 |
Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu |
Chẳng là, sau sự kiện Cục Nghệ thuật biểu
diễn - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định tạm dừng lưu hành 5 ca
khúc sáng tác trước năm 1975 (gồm: Cánh thiệp đầu xuân của Lê Dinh và Minh Kỳ,
Rừng xưa và Chuyện buồn ngày xuân của Lam Phương, Đừng gọi anh bằng chú của
Diên An, Con đường xưa em đi của Châu Kỳ và Hồ Đình Phương), BBC đã đăng tải
một bài phỏng vấn với nhà văn Đỗ Hoàng Diệu (đang sống ở Mỹ) với tiêu đề “Tôi
từng viết mà không được xuất bản”.
Trong bài trả lời phỏng vấn BBC này, nhà
văn Đỗ Hoàng Diệu đã nói rằng “Thậm chí có "nhà phê bình mậu dịch" cứ
thỉnh thoảng lại "cấu" tôi một nhát đâu đó trên truyền thông bằng
cách dẫn tên tôi ra làm minh chứng cho sự chết yểu của ngòi bút. Họ đâu biết
trong cả thập kỷ đó, tôi vẫn viết mà không được xuất bản”.
Khi được BBC hỏi về việc nhà văn Đỗ Hoàng
Diệu nghĩ gì về độc giả hôm nay, nhà văn Đỗ Hoàng Diệu đã trả lời rằng: “Xã hội
Việt Nam lúc này mang đặc trưng riêng nên ngay cả người đọc sách cũng khác
người đọc ở các nước phát triển. Nhà văn lề trái lề phải lề trung dung, nhà phê
bình chỉ điểm, độc giả phản động... Có lẽ trừ Trung Quốc, hiếm quốc gia nào có
cách phân định văn chương "độc đáo" như Việt Nam”.
Có thể nói những câu trả lời “ý tứ” với
những ẩn ý bên trong nó của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu có thể khiến không ít người
tò mò và suy diễn. Thứ nhất, việc nhà văn Đỗ Hoàng Diệu nói rằng “tôi vẫn viết
mà không được xuất bản”. Chắc chắn, nhiều câu hỏi nhất được đặt ra đó là tại
sao các tác phẩm của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu lại không được xuất bản? Với lối suy
nghĩ theo kiểu thiếu khách quan, phiến diện của một số người thì có lẽ câu trả
lời sẽ là vì các tác phẩm đó không hợp với “ý Đảng” nên bị cấm lưu hành. Như
vậy, lúc này hướng công kích của dư luận ắt sẽ nhắm vào Đảng.
Thứ hai, Đỗ Hoàng Diệu so sánh rằng, “có lẽ
trừ Trung Quốc, hiếm quốc gia nào có cách phân định văn chương độc đáo như Việt
Nam”. Không ít người sẽ nghĩ rằng, với việc quy định văn hóa, văn nghệ (trong
đó có văn chương) phải chịu sự quản lý của Nhà nước rõ ràng hiện nay có lẽ chỉ
còn Việt Nam và Trung Quốc. Như vậy, một xu hướng nữa trong dư luận sẽ nhắm vào
Nhà nước ta là, đến lúc cần thoát ly văn hóa, văn nghệ khỏi sự quản lý của Nhà
nước. Như vậy, cùng một lúc nhà văn Đỗ Hoàng Diệu có thể đạt được nhiều mục
đích từ những lời nói ẩn ý của mình.
Ở đây, xin được nói rằng, việc nhà văn Đỗ
Hoàng Diệu nói rằng, không ít những tác phẩm của nhà văn này không được xuất
bản là có lý do của nó. Lý do không phải vì sự đố kỵ, ghen ghét hay thù hằn gì
mà bởi lý do về chuyên môn. Một số tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu, trong đó tiêu
biểu là tác phẩm “Bóng Đè” không được phép xuất bản, lưu hành là vì nó không
đảm bảo các giá trị về đạo đức, thuần phong mỹ tục, thậm chí là đi ngược với
đạo đức, thuần phong mỹ tục, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chính
vì vậy, nó không được xuất bản. Đơn giản chỉ có vậy.
Còn việc nhà văn Đỗ Hoàng Diệu ngầm so sánh
rằng, việc “phân định văn chương” ở Việt Nam là “độc đáo” thì xin nói rằng, mỗi
quốc gia đều có những nét riêng, không ai giống ai. Văn chương hay rộng hơn nữa
là văn hóa, văn nghệ phải góp phần phục vụ cho công cuộc xây dựng, kiến thiết,
bảo vệ và phát triển đất nước, góp phần tuyên truyền các giá trị văn hóa tốt
đẹp. Bởi vậy, nó cần phải được quản lý, không thể tự do một cách tuyệt đối,
ngoài khuôn khổ. Mọi thứ đều phải được xây dựng trên nền tảng của một xã hội và
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử của đất nước và văn chương không thể
nằm ngoài điều đó. Chính bởi vậy, những tác phẩm không đảm bảo, không phù hợp
sẽ không được xuất bản thôi.
Nam Phong
Mọi thứ đều phải được xây dựng trên nền tảng của một xã hội và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử của đất nước và văn chương không thể nằm ngoài điều đó. Chính bởi vậy, những tác phẩm không đảm bảo, không phù hợp sẽ không được xuất bản thôi.
Trả lờiXóaViệc nhà văn Đỗ Hoàng Diệu ngầm so sánh rằng, việc “phân định văn chương” ở Việt Nam là “độc đáo” thì xin nói rằng, mỗi quốc gia đều có những nét riêng, không ai giống ai. Văn chương hay rộng hơn nữa là văn hóa, văn nghệ phải góp phần phục vụ cho công cuộc xây dựng, kiến thiết, bảo vệ và phát triển đất nước, góp phần tuyên truyền các giá trị văn hóa tốt đẹp. Bởi vậy, nó cần phải được quản lý, không thể tự do một cách tuyệt đối, ngoài khuôn khổ. Mọi thứ đều phải được xây dựng trên nền tảng của một xã hội và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử của đất nước và văn chương không thể nằm ngoài điều đó. Chính bởi vậy, những tác phẩm không đảm bảo, không phù hợp sẽ không được xuất bản thôi.
Trả lờiXóatại sao lại cứ phải nhắm vào đảng mới là chuyện chứ , nếu như chính những ca khúc đấy không còn phù hợp nữa thì điều đương nhiên là không được công nhận nữa , và có những con người không biết những điều và giá trị nào tốt đẹp mà lại nói những điều bẻ lái như thế chẳng phải là con người đã hướng những cái điều tốt đẹp đi xa khỏi cuộc sông này
Trả lờiXóa