 |
Ông Phạm Xuân Nguyên |
Chiều ngày 13/6/2017, ông Phạm Xuân Nguyên công bố trên trang cá nhân việc
ông từ chức Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội. Cùng với việc từ chức Chủ tịch Hội nhà
văn Hà Nội, ông cũng tuyên bố từ chức phó chủ tịch Hội liên hiệp Văn học nghệ
thuật Hà Nội và ra khỏi Hội nhà văn Hà Nội, Hội liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà
Nội.
Tuyên bố này được ông gửi đến Thành ủy Hà Nội, Thường trực Hội Liên hiệp
Văn học nghệ thuật Hà Nội, Ban chấp hành Hội Liên hiệp văn học nghệ thuật Hà
Nội, Ban chấp hành Hội nhà văn Hà Nội và các hội viên Hội nhà văn Hà Nội.
Thông tin ông Phạm Xuân Nguyên “từ chức” Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội sau
đó nhanh chóng được lan truyền trên các trang mạng xã hội và nhận được nhiều ý
kiến trái chiều của dư luận. Có ý kiến đồng tình với việc ông Phạm Xuân Nguyên
từ chức, nhưng có những ý kiến lên tiếng bảo vệ, phê phán ông. Trong khi đó,
ông Phạm Xuân Nguyên cố gắng giải thích rằng, ông từ chức là vì “sự bất đồng
sâu sắc trong Ban chấp hành Hội Nhà Văn Hà Nội” và “với trách nhiệm của một
người đứng đầu Hội trước toàn thể hội viên”, “với danh dự cá nhân của một người
làm văn học”. Đặc biệt, những người trong cái gọi là “Văn đoàn độc lập Việt Nam”
(một tổ chức núp danh “xã hội dân sự” do Nguyên Ngọc đứng đầu) như mở cờ trong
bụng trước thông tin này, bởi họ hy vọng rằng, sắp tới họ sẽ được kết nạp thêm
một thành viên có số có má.
Vậy, thực hư câu chuyện ông Phạm Xuân Nguyên “từ chức” Chủ tịch Hội nhà
văn Hà Nội này như thế nào? Vì sao ông từ chức?
Theo đại diện Hội nhà văn Hà Nội cho biết, tại cuộc họp Ban chấp hành Hội
Nhà Văn Hà Nội sáng 13/6/2017 bàn về việc tổ chức Đại hội nhiệm kỳ 2016-2021.
Cuộc họp có sự tham gia của các nhà văn, nhà thơ: Bằng Việt (Chủ tịch Hội Liên
hiệp VHNT Hà Nội), Phạm Xuân Nguyên (Phó chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội -
Chủ tịch Hội nhà văn Hà Nội) và 3 ủy viên Ban Chấp hành Hội nhà văn, gồm các
ông: Nguyễn Việt Chiến, Bùi Việt Mỹ, Nguyễn Sĩ Đại.
Trong cuộc họp, nhà thơ Bằng Việt công bố văn bản của Sở Nội vụ Hà Nội
thông báo ông Phạm Xuân Nguyên không được tham gia Ban chấp hành Hội nhà văn Hà
Nội khóa sắp tới. Phản đối công văn trên, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã
tuyên bố từ chức Chủ tịch Hội Nhà Văn Hà Nội. Ông Phạm Xuân Nguyên đồng thời
xin từ chức Phó Chủ tịch Hội Liên Hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội và ra khỏi Hội
Nhà Văn Hà Nội, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
Trước việc ông Phạm Xuân Nguyên xin từ chức, chiều 15/6, Ban chấp hành Hội
Nhà văn Hà Nội đã họp với sự có mặt của bốn ủy viên: Bằng Việt, Bùi Việt Mỹ,
Nguyễn Việt Chiến, Nguyễn Sĩ Đại. Cuộc họp đã thống nhất chấp thuận việc từ
chức chủ tịch và rút khỏi Hội của ông Phạm Xuân Nguyên bằng việc bỏ phiếu kín.
Ông Phạm Xuân Nguyên giữ chức Hội Nhà văn Hà Nội từ tháng 11/2010, trong
những năm ông là người đứng đầu Hội Nhà văn Hà Nội cũng đã có rất nhiều chuyện
xảy ra với tổ chức này. Đặc biệt, theo chính tâm sự của ông, Hội Nhà văn Hà Nội
đang có sự “bất đồng sâu sắc trong Ban chấp hành”. Điều này đã được chính ông
Phạm Xuân Nguyên tâm sự với đài BBC. Ông Nguyên nói: "Trong ban chấp hành
có 5 người thì đều hoàn toàn không ủng hộ tôi”. Nói gì thì nói, các cụ đã có
câu “tiên trách kỷ hậu trách nhân”, việc ông Phạm Xuân Nguyên không được một ai
trong Ban chấp hành ủng hộ, trước hết đó là cái lỗi của ông. Ông sống thế nào,
ông làm gì để cả những người trong Ban chấp hành hoàn toàn không ủng hộ mình?
Đó là điều mà ông cần phải suy nghĩ.
Nói về ông Phạm Xuân Nguyên, nhiều người đã từng ca ngợi cái tài phê bình
văn học của ông, nhưng gần đây ông đã có những phê bình, những bình luận không
lấy gì làm chuẩn mực cho lắm. Phạm Xuân Nguyên đã từng ca ngợi cuốn “Nỗi
buồn chiến tranh” với cái lập luận kỳ quái, không còn phân biệt được
thiện, ác như thế này: “Cuộc chiến được mô tả trong tác phẩm này… những
người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”.
Ông cũng từng ca ngợi thơ sex của Vi Thùy Linh rằng “Thơ sex vô tội và thơ
là thơ nên tôi ủng hộ những câu thơ đó”, thậm chí ông còn cổ vũ, ca ngợi cho
những vần thơ như "em trần truồng trong chăn thèm chồng" xứng
đáng là kiệt tác của thơ ca Việt Nam hiện đại. Phạm Xuân Nguyên còn bênh vực
cho cái gọi là “nhóm Mở miệng” bằng những luận điệu chày cối, phi lý, phi luân
đến mức trơ tráo. Ông cũng được nhiều người than phiền về tính cách “trây ỳ và
thất hẹn”.
Gần đây, ông Phạm Xuân Nguyên còn thường xuyên tham gia, cổ vũ cho các
hội, nhóm mang danh “yêu nước”, nhưng thực chất là đi ngược lại với lợi ích của
quốc gia, dân tộc.
Vì những lẽ đó, việc ông Phạm Xuân Nguyên không có tên trong danh sách Ban
chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội khóa mới, hay việc ông tuyên bố từ chức cũng là
một chuyện dễ hiểu. Có lẽ, không nên ầm ĩ quá nhiều về câu chuyện này.
Tuệ Minh
chẳng biết là sau khi việc từ chức đấy mở ra nhiều điều tốt đẹp sau đó thì nên , và cái gọi là hội văn đoàn độc lập đấy có thật sự tồn tại để mà làm những điều tốt đẹp không hay lại làm những điều xấu xa lợi dụng danh nghĩa hội nhóm đấy chứ
Trả lờiXóaviệc một lãnh đạo mà không được cấp dưới ủng hộ, suy tôn thì rất khó cho sự phát triển của chính tập thể đó. Vì vậy, sự từ chức là hoàn toàn hợp tình. Và hơn ai hết là người trong cuộc chắc chắn ông Nguyên hiểu rõ điều đó.
Trả lờiXóaPhạm Xuân Nguyên là một con người cơ hội, tráo trở. Phạm Xuân Nguyên đã từng ca ngợi cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” với cái lập luận kỳ quái, không còn phân biệt được thiện, ác như thế này: “Cuộc chiến được mô tả trong tác phẩm này … những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”. Ông ta cố tình bôi nhọ cuộc chiến tranh giải phóng đất nước khỏi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược hòng ngụy biện thành một cuộc “nội chiến”. Cố tình làm cho dư luận hiểu sai về dân tộc mình, đổi trắng thay đen, hỏi đạo đức trong phê bình văn học ở đâu?
Trả lờiXóaPhạm Xuân Nguyên cũng thể hiện sự tráo trở khi một tay chìa ra nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng, tay kia ký giấy đòi lật Đảng. Tham gia đủ các loại biểu tình mượn danh “yêu nước”. Tham gia đủ thứ hội mèo mả gà đồng, ngưu tầm ngưu mã tầm mã. Cơ hội, lưu manh, bội bạc đến thế là cùng.Thế là cuối cùng PXN đã… chịu nghe lời góp ý chân thành của người khác, tuy là quá muộn! Sẽ có nhiều người cho là một hành động Đẹp và Sang nhé
Trả lờiXóaPhạm Xuân Nguyên chỉ là một tên mạo danh là đảng viên của Đảng cộng sản Việt Nam thực ra hắn chẳng hiểu gì về văn học mà dắm tự nhận mình là nhà phê bình văn học hắn chỉ là một tên cơ hội lưu manh lợi dụng chống lại Đảng nhà nước ta. đúng là một loại người trơ chẽn hết mức, nhà phê bình kiểu gì mà không có đạo đức, tài thì đã kém còn không biết khiêm tốn
Trả lờiXóaPhạm Xuân Nguyên tuy là người đứng đầu trong hội nhà văn Hà Nội nhưng lại có tư tưởng lệch lạc, những hành động sai trái, ý đã đích thân xuống đường biểu tình phản đối Trung Quốc gây rối ở Biển Đông, y cùng đồng bọn đã xuyên tạc, bôi nhọ hình tượng chị Võ Thị Sáu trong một clip dài vài phút được phát trên YouTube... đây là những hành động của những kẻ phản động, chống đối, hắn không xứng đáng là Chủ tịch hội nhà văn Hà Nội.
Trả lờiXóaViệc để lọt một kẻ trí thấp, tâm tối như Phạm Xuân Nguyên vào vị trí lãnh đạo Văn học Nghệ thuật Thủ đô là một lỗi lớn của hệ thống. Lẽ ra phải cách chức và xem xét ngăn chặn tính cơ hội, tư tưởng chống phá của Phạm Xuân Nguyên từ lâu, nay Sở Nội vụ Hà Nội mới “ra tay” là đã quá muộn, đây là bài học kinh nghiệm co công tác quản lý của mấy ông nhà nước
Trả lờiXóaông Phạm Xuân Nguyên còn thường xuyên tham gia, cổ vũ cho các hội, nhóm mang danh “yêu nước”, nhưng thực chất là đi ngược lại với lợi ích của quốc gia, dân tộc.
Trả lờiXóaVì những lẽ đó, việc ông Phạm Xuân Nguyên không có tên trong danh sách Ban chấp hành Hội Nhà văn Hà Nội khóa mới, hay việc ông tuyên bố từ chức cũng là một chuyện dễ hiểu. Có lẽ, không nên ầm ĩ quá nhiều về câu chuyện này
Phạm Xuân Nguyên là một con người cơ hội, tráo trở. Phạm Xuân Nguyên đã từng ca ngợi cuốn “Nỗi buồn chiến tranh” với cái lập luận kỳ quái, không còn phân biệt được thiện, ác như thế này: “Cuộc chiến được mô tả trong tác phẩm này … những người lính là những con người bị vất vào cuộc chiến, buộc phải bắn giết nhau”. Ông ta cố tình bôi nhọ cuộc chiến tranh giải phóng đất nước khỏi thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược hòng ngụy biện thành một cuộc “nội chiến”.
Trả lờiXóaNhư chúng ta đã biết, Phạm Xuân Nguyên (Bút danh khác: Ngân Xuyên, sinh ngày 15 tháng 5 năm 1958 tại thị xã Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh), được biết tới là nhà phê bình văn học, trong quá trình trước đại hội nhiệm kỳ mới 2016 – 2021 của Hội nhà văn thành phố Hà Nội. Trong dư luận giới văn học của thành phố từ lâu đã không còn tín nhiệm Phạm Xuân Nguyên như những gì một số kẻ đang hiểu nhầm và cũng như cái kiểu định hướng trong tuyên bố từ chức, ra khỏi hội của ông Nguyên
Trả lờiXóaTrong quá trình lãnh đạo Hội Nhà văn Hà Nội, Ông Nguyên dường như không có nhiều đóng góp về mặt chuyên môn, trong hoạt động cũng như là sự phát triển chung của văn học Hà Nội vào nền văn học của đất nước. Sự yếu kém đó trong chúng ta ai cũng đều thấy rõ ràng. Con thuyền Hội Nhà văn thành phố Hà Nội từ lâu dưới sự chèo lái của ông Nguyên đã không còn sắc nhọn và hiệu quả. Đứng trước sự thật nghiệt ngã bị loại bỏ thì ông nhanh chân "từ chức"
Trả lờiXóaĐã lâu lắm rồi chúng ta không thấy có những tác phẩm mang tính chất thời đại của những nhà văn thành phố cũng như phong trào sáng tác văn học của Hội Nhà văn Hà Nội đã dần đi xuống. “Kết quả to lớn” này có sự đóng góp không nhỏ của ông Nguyên. Và không từ chức thì trước sau gì ông cũng bị miễn nhiệm thôi
Trả lờiXóaNhìn chung, trong quãng thời gian làm Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Ông Nguyên không ý thức được hết trách nhiệm của mình mà lại đi ngược lại với ý Đảng, lòng dân, từ đó khiến dư luận xã hội và giới nhà văn Hà Nội không phục, bức xúc. Đấy chính là lý do chính khiến ông phải từ chức trước khi qua muôn
Trả lờiXóaVấn đề gì đến nó cũng đến, Hội Nhà văn Hà Nội trong giai đoạn sắp tới vốn dĩ đã nằm ngoài kiểm soát của ông Nguyên. Không ai có thể chấp nhận để một con người không còn vững lập trường, đã biến đổi rất nhiều tới mức sai trái lãnh đạo Hội Nhà văn của thủ đô được nữa. Nên việc ông Nguyên không còn giữ được chức vị Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội là vấn đề đương nhiên chứ không cần ông ta phải từ bỏ hay hành động “mỹ miều” kiểu anh hùng như thế.
Trả lờiXóa