Có thể nói, tranh chấp đất đai (giữa
đất quốc phòng và đất nông nghiệp) là điểm khởi nguồn và cũng là mấu chốt của những vấn
đề phức tạp ở “điểm nóng” Đồng Tâm trong thời gian qua. Cho đến nay, một số người
dân ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn cho rằng, phần đất đang tranh chấp là
đất nông nghiệp, trong khi đó theo chính quyền địa phương, đó là đất quốc phòng mà một số người dân đã lấn chiếm trái phép. Khi nào vấn đề này chưa được làm rõ
thì “điểm nóng” Đồng Tâm chưa thể được giải quyết dứt điểm.
Thu thập thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau, đến nay tôi đã phần nào tìm được câu trả lời, khu đất đang tranh chấp
tại Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức là đất nông nghiệp hay đất quốc phòng. Bên cạnh đó,
qua tìm hiểu tôi cũng đã hiểu hơn về bản chất của “sự kiện” này, xin được chia
sẻ đến bạn đọc để có được cái nhìn khách quan hơn về sự kiện Đồng Tâm.
Năm 1980, Thủ tướng
Chính phủ giao cho Bộ Quốc phòng xây dựng sân bay Miếu Môn trên địa bàn các xã
Mỹ Lương, Trần Phú, Đồng Lạc (huyện
Chương Mỹ) và xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).
Đến tháng 10/2014, Bộ Quốc phòng giao cho Quân chủng Phòng không - không quân
tiếp tục sử dụng làm vị trí đóng quân của Lữ đoàn 28 (đất quốc phòng), với các mốc giới trên thực địa không thay đổi.
Ngày 27/3/2015, Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng đã ban hành quyết định thu hồi
50,03 ha đất quốc phòng do Quân chủng Phòng không - không quân đang quản lý, sử
dụng để giao cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tiếp nhận quản lý, sử dụng
vào công trình quốc phòng (Quyết định số
551/QĐ-TM), trong đó bao gồm 46 ha thuộc xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức).
Từ cuối năm 2013, một số
công dân xã Đồng Tâm đã có đơn thư khiếu tố lên các cơ quan chức năng của huyện
và thành phố (trong đơn có 48 nội dung
khiếu tố các cá nhân và chính quyền các cấp; có 25 nội dung đơn có cơ sở, 23 nội
dung đơn không có cơ sở). Huyện Mỹ Đức và UBND Thành phố Hà Nội đã tổ chức
nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, kết luận, đồng thời đối thoại, vận động người
dân. Đa số các khiếu nại, tố cáo của người dân đã được giải quyết. Tại Thông
báo số 83/TB-UBND, ngày 25/6/2015 của UBND
Thành phố Hà Nội nêu rõ, đã giải quyết 15 nội dung công dân còn chưa đồng thuận.
Trên
cơ sở các sai phạm của cán bộ lãnh đạo xã các thời kỳ và cán bộ huyện có liên
quan, huyện đã kỷ luật đối với cán bộ sai phạm về công tác quản lý và sử dụng đất
đai. Cụ thể đã khai trừ đảng 08 trường hợp, cách chức 01, cảnh cáo 05, khiển
trách 05, trong đó có nguyên bí thư Đảng uỷ xã, nguyên Chủ tịch, Phó Chủ tịch
UBND xã, nguyên Trưởng Công an xã; đã khởi tố vụ án và khởi tố 03 bị can, bắt tạm
giam 02 bị can nguyên là Chủ tịch UBND xã, nguyên cán bộ địa chính xã, cho tại
ngoại nguyên bí thư Đảng ủy xã vì lý do sức khỏe). Cuối năm 2016 cho đến nay,
Cơ quan điều tra Công an huyện Mỹ Đức đã ra quyết định khởi tố vụ án
kinh tế tại Đồng Tâm, đã khởi tố 14 bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng
là nguyên Bí thư, nguyên Chủ tịch, nguyên phó chủ tịch UBND, nguyên Cán
bộ địa chính; nguyên Trưởng Công an xã; nguyên Xã Đội trưởng; nguyên
Trưởng Ban tài chính xã…Hiện nay, vụ san đang được các cơ quan tư pháp
tiếp tục tiến hành.
Năm 2015, khi Bộ Quốc
phòng giao phần đất trong sân bay Miếu Môn cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) tiến hành thực hiện dự án quốc
phòng A1, thì một số công dân tiếp tục có đơn thư liên quan đến nguồn gốc đất đồng
Sênh. Huyện Mỹ Đức và Thành phố Hà Nội đã nhiều lần tổ chức đối thoại, cung cấp
các văn bản pháp lý, giải thích các quy định của pháp luật liên quan, tập trung
chỉ đạo giải quyết nhiều nội dung khiếu tố của người dân.
Ngày 31/10/2016, UBND
Thành phố Hà Nội đã ban hành Kết luận số 47/KL-UBND, nêu rõ: Nội dung tố cáo của một số công dân thôn
Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức không có cơ sở để giải quyết; giao UBND huyện
Mỹ Đức tuyên truyền, giải thích để công dân rõ và chấp hành nghiêm các quy định
của pháp luật….
Thực hiện ý kiến chỉ đạo
của UBND Thành phố, từ cuối năm 2016 các cơ quan chức năng đã tiếp tục triển
khai nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động, thuyết phục, đối thoại, trả lời và
giải quyết nhiều kiến nghị của người dân; đặc biệt, UBND huyện Mỹ Đức đã thành
lập 05 tổ công tác liên ngành xuống địa bàn để làm công tác tuyên truyền, vận động
tới từng hộ dân theo phương châm “03 cùng”.
Tuy nhiên, khi các tổ công tác của huyện Mỹ Đức đến địa bàn xã Đồng Tâm để
tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, số công dân khiếu kiện thôn Hoành (xã Đồng Tâm) đã có những biểu hiện kích động số đông không chấp
hành nghiêm các quy định của pháp luật.
Giữa tháng 11/2016, số
công dân khiếu kiện tổ chức nhiều hoạt động để ngăn cản, gây khó khăn cho công
tác giải phóng mặt bằng (GPMB) tại khu vực đồng Sênh như: tụ tập đông người nhằm
ngăn cản các cơ quan chức năng của huyện tiến hành đo đạc diện tích đất trên;
gây mất an ninh, trật tự tại khu vực kiểm đếm, tổ chức tuần hành đông người kéo
đến trụ sở tiếp dân của Trung ương để gửi đơn khiếu kiện …, liên tiếp trong các
ngày cuối tháng 2/2017, khi Tập đoàn Viễn thông Quân đội triển khai việc chuẩn
bị thi công dự án quốc phòng thì số công dân khiếu kiện tổ chức nhiều hoạt động
gây mất an ninh, trật tự tại địa bàn, như: tổ chức ngăn cản khi các đơn vị Quốc
phòng tiến hành cắm biển, chăng dây xác định
mốc giới diện tích đất quốc phòng; tự ý thu giữ số dây phản quang và nhổ biển
báo “khu vực quân sự” tại khu vực
này; tự tổ chức chia đất, đưa máy móc (04
máy cày, 01 máy xúc), thiết bị, vật tư nông nghiệp vào canh tác và xây dựng
công trình không phép tại khu vực đồng Sênh …
Ngày 01/3 và ngày
07/3/2017, khi các đoàn công tác của huyện Mỹ Đức đến thực hiện nhiệm vụ thì số
công dân khiếu kiện đã tổ chức tập trung đông người tại trụ sở UBND xã Đồng
Tâm, gây mất trật tự tại phòng họp nơi đoàn công tác đang làm việc, sử dụng hệ
thống loa phóng thanh để tuyên truyền trái phép trong khu vực trụ sở UBND xã,
phong toả không cho các phương tiện của đoàn công tác huyện rời khỏi trụ sở
UBND xã. Khi Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, dẫn đoàn công tác thì họ tiến
hành ngăn cản, tung tin bịa đặt “xe công
an đâm chết người” gây kích động quần chúng, xúi giục các gia đình không
cho trẻ em đến trường. Tại khu vực đất đồng Sênh, các công dân khiếu kiện liên
tiếp tổ chức các hoạt động vi phạm pháp luật, như: xây dựng nhà tạm, làm đường,
làm cổng chào, đào giếng, xây bể nước, cắm cờ, treo băng zôn, tổ chức truyền
thanh lưu động với nội dung không đúng sự thật, gây tâm lý tiêu cực và đã có
hành vi chống đối người thi hành công vụ tại đây…
(Còn
tiếp)
Tuệ Minh
Khi Công an thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, dẫn đoàn công tác thì họ tiến hành ngăn cản, tung tin bịa đặt “xe công an đâm chết người” gây kích động quần chúng, xúi giục các gia đình không cho trẻ em đến trường. Tại khu vực đất đồng Sênh, các công dân khiếu kiện liên tiếp tổ chức các hoạt động vi phạm pháp luật, như: xây dựng nhà tạm, làm đường, làm cổng chào, đào giếng, xây bể nước, cắm cờ, treo băng zôn, tổ chức truyền thanh lưu động với nội dung không đúng sự thật, gây tâm lý tiêu cực và đã có hành vi chống đối người thi hành công vụ tại đây…
Trả lờiXóaĐương nhiên là dân ai chẳng sợ bị xử lý, bị pháp luật nhắc nhở đúng không. Thế là cụ Kình từ ông Kình bình thường trở thành một cụ Kình đáng sợ, có thể kiện cáo hết nhà này nhà khác về tiêu cực. Và đương nhiên với nhiều bà con Đồng Tâm hình thành suy nghĩ, phải qua cửa Cụ Kình để mong đổi lấy hai chữ bình yên, để cụ không tố giác, tố cáo mình.
XóaCho đến thời điểm này, với quyết định trên, các hành vi BUỘC phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật hình sự hiện hành đã được thực thi. Cũng bằng quyết định này, chúng ta không còn lo lắng đến những "tiền lệ" xấu. Đây là thông điệp mạnh mẽ của chính quyền tới các "tập đoàn dân oan" hay những "tập đoàn khiếu kiện" khắp 63 tỉnh thành rằng, những hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ ai cũng sẽ bị truy cứu. Và rằng, thứ "văn hóa giam giữ con tin", dựng "chiến lũy trên đường" và thậm chí một "bản cam kết" buộc một ông quan đầu tỉnh nào đó ký vào sẽ không có giá trị gì.
Trả lờiXóaViệc khởi tố vụ án là hoàn toàn đúng. ở đây chỉ truy cứu trách nhiệm với những tên cầm đầu giật dây, chứ toàn thể người dân Đồng Tâm bị lôi kéo thì không truy cứu trong bản cam kết là đúng. Người dân Đồng Tâm không hề có tội gì cả, đó chỉ là do một số bộ phận gây nên mà thôi, cho nên khởi tố vụ án thì phải xét xử bộ phận đó là hợp lý, kẻ câm đầu đã gây nên thì phải chịu hậu quả mà thôi.
Trả lờiXóaTrước đây khi nhìn nhận sự việc tôi thấy rõ đây là hành vi vi phạm pháp luật và Cơ quan Công an sẽ tiến hành các hoạt động điều tra theo đúng quy định của pháp luật. Vụ việc bắt giữ người trái pháp luật và Hủy hoại tài sản trong vụ việc tại Đồng Tâm chắc chắn cũng là lời cảnh tỉnh cho các đối tượng có ý định thực hiện các hoạt động tương tự như Đồng Tâm để trục lợi cá nhân, gây sức ép với chính quyền hòng thỏa mãn các yêu sách của bản thân.
Trả lờiXóaNhững ngày gần đây, dư luận theo dõi vụ Đồng Tâm tập trung bàn về nhân vật số 2 trong nhóm Đồng Thuận do cụ Lê Đình Kình thành lập là ông Bùi Viết Hiểu, người chuyên biên soạn các đơn thơ, tâm thư và tích cực triển khai các “phương án” trong lộ trình đòi “đất quốc phòng” thành “đất nông nghiệp” để chia cho dân Đồng Tâm từ số tiền đền bù ít nhất 6tr/m2, đẩy họ vào vòng lao lý, thôn làng hỗn loạn, mất hết tình làng nghĩa xóm.
Trả lờiXóaVà không biết từ bao giờ cụ Kình đã biến đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực trở thành một nghề kiếm ăn hữu hiệu của mình. Một nghề kiếm ăn nếu ai không biết bản chất sẽ thấy cụ thật là tấm gương sáng ngời vì luôn đi đầu trong đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng ở địa phương.
Trả lờiXóaNgay sau khi có quyết định khởi tố hình sự xảy ra tại xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội) thì ông Lê Đình Kình đã có buổi tiếp xúc, gặp gỡ Hồng Thái Hoàng và đưa ra những quan điểm của bản thân về vụ việc Đồng Tâm. Trong đó, cụ Kình đã tố “chính quyền tham nhũng” và “chính quyền cướp đất” của dân; đồng thời chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm của bản thân trong vụ Đồng Tâm và khẳng định sẽ nhận tài trợ từ bất cứ ai để “chống tham nhũng địa phương”.
Trả lờiXóaKết luận thanh tra lần này là công việc tiếp theo chứ không phải bây giờ mới làm. Khởi tố lần 3 này là do xuất hiện tội mới "hủy hoại tài sản" và "bắt người" trái luật. Tuy nhiên, tôi cũng đồng tình với phân tích về thời điểm. Lẽ ra, sau công bố kết luận thanh tra quản lý đất đai thì "khôn ngoan" hơn, không gây xáo trộn dư luận. Thậm chí trong những sai phạm của dân và cán bộ thì xử lý sai phạn cán bộ trước, nghiêm khắc hơn mới phải.
Trả lờiXóaCó thể nói, tranh chấp đất đai (giữa đất quốc phòng và đất nông nghiệp) là điểm khởi nguồn và cũng là mấu chốt của những vấn đề phức tạp ở “điểm nóng” Đồng Tâm trong thời gian qua. Cho đến nay, một số người dân ở Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn cho rằng, phần đất đang tranh chấp là đất nông nghiệp, trong khi đó theo chính quyền địa phương, đó là đất quốc phòng mà một số người dân đã lấn chiếm trái phép
Trả lờiXóa