Cách đây 2 ngày, tổ
chức “Phóng viên không biên giới” (RSF) đã công bố bản báo cáo thường niên về
tự do báo chí năm 2016. Theo RSF, tự do báo chí lâm vào tình trạng “khó khăn”
hay “nguy ngập” tại 72/180 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Nga, Ấn Độ và các
quốc gia Trung Đông, Trung Á và Trung Mỹ, châu Phi. Cũng theo RSF, báo chí chỉ
được tự do tại khoảng năm chục nước ở Bắc Mỹ, châu Âu, Úc, Nam Phi.
Theo đó, trong số 25 quốc gia mà RSF cho
rằng báo chí bị đe dọa nhiều nhất, có Ai Cập và Bahrein (được xem là “những nhà
tù của các nhà báo”); Turkmenistan (đứng thứ 178), bị coi là “một trong các chế
độ độc tài khép kín nhất thế giới” và Syria (đứng thứ 177), bị coi là “nơi nguy
hiểm chết người nhất đối với phóng viên”.
Riêng tại châu Á, các nước Trung Quốc (176)
và Việt Nam (175) bị RSF coi là “nơi cầm tù nhiều nhà báo nhất”. Pakistan
(139), Philippines (127), Bangladesh (146) được đánh giá là “nhiều nguy hiểm
cho nghề báo”. Cũng theo RSF, khu vực châu Á bị cho là có nhiều “nhà độc tài
thù địch với báo chí”, như Trung Quốc, Triều Tiên, Lào…
Như vậy, nhìn vào
bản báo cáo thường niên và bảng xếp hạng tự do báo chí của RSF có thể thấy, Việt
Nam được xếp vào danh sách các nước “vi phạm quyền tự do báo chí và bỏ tù nhiều
nhà báo, blogger nhất thế giới”.
Sau khi bản báo cáo thường niên của RSF được
công bố, BBC dẫn lời ông Benjamin Ismail, Trưởng Ban Châu Á Thái Bình Dương của
RSF, nói: "Bằng việc tăng cường dùng các luật hà khắc, các chính phủ có
khuynh hướng toàn trị hy vọng biện minh được cho nỗ lực siết truyền thông và
tiếng nói chỉ trích” và “Khi không đối phó được với quốc tế lên án, chính phủ
các nước này nhanh chóng tung ra các nguyên tắc không can thiệp, chủ quyền hoặc
thậm chí an ninh quốc gia nhằm né tránh các trách nhiệm nhân quyền quốc tế và
bổn phận hiến định về bảo vệ tự do truyền thông và thông tin".

Như vậy, có thể thấy những gì mà vị Trưởng
Ban châu Á - Thái Bình Dương của RSF nói là hoàn toàn không đúng với thực tế và
mang tính suy diễn vô căn cứ. Điều đáng nói hơn, không chỉ xếp hạng Việt Nam
vào danh sách các nước “vi phạm quyền tự do báo chí và bỏ tù nhiều nhà báo,
blogger nhất thế giới”, RSF còn xếp các quốc gia có cùng chế độ chính trị với
Việt Nam như Trung Quốc, Lào, Triều Tiên vào danh sách này. Điều đó, cho thấy
rằng, những gì mà RSF công bố rõ ràng mang nặng tính định kiến, thù địch với
các nước có chế độ chính trị đối lập với các nước tư bản.
Chiêu bài “tự do báo chí”, “tự do ngôn luận”,
“đàn áp, bắt giữ blogger” bao năm qua đã trở thành “món ăn” quen thuộc của RSF
đối với các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa nói chung và Việt Nam nói riêng.
Đến hẹn lại lên, RSF lại công bố bản báo cáo thường niên về tự do báo chí, tự
do Internet và có một điểm chung trong các báo cáo này của RSF đó là, trong bất
kỳ bản báo cáo nào từ trước đến nay, Việt Nam, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào và
một số nước khác luôn bị xếp vào danh sách các quốc gia không có tự do báo chí,
tự do Internet hoặc “vi phạm quyền tự do báo chí”. Mặc cho những nỗ lực, thành
tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền tự do báo chí, tự do Internet, RSF
chưa bao giờ thừa nhận. “Việt Nam không có tự do báo chí”, “không có tự do
Internet” đã thành những câu cửa miệng của RSF.
Với với đất nước khoảng 92 triệu dân như
Việt Nam, nhưng có tới hơn 1000 cơ quan báo chí, hơn 70 người dân sử dụng mạng
Internet, hơn 45 triệu người sử dụng mạng xã hội Facebook. Thế nhưng, với RSF
Việt Nam lúc nào cũng nằm trong danh sách các nước “vi phạm quyền tự do báo chí
nghiêm trọng”.
Rõ ràng, sự định kiến, thù địch đã ăn sâu
vào não trạng của các thành viên RSF. Qua đây cũng thấy một điều rằng, dường
như họ chẳng còn chiêu trò nào khác ngoài cái luận điệu cũ rích này.
Nam
Phong
VIỆT NAM HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ TỰ DO BÁO CHÍ
Trả lờiXóaTự do truyền thông tại Việt Nam hiện đang bị đe nhiều hơn bao giờ hết. Đó là nhận định của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) trong bản báo cáo Chỉ Số Tự Do Báo Chí Thế Giới thường niên công bố hôm Thứ Tư 26/04.
Chỉ số toàn cầu mới nhất cho thấy một thực trạng đen tối, với gần hai phần ba danh sách gồm 180 nước có chỉ số tự do báo chí thấp hơn. Việt Nam vẫn đứng thứ 175 trên 180, tức gần đội sổ, không thay đổi so với năm ngoái. Tình hình ở Việt Nam được cho là có cải tiến chút ít qua điểm số là 73.96, tăng 0.31 so với năm ngoái.
Trên bản đồ Chỉ Số Tự Do Báo Chí của Phóng Viên Không Biên Giới, Việt Nam là một trong những nước màu đen, tức là hoàn toàn không có tự do báo chí.
Đài Á Châu Tự Do hôm Thứ Năm 27/04 dẫn lời ông Benjamin Ismail, trưởng văn phòng Á Châu – Thái Bình Dương của Phóng Viên Không Biên Giới cho biết: “Điểm số của Việt Nam năm nay có thể tốt hơn một chút so với năm 2015, là năm mà nhiều nhà báo và blogger bị tấn công bởi công an thường phục và đồng phục. Nhưng nhìn chung thì tình hình không thay đổi. Đảng cộng sản vẫn tiếp tục đối xử tàn tệ đối với các blogger và những người lên tiếng về nhân quyền…”
Phóng Viên Không Biên Giới cũng nhận thấy rằng, hoạt động đưa tin của các blogger và người dân trên truyền thông xã hội về thảm họa môi trường do Formosa gây ra, đã bị nhà cầm quyền cộng sản đàn áp thẳng tay.
Phần riêng nói về Việt Nam, Bản phúc trình nhận định: “Khi mà tất cả báo chí phải nhận lệnh từ đảng cộng sản, thì nguồn thông tin độc lập duy nhất đến từ các blogger và các nhà báo công dân – những người thường bị nhiều hình thức bức hại khốc liệt gồm cả bạo lực từ công an mặc thường phục.”
Phóng Viên Không Biên Giới cho rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã cố bịt miệng những kí giả với những cáo buộc mù mờ vô căn cứ qua các điều 79, điều 88, điều 258 – Bộ luật hình sự Việt Nam.
Báo cáo cũng nhắc đến việc khởi tố, bắt tạm giam và xét xử Anh Ba Sàm – Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Thuý, Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga…
Bản báo cáo kết luận Việt Nam là “nhà tù lớn thứ hai thế giới đối với các nhà báo công dân”.
SBTN
VIỆT NAM THUA LÀO VÀ CAMPUCHIA MỌI MẶT - VÌ SAO?
Trả lờiXóaThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa kết thúc chuyến thăm chính thức Campuchia và Lào từ ngày 24 đến 27 tháng 4, năm 2017.
Theo thông tin nhận được từ trong nước, rất nhiều hợp tác quan hệ song phương giữa Việt Nam, Lào và Campuchia được đánh giá tăng trưởng tốt trong vài năm qua. Tuy nhiên, theo những số liệu báo cáo do Ngân hàng thế giới – World Bank và Diễn đàn kinh tế Thế giới – WEF đưa ra cho thấy Việt Nam ngày càng thua Lào và Campuchia về mọi mặt.
Thậm chí, trong một bài viết đăng tải trên báo Một Thế giới viết rằng: “Việt Nam bị Lào, Campuchia vượt qua không còn là dự báo, không còn là nguy cơ nữa mà đã thành hiện thực và cái danh sách thua kém ngày càng dài ra.”
Kinh tế
Nói về báo cáo của các tổ chức tài chính thế giới liên quan đến mức tăng trưởng của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Tiến sĩ kinh tế Lê Đăng Doanh, nguyên là Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, từ Hà Nội đưa ra những điểm ông cho là đáng chú ý:
“Cái tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Campuchia và của Lào cao hơn Việt Nam những năm gần đây. Campuchia tăng trưởng khoảng 7 – 8%. Trong khi đó Việt Nam năm ngoái chỉ tăng 6,21%, quí 1 năm nay tăng 5%.
Cái thứ hai, số doanh nghiệp tư nhân của Campuchia thì cũng cao hơn Việt Nam.
Campuchia cũng ít, hay hầu như không có những doanh nghiệp nhà nước lớn như Việt Nam kinh doanh vào những lĩnh vực có tính chất thương mại.
Lào có nhiều tài nguyên, nhất là tài nguyên thuỷ điện. và Lào đang cố gắng hướng đến sự phát triển mạnh mẽ.”
Báo Một Thế Giới từng trích dẫn lời chuyên gia kinh tế Lưu Bích Hồ - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển – đánh giá về khả năng hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam so với Lào và Campuchia. Ông đã đưa ra một vài nhận định khá đồng thuận với Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
Điển hình là ở mô hình kinh tế, một vấn đề dẫn đến sự tụt hậu của Việt Nam. Ông Lưu Bích Hồ cũng nói rằng “doanh nghiệp tư nhân của Campuchia không bị trì trệ, và đặc biệt, Campuchia không có nhiều doanh nghiệp nhà nước nên họ không gặp trở ngại về hệ thống hành chính”. Ngược lại, theo ông, nguyên nhân chủ yếu của Việt Nam là do “bộ máy hành chính quá cồng kềnh và chậm chạp trong việc cải cách.”
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan hoàn toàn không phản biện vấn đề này. Bà chia sẻ ý kiến với báo trong nước rằng hoạt động kinh tế của Lào và Campuchia không xây dựng ở quy mô hoành tráng. Ngược lại, họ tập trung một số ít ngành có thế mạnh nên dẫn đến chất lượng hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn Việt Nam.
Giáo dục dừng lại
Không phải chỉ riêng nền kinh tế, sự thụt lùi của Việt Nam so với Lào và Campuchia được báo chí trong nước nhắc đến ở nhiều dấu hiệu. Một trong những dấu hiệu đó nằm ở lĩnh vực giáo dục.
Tiến sĩ, nhà giáo Vũ Minh Giang đưa ra ý kiến về dấu hiệu tụt hậu giáo dục ở Việt Nam so với hiện tại và thập kỷ trước.
“Có một thời kỳ người ta đánh giá cao giáo dục Việt Nam thì lúc đó, tôi nghĩ rằng, những thành tựu của giáo dục Việt Nam tập trung ở cái giải quyết mặt bằng có tính đại trà.
Ví dụ từ một dân tộc mà số người không biết chữ rất đông, sau đó bằng nhiều chính sách có tính chất phổ cập thì người biết chữ gần như phổ cập toàn bộ thì đó là thành tích rất lớn của giáo dục Việt Nam.”
Với điều kiện kinh tế, xã hội, địa lý rất khác nhau của các vùng miền trong xã hội Việt Nam, nhưng nền giáo dục Việt Nam đã tạo ra được một sự tương đối khá đồng đều, Nhà giáo Vũ Minh Giang đánh giá đó là một nỗ lực rất lớn.
Tuy nhiên, ông đưa ra phản biện về ý kiến nói rằng giáo dục Việt Nam đã tụt hậu so với các nước láng giềng từ sau khi giáo dục được phổ cập toàn bộ.
“Những gì mà ngay cả thời kỳ gọi là phát triển mạnh ấy thì bây giờ không gọi là tụt hậu mà là vẫn duy trì như thế. Người ta gọi là dừng lại. Trong khi đó thì các nước xung quanh phát triển bắt kịp với chuyển biến nhanh của thế giới.”
(Xin xem tiếp phần dưới)
Vào giữa năm 2016, Nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư Bùi Quang Vinh, với vai trò là diễn giả trong buổi toạ đàm tại trường Đại học Tôn Đức Thắng cho biết điều ông trăn trở nhất là nguồn nhân lực của Việt Nam không được đào tạo và sử dụng có hiệu quả. So sánh với hình thức thi cử của các nước khác, ông Vinh chỉ ra thể chế của giáo dục Việt Nam là “kiểm soát đầu vào chặt chẽ mà không xem xét kết quả”.
XóaNhận xét về điều này, nhà giáo, Tiến sĩ Vũ Minh Giang nói rằng hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam cần phải có những cải cách rất mạnh mẽ và cấp bách. Ông gọi vấn đề này là “Đổi mới căn bản toàn diện.”
Theo ông, giáo dục Việt Nam đã dừng lại quá lâu một phương thức tiếp cận mà cho đến bây giờ không phù hợp nữa, là tiếp cận nội dung, tức là dạy rất nhiều những kiến thức mà rồi kiến thức đó vận dụng vào xã hội khó khăn. Để tiếp cận nội dung thì học sinh phải học và nhớ rất nhiều. Hệ thống thi cử đánh giá thì cũng theo cách đó.
“Đấy là một hạn chế mà bây giờ đang bắt đầu công việc đổi mới không hề dễ chút nào, rất là khó khăn. Nó chuyển đổi hẳn sang một tiếp cận để người học được học phương pháp, học kỹ năng, học làm người và nhiều cái khác nữa. Bởi bây giờ, kiến thức thì người ta có thể tìm thấy ở bất cứ đâu, học ở bất cứ đâu.”
Bên cạnh đó, ông ý kiến thêm, người học phổ thông ở Việt Nam còn nhiều hạn chế về định hướng ngành nghề tương lai. Ông nhận thấy sự học ở Việt Nam vẫn còn trong tư tưởng Đại học là con đường duy nhất nên tạo ra sự mất cân đối trong đào tạo.
Bên cạnh nền giáo dục có tính cách đại chúng, theo nhà giáo Vũ Minh Giang, cần phải có một cơ chế thu hút nhân tài, sử dụng tài năng.
“Việc tìm, phát hiện và đặc biệt sử dụng tài năng ở Việt Nam hiện nay vẫn còn đang nhiều cái chưa phù hợp, chưa thu hút tài năng. Nguồn nhân lực tài năng hiện nay đang tìm đường đi nơi này nơi khác, nên vẫn còn hiện tượng người ta hay gọi là chảy máu chất xám.”
Cải cách thể chế
Không thiếu những buổi toạ đàm, những ý kiến của chuyên gia, tiến sĩ trong nước bày tỏ lo ngại về lời cảnh báo Việt Nam thua kém Lào và Campuchia. Ông Võ Trí Thành, chuyên gia kinh tế vĩ mô – Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, trong lần trả lời báo trong nước vào năm 2016 cho biết giải pháp cần thiết theo ông là chính sách tiền tệ phải được cân bằng, giữ ổn định thành quả kinh tế vĩ mô. Nhưng quan trọng hơn hết là cải cách thể chế.
Đồng thuận với ý kiến này, Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rằng Việt Nam cần phải xem xét thực hiện một số vấn đề liên quan đến thể chế.
“Cái điều Việt Nam cần phải làm là cải cách thể chế, cải cách bộ máy, nghĩa là nhà nước làm những việc mà đích thị nhà nước làm có hiệu quả và cần thiết. Như chăm lo bảo vệ môi trường, xây dựng kết cấu hạ tầng, chăm lo giáo dục y tế. Còn các lĩnh vực thuần tuý thương mại như sản xuất bia nước ngọt thì nhà nước nên thoái vốn để tư nhân hoạt động có hiệu quả hơn.”
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh nói rằng những vấn đề này một lần nữa đã được đề cập trong nghị quyết 19 của năm nay. Kết quả thực hiện sẽ như thế nào, vẫn còn là câu hỏi chưa có đáp án đối với xã hội, người dân Việt Nam. Tuy nhiên, có hai điều mà ai quan tâm đến tình hình tăng trưởng của đất nước cũng tìm hiểu được, đó là chiếc ôtô "Angkor EV 2014" lấy tên ngôi đền cổ Angkor của Campuchia được điều khiển bằng điện thoại thông minh và thẻ căn cước tần số rađiô (RFID) có trang bị hệ thống GPS, có vận tốc tối đa 60km/giờ và do nhà sáng chế Nhean Phaloek, người Campuchia thiết kế.
Điều thứ hai, là câu nói nổi tiếng của ông Lý Quang Diệu, cố Thủ tướng Singapore từng nhận xét hàng: “Nếu có vị trí số một Đông Nam Á thì đó phải là Việt Nam.”
Cát Linh, phóng viên RFA
2017-04-28
Đỗ Mười nơi gửi Hà Nội :
Trả lờiXóaThua CamBuChia và Lào! Nhục quá đi!
Đừng có nói tại chiến tranh, đừng có nói tại phản động nhá. Tại sao thua toàn tập? Tại tụi bay tham nhũng quá (ăn đến cái lai quần của đàn bà), tại tụi bay tàn ác quá, tại tụi bay tham quyền cố vị, tại tụi bay hèn quá.
Đúng là tụi bay không còn biết xấu hổ, biết nhục là gì.
28/04/2017 09:01
Độc giả không muốn nêu tên :
Trả lờiXóaTHAN ÔI,NGÀN NĂM VĂN HIẾN CỦA THỜI ĐẠI XHCN ĐI NGƯỢC VÒNG,VN VẪN VÀ TIÊP TUC LÀ MÔT QUÔC GIA LAC HÂU VÀ HÂU TIÊN THẾ GIỚI.
28/04/2017 10:07
Bách Hợp :
Trả lờiXóaThế nào gọi là thua? xem cho kỷ đi quý ông quý bà. Các vị có thấy có anh , chị cán bộ trong chánh quyền thua xúc một thứ gì không? nếu nói là thua thì hảy đến mà xem nhà cao cửa rộng, xe cộ đời mới tinh, Thế giới vừa ra thì chúng tôi có liền, kể tất cả trang bị nội thất đẳng cấp chưa chắc gì quý vị có được vậy sao gọi là thua được!!xài toàn hàng xịn nhập cảng đàng hoàn nhe, hỏi Lào Campuchia có dán xo không mà bảo là thua? các vị thấy không công trường nhà máy toàn là nước ngoài đan làm đấy , người dân thành thị ai củng có xe máy , xài điện thoại di động hàng xịn không đấy "Đất Nước có bao giờ đẹp như hôm nay" sao gọi là thua! các vị tính lảm nhảm JDP gì gì đó ai mà biết vậy mà bảo Việt Nam thua cả Campuchia và Lào , sao không tính tài sản của các nhà Quan đem qua Mỹ mua đất mua nhà hỏi Lào Campuchia có được vậy không mà bảo là thua chứ.
28/04/2017 12:49
Phong :
Trả lờiXóaVì sao? Bởi vì có lũ rừng rú, mọi rợ, vô học cầm quyền.
28/04/2017 15:12
hungletran nơi gửi California :
Trả lờiXóaVì đỉnh cao trí tuệ của đảng Cộng sản !
Tội ác gây ra bởi Nguyễn phú Trọng .
28/04/2017 16:55
Dương Nhút Càng nơi gửi Iraq :
Trả lờiXóaVịt Cộng chả làm gì được ngoài việc phá hoại.
28/04/2017 17:47
Đào chi Yêu nơi gửi Đài loan :
Trả lờiXóaVN thua Cam bốt và Lào là cái chắc . Vì hai nước ấy ,họ lo cho quê hương Đất Nước của họ . CS/VN còn gánh nặng nghĩa vụ Quốc tế CS . CS/VN phải chung vai sát cánh với Tàu cọng ,Bình nhưởng,Cu ba ,đánh bại đế quốc tư bản . Nào : làm cho dế quốc thât bại ảnh hưởng với thế giới .Nào làm cho đế quôc sa sút kinh tế .Nào bí mật viện trợ cho các đảng CS trên thế giới . Nào phát triển vũ khí kỷ thuật cao . Và v v .
29/04/2017 10:25
Thật tiếc rằng những con người làm việc Viết bài cho RSF đang bị chính tu tưởng thù hằn lấn át, in sâu vào cái cách tư duy làm việc của họ mất rồi, đối với họ, Việt Nam nhìn vào đâu cũng đầy rẫy những sự tiêu cực, đồng thời với họ chẳng bao giờ có thể nhìn nhận mọi việc một cách khách quan được, nếu chọn là một nhà báo hãy làm việc và trân trọng sự thật, nhà báo đừng vì mục đích cá nhân mà làm vấy bẩn đi cái nghề báo chân chính .
Trả lờiXóaRõ ràng, sự định kiến, thù địch đã ăn sâu vào não trạng của các thành viên RSF. Qua đây cũng thấy một điều rằng, dường như họ chẳng còn chiêu trò nào khác ngoài cái luận điệu cũ rích này. Năm nào cũng đưa Việt Nam vào, nhưng bản thân tổ chức này cũng không có tiếng tăm gì, có lẽ RSF đã quá ảo tưởng vào sức mạnh của mình.
Trả lờiXóaRSF là cái quái gì đâu. Đút chân ngồi phòng máy lạnh như thế thì đến tôi đây cũng có thể vẽ ra được một cái danh sách mà Mỹ chẳng bao giờ có thể vượt qua con số 150. Đánh giá theo cái kiểu áp đặt ấy thì trẻ con nó khinh.
Xóanhững cái kiểu của chúng thì đã xưa rồi hết bài đăng thì chúng cũng thấy là tiền của chúng gần hết , chẳng mang lại điều cho nhân dân việt nam thì thôi mà cứ nõi xấu xuyên tạc những điều chẳng hề có ở việt nam
Trả lờiXóachẳng qua những tờ báo lá rụng này chỉ đang làm vì những điều ngu ngốc và những thứ chúng đang làm không bao giờ có thể tìm đến được điều gì tốt đẹp cả và nó đang phải trả giá với những điều mà xã hội đang bài thải
Trả lờiXóaRõ ràng, sự định kiến, thù địch đã ăn sâu vào não trạng của các thành viên RSF. Qua đây cũng thấy một điều rằng, dường như họ chẳng còn chiêu trò nào khác ngoài cái luận điệu cũ rích này.
Trả lờiXóaNhững con người làm việc Viết bài cho RSF đang bị chính tu tưởng thù hằn lấn át, in sâu vào cái cách tư duy làm việc của họ mất rồi, đối với họ, Việt Nam nhìn vào đâu cũng đầy rẫy những sự tiêu cực, chả thấy chỗ nào là đẹp được thì nhận xét sao khách quan được nhỉ?
Trả lờiXóaNói thật khi mà những con người được đào tạo ra chỉ để phục vụ cho Mẽo thì viết thế nào có lợi cho chúng nó là được. Vốn dĩ Việt Nam như cái gai trong mắt chúng nó và nó muốn hất ra từ lâu rồi nên RSF khỉ gió nào viết về Việt Nam một cách nhố nhăng cũng có lý thôi
Trả lờiXóaRSF là cái quái gì đâu. Đút chân ngồi phòng máy lạnh như thế thì đến tôi đây cũng có thể vẽ ra được một cái danh sách mà Mỹ chẳng bao giờ có thể vượt qua con số 150. Đánh giá theo cái kiểu áp đặt ấy thì trẻ con nó khinh.
Trả lờiXóaThật tiếc rằng những con người làm việc Viết bài cho RSF đang bị chính tu tưởng thù hằn lấn át, in sâu vào cái cách tư duy làm việc của họ mất rồi, đối với họ, Việt Nam nhìn vào đâu cũng đầy rẫy những sự tiêu cực, đồng thời với họ chẳng bao giờ có thể nhìn nhận mọi việc một cách khách quan được, nếu chọn là một nhà báo hãy làm việc và trân trọng sự thật, nhà báo đừng vì mục đích cá nhân mà làm vấy bẩn đi cái lương tâm
Trả lờiXóaNếu đúng như Tổ chức Phóng viên không biên giới nói “Việt Nam là kẻ thù của Internet”, thì chắc hẳn trong hơn 16 năm qua, đã không thể có con số 27 triệu người sử dụng Internet, chiếm gần 31% dân số Việt Nam tại thời điểm hiện nay. Và nếu đúng như Tổ chức Phóng viên không biên giới nói “nhiều nhà cung cấp mạng đã giúp Chính phủ Việt nam kiểm duyệt Internet” thì những người nước ngoài sinh sống, làm việc hoặc đi du lịch Việt Nam chắc chắn đã gặp phải trường hợp này, nhưng có ai gặp không
Trả lờiXóaKhông phải ngẫu nhiên mà Việt Nam trở thành quốc gia có tốc độ tăng trưởng Internet nhanh nhất khu vực và nằm trong số các quốc gia tăng trưởng cao nhất thế giới, khác xa với những vu khống của Tổ chức Phóng viên không biên giới. Mấu chốt của sự phát triển vượt bậc đó là sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với lĩnh vực công nghệ thông tin nói chung, Internet nói riêng
Trả lờiXóaTự do nhưng cũng như nhiều quốc gia khác, Việt Nam có những quy định trong sử dụng Intenet để không ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, an ninh quốc gia… Vì thế, Tổ chức Phóng viên không biên giới thật hồ đồ khi cho rằng Việt nam kiểm duyệt Internet, như cái gọi là phúc trình mà Tổ chức này đưa ra
Trả lờiXóaVấn đề là RSF và Giám đốc Benjamin Ismail phụ trách khu vực Châu Á- Thái bình dương của RSF, đã cố tình bỏ qua nội dung những bản cáo trạng với đầy đủ chứng cứ cụ thể và xác thực về hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam của các đối tượng mà họ đề cập. Việc họ cố tình “ lập lờ đánh lận con đen”, cố tình coi các blogger lợi dụng internet để thực hiện các hành vi vi phạm điều 88 của Bộ Luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, giống như các nhà báo chính danh, lấy hoạt động báo chí làm nghề nghiệp xã hội, đã cho thấy thái độ không khách quan, bất chấp sự thật của RSF
Trả lờiXóaThêm nữa, cái cách mà RSF lâu nay vẫn thực hiện để có được những cái được gọi là “ phúc trình”, “báo cáo”, đã cho thấy họ đã phớt lờ các thông tin và số liệu chính thống về vấn đề tự do báo chí ở Việt Nam. RSF đã không hề tổ chức nghiên cứu, khảo sát thực tế tại Việt Nam, chỉ đưa ra một bảng khảo sát gồm 80 câu hỏi thuộc loại "trả lời sao cũng được", cóp nhặt tin tức một chiều, phiến diện, thậm chí bị bóp méo từ một số website, blog của các thế lực thù địch chống phá, rồi phỏng vấn một số nhân vật vốn có định kiến cố hữu và cái nhìn thiếu thiện chí đối với Việt Nam, từ đó đưa ra cái gọi là "phúc trình thường niên".
Trả lờiXóaRa đời năm 1985 tại Pháp, ngay từ đầu, RSF tự cho mình quyền cổ xúy tự do báo chí, tự do ngôn luận kiểu phương Tây. Theo thời gian, đây không phải là lần đầu tiên RSF lên tiếng bóp méo, xuyên tạc tình hình tự do báo chí ở Việt Nam. Và thực chất, RSF hoạt động không phải vì quyền lợi của các nhà báo. RSF từng bị tố cáo nhận hàng trăm nghìn USD từ các tổ chức phản động lưu vong người gốc Cuba như "Trung tâm vì Cuba tự do", tổ chức "Ðoàn kết Cuba" và một số tổ chức đối lập tại Venezuela để tiến hành các chiến dịch truyền thông chống Nhà nước Cuba và Chính phủ của Tổng thống Hugo Chavez trong cuộc khủng hoảng chính trị ở Venezuela tháng 4-2002
Trả lờiXóaPhải khẳng định rõ là Nhà nước Việt Nam luôn tôn trọng, bảo đảm quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận của mọi công dân. Và cũng như các quốc gia khác, để giữ gìn kỷ cương và bảo đảm sự ổn định để phát triển, Nhà nước Việt Nam không cho phép lợi dụng những quyền này để tuyên truyền, kích động lật đổ chính quyền, phá hoại khối đoàn kết dân tộc
Trả lờiXóaNhững “nhà báo Việt Nam” mà RSF lên tiếng “ bảo vệ” thực chất là những blogger vi phạm chính sách, pháp luật Việt Nam. Trên thực tế, Ðảng và Nhà nước Việt Nam luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến đóng góp của mọi tầng lớp nhân dân đối với việc xây dựng, thực thi chính sách, pháp luật, thông qua các hình thức phản biện xã hội, qua hệ thống báo chí truyền thông. Báo chí Việt Nam vì thế đã là kênh thông tin, phản biện xã hội rộng rãi, công khai, dân chủ, nhanh chóng, có hiệu quả và sự thật ấy là bằng chứng cho thấy bản chất sự việc mà RSF tự cho mình cái quyền nhận xét về tự do báo chí ở Việt Nam
Trả lờiXóaThực chất, RSF hoạt động không phải vì quyền lợi của các nhà báo, từng bị tố cáo ở nhiều nước. Tổ chức này còn bị cáo buộc đã nhận được nhiều ủng hộ từ nhà tỷ phú Mỹ George Soros, người đã từng ủng hộ công đoàn Solidarnosc hàng triệu USD, từ Quỹ quốc gia hỗ trợ dân chủ (National Endowment for Democracy) - tổ chức mà 90% ngân sách xuất phát từ ngân sách quốc gia của Mỹ và thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ”.
Trả lờiXóa