 |
Người phụ nữ trong clip |
Ba ngày nay, trên mạng xã hội lan truyền một clip ghi lại hình ảnh một phụ
nữ tự xưng là nhà báo, liên tục mắng chửi, lăng mạ một chiến sĩ cảnh sát giao
thông. Clip nóng trên nhanh chóng được hàng ngàn người chia sẻ với hàng chục
ngàn comment.
Theo hình ảnh trong clip, người phụ nữ này tự xưng là nhà báo, gọi điện
cho một ai đó và yêu cầu chiến sĩ Cảnh sát giao thông (CSGT) này nghe điện
thoại để “xin” xe vi phạm. Do chiến sĩ CSGT không nghe, người phụ nữ liên tục
chỉ tay vào mặt anh và lớn tiếng quát mắng.
Khi chiến sĩ CSGT yêu cầu người phụ nữ cư xử lịch sự thì người này nói:
“Tao bảo mày làm ăn vớ vẩn. Tại sao tao đưa điện thoại cho mày mà mày không
nghe máy”. Thậm chí người phụ nữ còn liên tục văng ra những lời bậy bạ, thô
tục, lăng mạ người chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ.
Khi xem clip trên, hàng ngàn người đã bày tỏ sự bức xúc và lên án hành vi
phản cảm của người phụ nữ này.
Được biết, vụ việc trên xảy ra ngày 25/5 tại khu vực phố Chùa Bộc (phường
Quang Trung, quận Đống Đa, Hà Nội). Đơn vị làm nhiệm vụ xử lý vi phạm giao
thông tại đây là một tổ công tác của đội CSGT số 3, Phòng CSGT Công an Thành
phố Hà Nội.
Trao đổi với báo chí, ngày 26/5,
lãnh đạo Đội CSGT số 3, Phòng CSGT Công an Thành phố Hà Nội cho biết, trong lúc
tổ công tác tuần tra, xử lý của Đội CSGT số 3 làm nhiệm vụ tuần tra xử lý
vi phạm giao thông tại ngã tư Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa phát
hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy Honda Liberty BKS 29B1-753.10 vi phạm
giao thông nên đã ra hiệu lệnh dừng xe kiểm tra.
Qua kiểm tra, CSGT xác định nam thanh niên này không
xuất trình được giấy tờ xe nên đã ra quyết định tạm giữ phương tiện theo quy
định. Khi không xin CSGT được bỏ qua lỗi vi phạm, người này đã gọi điện thoại
cho ai đó. Ít phút sau, một phụ nữ xuất hiện tự xưng là nhà báo và giơ điện
thoại buộc CSGT phải nghe máy.
Trước hành động này, tổ công tác theo đúng quy định đã
từ chối nghe điện thoại, kiên quyết lập biên bản xử lý vi phạm. Lập tức, người
phụ nữ lớn tiếng lăng mạ dùng lời lẽ tục tĩu với các chiến sĩ CSGT đang làm
nhiệm vụ. Thậm chí, người phụ nữ này còn dọa đã gọi điện thoại cho một ai đó có
chức vụ to và tiếp tục buộc CSGT phải nghe máy.
Trước sự việc trên, lực lượng CSGT đã kiên quyết khước
từ yêu cầu vô lối trên, đồng thời nhắc nhở người này chấp hành nghiêm quy định
của pháp luật và
lập biên bản tạm giữ phương tiện của người thanh niên theo đúng quy định. Sau
đó, cảnh sát đã lập biên bản xử phạt hơn 1,7 triệu đồng, tạm giữ xe 7 ngày.
Cũng theo thông tin từ đội CSGT số 3, người phụ nữ có đưa ra một tấm thẻ
nhưng thẻ này có nhiều đặc điểm không giống thẻ nhà báo. Tổ công tác cho biết
trên chiếc thẻ ghi tên Nguyệt công tác tại Viện nghiên cứu người cao tuổi.
Ông Nguyễn Thế Huệ - Viện trưởng Viện nghiên cứu người cao tuổi Việt Nam khẳng định, không biết tại sao người phụ nữ trong đoạn video có lời lẽ
lăng mạ CSGT lại có tấm thẻ đó. Từ trước đến nay, Viện nghiên cứu người cao
tuổi Việt Nam không có cán bộ, nhân viên này. Trước kia Viện có làm dạng thẻ
như thế này, nhưng giờ không làm nữa. Người này cũng chưa bao giờ được Viện cấp
thẻ, vì chị ta chưa từng làm việc ở Viện.
Có thể nói hành vi
xin xỏ, chửi bới và lăng mạ CSGT của người phụ nữ trên là một hành vi vô văn
hóa, gây bức xúc cho dư luận và xứng đáng bị lên án. Điều đáng nói, chị đã tự
xưng là nhà báo, điều đó ít nhiều làm ảnh hưởng đến những người làm báo chân
chính. Khi xem đoạn clip này, nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ, lên án và đề
nghị các cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm đối với người phụ nữ này.
Bên hành lang Quốc
hội, Đại tá Đào Thanh Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, tất cả mọi
người đều phải bình đẳng trước pháp luật. Ý thức chấp hành luật lệ giao thông
là ở hầu hết các nước đều đã xây dựng được cho dù là ai thì cũng phải chấp hành
pháp luật, không có sự phân biệt.
Ông Hải cũng cho
biết, hành vi tự xưng là nhà báo để thoá mạ, chống lại người thi hành công vụ
là một hiện tượng rất xấu và phải được nghiêm túc xử lý. Ông Đào Thanh Hải nói “hành
vi của kẻ mạo danh nhà báo thì xã hội cần phải lên án và theo tôi là phải xử lý
nghiêm”.
Chỉ có xử lý nghiêm
những hành vi này thì mới có thể ngăn chặn những hành vi tương tự tiếp theo.
Tuệ
Minh
Theo hình ảnh trong clip, người phụ nữ này tự xưng là nhà báo, gọi điện cho một ai đó và yêu cầu chiến sĩ Cảnh sát giao thông (CSGT) này nghe điện thoại để “xin” xe vi phạm. Do chiến sĩ CSGT không nghe, người phụ nữ liên tục chỉ tay vào mặt anh và lớn tiếng quát mắng.
Trả lờiXóaLoại này cứ xử lý nghiêm, có thế mới răn đe cho những người khác.
Video này được lan truyền trên mạng với tốc độ rất nhanh, cho nên chỉ trong thời gian rất ngắn video này đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ lượng người xem. Đây xét cho cùng cũng là thực trạng của xã hội chúng ta. Một số nhà báo vi phạm giao thông nhiều khi giở các trò xin sỏ nên có lẽ người dân của chúng ta học tập mới như vậy.
Trả lờiXóaMong rằng clip này được share và đến tay nhiều bạn có máu húng đang ngày đêm mài ngòi bút kiếm tiền, để hiểu rằng dù U20 Việt Nam có vô địch hay không thì đua xe đi bão vẫn bị xích cổ như thường mặc dù đồng chí CSGT kia còn đang phấn khích hơn cả bạn. Đó là thượng tôn pháp luật. Pháp luật điều chỉnh hành vi của "con người" trong xã hội, có thể các bạn nhà báo ngoại lệ chăng?
Trả lờiXóaCSGT xác định nam thanh niên này không xuất trình được giấy tờ xe nên đã ra quyết định tạm giữ phương tiện theo quy định. Khi không xin CSGT được bỏ qua lỗi vi phạm, người này đã gọi điện thoại cho ai đó. Ít phút sau, một phụ nữ xuất hiện tự xưng là nhà báo và giơ điện thoại buộc CSGT phải nghe máy.
Trả lờiXóaTrước hành động này, tổ công tác theo đúng quy định đã từ chối nghe điện thoại, kiên quyết lập biên bản xử lý vi phạm. Lập tức, người phụ nữ lớn tiếng lăng mạ dùng lời lẽ tục tĩu với các chiến sĩ CSGT đang làm nhiệm vụ. Thậm chí, người phụ nữ này còn dọa đã gọi điện thoại cho một ai đó có chức vụ to và tiếp tục buộc CSGT phải nghe máy.
Báo với chẳng chí cái gì, nhà báo với chả nhà vớ vẩn gì, toàn làm trò. Chứ loại gì có phóng viên hành xử như dân chợ búa vậy. Nói năng mất dậy ấy thì có mà báo láo. May mà cơ quan điều tra đã tìm ra những kẻ này, chứ nếu không lại mang tiếng nhà báo.
Trả lờiXóaTôi nghĩ đúng là cần xử nghiêm những kẻ như thế này để làm gương cho kẻ khác mà đang có ý tưởng giả danh người khác như vậy. Vì thực tế, có nhiều đối tượng lợi dụng giả danh công an, nhà báo để làm những việc phạm pháp. Cho nên phải mạnh tay với họ để những kẻ khác không còn cái ý tưởng ngu xuẩn như vậy.
Trả lờiXóaCSGT cũng là người thôi, mà lăng mạ một người khác như thế thì cũng là vi phạm pháp luật rồi, làm ủy hưởng uy tín danh dự người khác cũng bị phạt tiền chứ chẳng chơi. Còn vụ tự xưng nhà báo thì dù là nhà báo mà phạm luật thì mấy anh CSGT cũng ko sợ đâu, có cố cãi hay chửi bới cũng ko thay đổi được cục diện cho chị.
Trả lờiXóaMấy vụ thế này đâu phải hiếm, nếu mà chị kia đã sai rõ ràng thì có tự nhận là nhà báo thì các anh CSGT cũng cứng lắm, ko sợ đâu. Cư dân mạng thì còn lạ gì nữa, quen quá rồi. Chị kia lăng mạ người khác thậm tệ cũng là làm tổn hại nhân phẩm, danh dự người ta còn gì, cũng có thể phạt btth rồi.
Trả lờiXóaCó thể nói hành vi xin xỏ, chửi bới và lăng mạ CSGT của người phụ nữ trên là một hành vi vô văn hóa, gây bức xúc cho dư luận và xứng đáng bị lên án. Điều đáng nói, chị đã tự xưng là nhà báo, điều đó ít nhiều làm ảnh hưởng đến những người làm báo chân chính. Khi xem đoạn clip này, nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ, lên án và đề nghị các cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm đối với người phụ nữ này.
Trả lờiXóalực lượng CSGT đã kiên quyết khước từ yêu cầu vô lối trên, đồng thời nhắc nhở người này chấp hành nghiêm quy định của pháp luật và lập biên bản tạm giữ phương tiện của người thanh niên theo đúng quy định
Trả lờiXóaThế mới thấy người ta nói báo chí cũng là một thứ quyền lực là hoàn toàn có cơ sở. Chẳng phải quyền lực mà cứ hở ra là có kẻ lấy danh báo chí ra để đe dọa người khác, mượn danh báo chí để lộng quyền. Không xử phạt nặng thì lại có những kẻ như thế nối bước thôi.
Trả lờiXóaCon này tên là Nguyễn Thị Nguyệt (SN 1976, trú tại 134 Đốc Ngữ, Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội), làm nghề tự do.Với hành vi gây rối hoặc cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, còn này sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng được qui định tại Nghị định 167 của Chính phủ. Àm theo mình cho đi tù, nhìn mặt hãm lắm
Trả lờiXóahành vi xin xỏ, chửi bới và lăng mạ CSGT của người phụ nữ trên là một hành vi vô văn hóa, gây bức xúc cho dư luận và xứng đáng bị lên án. Điều đáng nói, chị đã tự xưng là nhà báo, điều đó ít nhiều làm ảnh hưởng đến những người làm báo chân chính. Khi xem đoạn clip này, nhiều người đã bày tỏ sự phẫn nộ, lên án và đề nghị các cơ quan chức năng xử lý thật nghiêm đối với người phụ nữ này.
Trả lờiXóaCòn đâu phụ nữ Viêt Nam, may mắn là lâu lâu mói có con như thế này không thà cắt dái cũng không muốn lấy vợ, phải ảnh là giao thông a vả cho mày đi con mẹ cả hàm chứ không phai mỗi cái răng, mà mấy cha công an ai rành rành rồi nó xúc phạm mình mình có quyền múc chứ, cứ thế múc tới bến đí chứ, múc khi nào không nói đực nữa thì thôi
Trả lờiXóaCòn đâu phụ nữ Viêt Nam, may mắn là lâu lâu mói có con như thế này không thà cắt dái cũng không muốn lấy vợ, phải ảnh là giao thông a vả cho mày đi con mẹ cả hàm chứ không phai mỗi cái răng, mà mấy cha công an ai rành rành rồi nó xúc phạm mình mình có quyền múc chứ, cứ thế múc tới bến đí chứ, múc khi nào không nói đực nữa thì thôi
Trả lờiXóaTự nhận mình nhà báo nhưng có phải éo đâu, phạt luân cái tội giả danh làm nhục ngành nhà báo, khỏi tố cho đi tù luôn, làm gương cho mấy anh chị cứ ra đường tưởng mình là bố nên thích làm gì thì làm, thùng rỗng kêu to, cứ nhìn mà xem, khi bị phạt ngoan như cún ấy mà
Trả lờiXóa