 |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm Mỹ từ ngày 29 - 31/5 |
Đã là vấn đề muôn
thuở, trước mỗi chuyến thăm Mỹ của các nhà lãnh đạo Việt Nam, một số nhân vật
cực hữu trong chính giới Mỹ và đám zân chủ cuội lại triệt để khai thác, lợi
dụng vấn đề nhân quyền, xem đó như một trong những điều kiện ràng buộc, gây sức
ép với Việt Nam.
Trước đó, theo thông cáo chính thức Bộ Ngoại giao Việt Nam, từ ngày 29 -
31/5 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc sẽ có chuyến thăm Mỹ theo lời mời của Tổng
thống Mỹ Donald Trump. Trong khuôn khổ
chuyến thăm, Tổng thống Donald Trump sẽ đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà
Trắng vào ngày 31/5 để thảo luận về quan hệ song phương và hợp tác khu vực.
Trước chuyến thăm
này, ngày 23/5, phiên đối thoại nhân quyền Việt Nam - Hoa Kỳ lần thứ 21 đã diễn
ra tại Thủ đô Hà Nội. Ngay sau phiên đối thoại với phía Việt Nam, phái đoàn Hoa
Kỳ do bà Virginia Bennett, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề dân chủ,
nhân quyền và lao động dẫn đầu đã có cuộc gặp với những nhà “zân chủ” tại Thành
phố Hồ Chí Minh. Tham gia cuộc gặp này, phía các nhà “zân chủ” Việt gồm có Phạm
Bá Hải, Lê Công Định, Phạm Chí Dũng, Huỳnh Thục Vy, Nguyễn Bắc Truyển…
 |
Phái đoàn Hoa Kỳ gặp gỡ các zân chủ Việt |
Nội dung cuộc gặp
không gì khác ngoài việc, phía các nhà “zân chủ” Việt bày tỏ những “nguyện
vọng” và kêu gọi phái đoàn Hoa Kỳ giúp đỡ, hỗ trợ đắc lực. Trong đó, Lê Công
Định đã kêu gọi phái đoàn Hoa Kỳ can thiệp, gây sức ép với Chính phủ Việt Nam để
trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức (hiện đang chấp hành bản án 16 năm tù về tội
“Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”). Bên cạnh đó, những người này
cũng kêu gọi phía Mỹ phải đặt điều kiện về “tôn trọng nhân quyền đối với Việt
Nam” trong các hiệp định thương mại giữa hai nước.
Ngày 25/5 vừa qua,
tại Hạ viện Mỹ cũng đã diễn ra một buổi điều trần về nhân quyền tại Việt Nam
nhằm gây sức ép cho chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.
Tại phiên điều trần
này, một số dân biểu Mỹ và đại diện một số tổ chức quốc tế đã kêu gọi Tổng
thống Mỹ Donald Trump phải đề cập đến những “vi phạm nhân quyền tại Việt Nam”
trong cuộc gặp sắp tới với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, coi đây là một “lợi ích
của nước Mỹ”. Buổi điều trần đặt dưới sự chủ tọa của dân biểu Christopher Smith
(một trong những dân biểu có quan điểm cực đoan, thù địch với Việt Nam).
Ngoài ra phiên điều
trần cũng có sự tham gia của những kẻ chống Cộng cực đoan như Nguyễn Đình Thắng
(Giám đốc điều hành của cái gọi là “Tổ chức Cứu người vượt biển” (BPSOS) và “Cao
trào Nhân bản cho Việt Nam) và Nguyễn Thị Mỹ Phượng (chị ruột của Nguyễn Hữu
Tấn, người mới đây vừa tự sát trong trại giam của Công an tỉnh Vĩnh Long).
Vẫn những luận điệu
cũ được lặp đi lặp lại trong phiên điều trần này. Nào là, “nhân quyền ở Việt
Nam ngày càng xuống dốc mấy năm qua, không một biểu hiện đáng kể nào để gọi là
có sự cải thiện”; “mong tổng thống Mỹ yêu cầu Việt Nam ít nhất phải trả tự do
cho các tù nhân lương tâm trước khi ông đến tham dự Hội nghị thượng đỉnh APEC”;
“khi gặp thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Nhà Trắng tuần tới, yêu cầu tổng thống
Mỹ mạnh mẽ nêu bật vấn đề quyền con người đồng thời bày tỏ sự thất vọng của ông
trước thực trạng nhân quyền không hề được cải thiện”…
Có thể nói, việc
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ, cũng như việc Tổng thống Mỹ sang Việt Nam
tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC được xem là cơ hội không thể tốt hơn để những
kẻ cực hữu trong chính giới Mỹ, đám chống Cộng ở hải ngoại và những kẻ zân chủ
trong nước lợi dụng để tấn công chúng ta về “dân chủ”, “nhân quyền”. Chắc chắn,
trong những ngày tới chúng sẽ liên tục kêu gào, gây sức ép để Việt Nam phải trả
tự do cho một số đối tượng chống đối chính trị đang bị bắt, bị giam giữ và đưa
ra những điều khoản về nhân quyền để gây sức ép với Việt Nam trong ký kết các
hợp đồng thương mại, trong thảo luận về những vấn đề giữa hai nước.
Nhân quyền - chiêu bài
đã quá quen thuộc với những kẻ cực hữu trong chính giới Mỹ, đám chống Cộng ở
hải ngoại và những kẻ zân chủ trước mỗi chuyến công du Mỹ của các nhà lãnh đạo
Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ cũng thừa hiểu rằng, họ biết làm điều gì để
có lợi cho quan hệ giữa hai nước.
Tuệ Minh
Nhân quyền - chiêu bài đã quá quen thuộc với những kẻ cực hữu trong chính giới Mỹ, đám chống Cộng ở hải ngoại và những kẻ zân chủ trước mỗi chuyến công du Mỹ của các nhà lãnh đạo Việt Nam. Tuy nhiên, Chính phủ Mỹ cũng thừa hiểu rằng, họ biết làm điều gì để có lợi cho quan hệ giữa hai nước.
Trả lờiXóaCó thể nói, việc Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ, cũng như việc Tổng thống Mỹ sang Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh APEC được xem là cơ hội không thể tốt hơn để những kẻ cực hữu trong chính giới Mỹ, đám chống Cộng ở hải ngoại và những kẻ zân chủ trong nước lợi dụng để tấn công chúng ta về “dân chủ”, “nhân quyền”. Chắc chắn, trong những ngày tới chúng sẽ liên tục kêu gào, gây sức ép để Việt Nam phải trả tự do cho một số đối tượng chống đối chính trị đang bị bắt, bị giam giữ và đưa ra những điều khoản về nhân quyền để gây sức ép với Việt Nam trong ký kết các hợp đồng thương mại, trong thảo luận về những vấn đề giữa hai nước.
Trả lờiXóa