đồng Tâm để trục lợi. Cần lấy đây làm bài học để không bao giờ xảy ra trường hợp nào như thế này.
Trả lờiXóaNhư vậy, việc truy tố các cựu quan chức, cán bộ huyện Mỹ Đức và xã Đồng Tâm thể hiện sự nghiêm minh, công bằng của pháp luật, kiên quyết đấu tranh, xử lý đối với những cán bộ cán bộ đã có sai phạm trong việc quản lý, sử dụng đất ở xã Đồng Tâm, gây bức xúc trong dư luận quần chúng nhân dân. Vì động cơ vụ lợi, những người này đã thực hiện cấp, giao đất trái thẩm quyền, hợp thức hóa đất lấn chiếm của người dân; tự ý chiếm dụng đất trái phép phục vụ mục đích của cá nhân.
Trả lờiXóadư luận xã hội đang đặt lên câu hỏi: các quan chức có hành vi sai trái đã bị bắt, khởi tố nghiêm minh; vậy những hành vi bắt giữ người trái pháp luật và chống người thi hành công vụ của một nhóm người dân xã Đồng Tâm, do sự kích động của nhóm Đồng Thuận (xảy ra từ ngày 15/4 đến 22/4), cơ quan chức năng sẽ xử lý như thế nào? Nên nhớ rằng, vụ việc này không phải bắt nguồn từ những hành vi tham nhũng của quan chức xã Đồng Tâm (vốn đã bị xử lý nghiêm minh trước đây), mà bắt nguồn từ tư tưởng hám lợi, cơ hội nhằm chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền bồi thường của Viettel, hô biến đất quốc phòng thành đất nông nghiệp dưới sự cầm đầu của ông Lê Đình Kình và nhóm Đồng Thuận.
Trả lờiXóaViệc bắt giữ trái phép 38 cán bộ, chiến sỹ công an đang làm nhiệm vụ hoàn toàn không phải là hành vi chống tham nhũng, bởi vì những cán bộ này không liên quan gì tới vụ việc đất đai tại Đồng Tâm. Đây là hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thể hiện thái độ coi thường, thách thức pháp luật của nhóm Đồng Thuận và một số phần tử quá khích.
Trả lờiXóangày 14/4/1980, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 113/TTg về việc cấp đất xây dựng đợt 1 sân bay Miếu Môn, trong đó duyệt cấp cho Bộ Quốc Phòng 208 ha đất thuộc địa phận xã Trần Phú, Nông trường quốc doanh Lương Mỹ, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Sơn Bình (cũ) để xây dựng sân bay Miếu Môn và các hạng mục công trình phục vụ sân bay đợt 1. Ranh giới, tọa độ của đất cấp do đồng chí Bộ trưởng Quốc phòng và Chủ tịch UBND tỉnh Hà Sơn Bình xác định cụ thể cho phù hợp với quy hoạch tổng mặt bằng khu vực và đảm báo an toàn vận hành cho các loại máy bay quân sự và dân dụng hoạt động
Trả lờiXóaNhư vậy, quyết định này đã có từ gần 40 năm nay. Và điều này cho thấy một bộ phận người dân thấy đất công tham lam chiếm đất, biến đất công thành đất riêng của mình nên mới xảy ra tình trạng đồng tâm thời gian qua. Mà nhóm đó là ai, là gia đình ông Kình chứ đâu.
Khi đi theo ông KÌnh và ông Hiểu trong cuộc chuộc chiếm đất giữ đất phòng tại Đồng Tâm, nhiều hộ gia đình đã phải đóng cho nhóm ông Kình, ông Hiểu mỗi hộ 100.000 đồng theo qui định của hai ông để gọi là có kinh phí hoạt động phục vụ việc chiếm đất, giữ đất. Và cứ theo số hộ nhân lên, số tiền đóng góp này không phải là nhỏ.
Trả lờiXóaTôi rất mong muốn một lần nữa tôi biết anh Hải rất am hiểu luật pháp, tường tận từ những mặt trong một xã hội rất mong muốn với luật sư bảo vệ những điều gì đem lại giá trị cuộc sống, giá trị bền vững, giá trị luật pháp chứ không phải là những giá trị mà anh đem lại để ngày mai người ta ghi nhận anh là một luật sư khác. Chúng tôi tôn trọng nghề nghiệp các anh nhưng các anh phải hoàn toàn tuân thủ.
Trả lờiXóaở vụ Đồng Tâm này,khi mà sự việc xảy ra thì các thành phần " lạ " luôn tìm cách chia rẽ và kích động nhân dân đối đầu với chính quyền và cho đến khi có kết quả thanh tra này cũng vậy. cho nên nhân dân cần hết sức tránh nghe theo sự kích động và xúi giục của bất kỳ một người nào.
Trả lờiXóaTrong khi đám luật sư zân chủ Trần Vũ Hải vốn nổ rất to trước khi có bản dự thảo kết luận thanh tra nay giờ đã xẹp lép, không ý kiến ý cò, không đơn thư phản bác gì, dù đang là kẻ đã ký hợp đồng tư vấn pháp lý với nhóm ông Lê Đình Kình, thì xem ra việc đám zân chủ, truyền thông nước ngoài này chỉ còn biết dùng mỗi võ đăc sản “ăn vạ” cũng là điều dễ hiểu. Hài cho cơ quan truyền thông ngốn tiền thuế của dân Mỹ, hưởng lộc từ Chính phủ Mỹ mà phải đi chơi trò bỏ bóng đá người lộ liễu, dù biết rõ đã thua trắng bụng, hết lý lẽ, hết cách để thổi nóng vụ Đồng Tâm – nỗi khát khao để khích lệ, nuôi dưỡng cho cái gọi là “phong trào dân chủ quốc nội”.
Trả lờiXóaÔng Lê Đình Kình, Lê Đình Ba, Bùi Viết Hiểu và một số người trong cái gọi là “Nhóm Đồng thuận” ở xã Đồng Tâm. Chính vì lòng tham, sự vụ lợi mà một số cá nhân này đã cố tình muốn biến đất quốc phòng thành đất nông nghiệp, kích động lòng tham của một số người dân xã Đồng Tâm lấn chiếm, xây dựng các công trình trái phép trên đất quốc phòng, kích động một số người dân xã Đồng Tâm khiếu kiện kéo dài, gây rối an ninh, trật tự
Trả lờiXóaTừ một kẻ đang bị điều tra về hành vi phạm tội, phút chốc Lê Đình Kình đã được thổi phồng lên thành anh hùng chống tham nhũng, kẻ đứng sau việc tâng bốc này chính là tổ chức phản động Việt Tân. Rất nhiều thông tin, tài liệu đã minh chứng cho vấn đề này, chính cụ Kình kính yêu của bọn phản động cũng tự thừa nhận thông qua hoạt động của mình.
Trả lờiXóa