 |
Đại biểu Nguyễn Thị Thủy (Bắc Kạn) |
Đó là vấn đề đang
được các Đại biểu Quốc hội tranh luận sôi nổi trong những ngày qua xung quanh
việc góp ý về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015.
Trước đó, phát biểu tại phiên thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa
đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự 2015, Đại biểu Nguyễn Thị Thủy
(Bắc Kạn) nói rằng, luật sư trong quá trình bào chữa mà biết thân chủ của mình
đã phạm vào các tội xâm phạm an ninh quốc gia, phạm vào các tội khủng bố, tội
gián điệp, phạm vào tội phản bội Tổ quốc mà không tố giác vì lý do nghề nghiệp
cần đặt ra câu hỏi. Đó là nếu như bao che cho những tội phạm này thì liệu có
còn quốc gia nữa hay không để yên tâm phát triển nghề nghiệp.
Sau phát biểu trên của Đại biểu Nguyễn Thị Thủy, dư luận đã thực sự dậy
sóng. Rất nhiều ý kiến đã được đưa ra, nhiều Đại biểu, cũng như dư luận cho
rằng, nếu quy định luật sư có nghĩa vụ tố giác tội phạm trong trường hợp thân
chủ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng là đi
ngược thiên chức người bào chữa và trở thành “ong trong tay áo”. Có Đại biểu
thì cho rằng, như vậy chẳng khác nào “cha đạo đi tố giác con chiên xưng tội”…
Tuy nhiên, cũng có nhiều Đại biểu và người dân bày tỏ sự đồng tình với ý
kiến trên, họ cho rằng, luật sư cũng là công dân, đã là công dân thì đều phải
có nghĩa vụ tố giác tội phạm. Những người này cũng cho rằng, việc quy định luật
sư có nghĩa vụ tố giác tội phạm nên thu hẹp và khoanh lại cho phù hợp, bởi nghề
luật sư là nghề bảo vệ cho thân chủ, không phải hành vi nào, tội phạm nào của
thân chủ luật sư đều phải có nghĩa vụ tố giác.
Liên quan đến vấn
đề này, trong buổi thảo luận vào sáng nay (27/5), Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt
Nam Đỗ Ngọc Thịnh đặt vấn đề: “Nếu luật sư tố giác tội phạm thì chính thân chủ
đó có mời luật sư nữa không? Xã hội có tẩy chay nghề luật sư không khi chưa bảo
vệ được gì đã tố giác?
Ông Đỗ Ngọc
Thịnh cho rằng, nếu áp quy định này, niềm tin của khách hàng và xã hội vào nghề
luật sư sẽ mất dần và nghề này sẽ bị thui chột. Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt
Nam đồng tình, với những tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội đặc biệt nghiêm
trọng như khủng bố, đặt bom... luật sư với trách nhiệm công dân bắt buộc phải
báo cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn. Lúc này, luật sư cũng phải trao đổi lại
với thân chủ rất rành mạch và sòng phẳng.
Ông Đỗ Ngọc Thịnh đề nghị nên khoanh
lại khoảng 20-30 tội, việc quy định phải tố giác tới 83 tội đặc biệt nghiêm
trọng như quy định của BLHS là quá rộng.
Ngay sau phát
biểu của Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã đặt câu hỏi với ông Thịnh: "Tôi xin hỏi Liên
đoàn luật sư, trước khi sửa bộ luật này có điều gì làm thui chột nghề luật sư
chưa? BLHS gần 500 điều mà liên đoàn luật sư đi bảo vệ 1 điều cho mình? Các anh
phải xem lại, phải có trách nhiệm chung”.
 |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân |
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, ngoài đạo
đức luật sư còn phải có trách nhiệm, đạo đức của một công dân. Nếu biết thân
chủ phạm tội rất nghiêm trọng mà không tố giác thì phải xem lại chỗ này. Bà
Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho biết, cần giới hạn những tội phạm mà luật sư có
nghĩa vụ phải tố giác bởi là luật sư cứ đi tố giác thân chủ thì không được.
Liên quan tới
vấn đề này, với quan điểm cá nhân, tôi cho rằng, việc quy định luật sư có nghĩa
vụ tố giác thân chủ khi biết thân chủ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia và
tội đặc biệt nghiêm trọng khác là cần thiết. Bởi, dù sao đi chăng nữa, làm nghề
gì đi chăng nữa thì mỗi người đều phải có nghĩa vụ công dân, có nghĩa vụ tố
giác tội phạm. Tuy nhiên, tôi đồng ý với bà Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim
Ngân là cần phải giới hạn những tội phạm của thân chủ mà luật sư có nghĩa vụ
phải tố giác, chứ nếu là luật sư mà chỉ biết tố giác thân chủ thì có lẽ chẳng
ai thuê luật sư bào chữa.
Chẳng hạn, luật sư trong quá trình bào chữa mà biết thân chủ của mình đã
thực hiện hành vi giết người chôn xác ở sau nhà, trong khi đó gia đình đang đau
khổ, tìm kiếm người thân của mình. Các cơ quan tố tụng cũng đang nỗ lực để tìm
ra tội phạm, luật sư biết điều đó mà anh không tố giác thì đó là một việc phải
suy nghĩ.
Tuệ Minh
Cái vấn đề tố giác này cũng thật khó nghĩ vì một nó phạm vào một trong những nguyên tắc của nghề luật sư. Chúng ta nên tham khảo các hệ thống pl khác trên thế giới về vấn đề này, vì nó ảnh hưởng đến cả ngành nghệ luật sư, một trong những ngành nghề cần thiết khi xã hội phát triển.
Trả lờiXóaTố giác này cũng tùy từng người thôi, việc quy định như vậy t e sẽ làm khó các luật sư vì có nhiều người sẽ vin vào các cớ đó bắt bẻ luật sư. Có lẽ nên dừng ở mức khuyến khích tố giác, thực ra bản thân người làm luật sư cũng phải có cái tâm nghề rồi, người này che giấu thì ắt có luật sư khác vạch trần thôi.
Trả lờiXóaChủ tịch Quốc hội cho rằng, ngoài đạo đức luật sư còn phải có trách nhiệm, đạo đức của một công dân. Nếu biết thân chủ phạm tội rất nghiêm trọng mà không tố giác thì phải xem lại chỗ này. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng cho biết, cần giới hạn những tội phạm mà luật sư có nghĩa vụ phải tố giác bởi là luật sư cứ đi tố giác thân chủ thì không được
Trả lờiXóaVấn đề này còn cần phải bàn cãi nhiều. Bởi luật sư là người sinh ra để bảo vệ thân chủ, nếu bảo họ tố giác thân chủ của họ thì chắc cả đời họ chẳng có ai thuê làm luật sự mất
Trả lờiXóaviệc quy định luật sư có nghĩa vụ tố giác thân chủ khi biết thân chủ phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia và tội đặc biệt nghiêm trọng khác là cần thiết. Đây là nghĩa vụ không chỉ của riêng luật sư mà của bất kỳ công dân nào, còn nếu Nếu biết thân chủ phạm tội rất nghiêm trọng mà không tố giác thì phải xem lại chỗ này, ì vệc pát hện ra đối tượng xâm phạm ANQG là thực sự cần thiết.
Trả lờiXóa