 |
Cần xây dựng nếp sống văn hóa trong cán bộ, công chức |
Như chúng ta biết, Sở Văn hóa và Thể
thao Hà Nội đã chủ trì soạn thảo Bộ Quy tắc ứng xử dành cho công chức, viên chức
trong các cơ quan nhà nước thuộc thành phố Hà Nội. Trong Dự thảo Bộ quy tắc này
đã đưa ra một số quy định như:
Cán bộ công chức đi làm việc phải mặc
áo có ống tay, cổ áo, nếu mặc váy thì phải dài đến đầu gối, không xăm
hình, vẽ hình phản cảm; sử dụng trang sức, mỹ phẩm, nước hoa phải phù hợp...
Không nói tục, không tụ tập làm việc
riêng trong hoặc ngoài cơ quan; không nấu nướng thực phẩm trong phòng làm việc.
Không hút thuốc; không sử dụng đồ uống
có cồn; không hát karaoke trong giờ làm việc; không đeo tai nghe, bật nhạc,
nghe nhạc, xem tivi, nghe đài, chơi điện tử trong giờ hành chính.
Không lưu giữ, phát tán hình ảnh có nội
dung đồi truỵ; không có hành vi quấy rối dưới mọi hình thức, kể cả bằng lời
nói, cử chỉ…
Ngay sau khi Dự thảo Bộ quy tắc trên,
dư luận đã nổ ra một cuộc tranh luận. Trong đó, nhiều ý kiến thắc mắc, lo ngại
về tính khả thi, thậm chí còn cho rằng một số quy định trong dự thảo đã vi phạm
quyền con người. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến bày tỏ sự đồng tình, ủng hộ
và cho rằng đó là một Bộ quy tắc cần thiết nhằm xây dựng Thủ đô Hà Nội văn
minh, phát triển.
Với cá nhân tôi, xung quanh vấn đề
này, tôi xin đưa ra một vài suy nghĩ như sau:
Trước hết, nói về sự cần thiết phải
ban hành Bộ quy tắc này. Tôi cho rằng, việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử đối với cán
bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thuộc thành phố Hà Nội là cần
thiết. Bởi vì, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ,
văn hóa và phẩm chất đạo đức là điều chúng ta phải luôn hướng tới. Việc xây dựng
một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như vậy sẽ góp phần xây dựng môi trường
văn hóa, nếp sống văn hóa tại các cơ quan, đơn vị.
Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước,
là nơi hàng ngày đón rất nhiều đoàn khách quốc tế, các đoàn khách từ các tỉnh,
thành phố của cả nước, là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa của đất nước. Bởi vậy,
xây dựng nếp sống văn hóa của người Hà Nội nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức nói riêng là rất cần thiết. Điều này sẽ góp phần hình thành một nếp sống
văn hóa, một môi trường văn hóa lành mạnh trong các cơ quan nhà nước của Thành
phố.
Về ý kiến cho rằng, một số quy định
trong Dự thảo như “sử dụng trang sức, mỹ phẩm, nước hoa phải phù hợp”, “không
xăm hình, vẽ hình phản cảm”, “không được mặc váy ngắn”… là vi phạm quyền con
người. Theo tôi, đây là những vấn đề rất tế nhị, nhạy cảm nên cần phải cụ thể
hơn. Tôi hoàn toàn đồng tình với lý giải của ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở Văn
hóa và Thể thao Hà Nội rằng, việc “sử dụng nước hoa phù hợp” nghĩa là không
dùng quá nhiều, gây nên mùi sặc sụa, ảnh hưởng đến những người xung quanh.
Ông Động nói: “Nếu trong một cơ quan
mà ai cũng dùng nước hoa mùi sặc sụa lên thì cũng không có văn hoá. Dùng son phấn
quá nhiều, quá loè loẹt cũng không nên. Chúng tôi vẫn ủng hộ mọi người sử dụng
mỹ phẩm, nước hoa. Nhưng vấn đề là sử dụng làm sao cho vừa phải, để không ảnh
hưởng đến người khác. Vì trong một cơ quan, cũng có người thích dùng nước hoa,
nhưng cũng có người dị ứng với nước hoa”.
Dự thảo hoàn toàn không cấm cán bộ,
công chức trang điểm, bôi nước hoa, nhưng đúng là làm gì cũng phải phù hợp và
không làm ảnh hưởng đến người khác. Bởi nói gì thì nói, tự do là cái gì mình muốn
mà hợp với quy luật. Tức là, giới hạn tự do của người này là quyền tự do của
người khác. Tự do của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến người khác. Đó mới
là tự do theo đúng nghĩa.
Và vấn đề cuối cùng, nếu như ai đó cảm
thấy chấp nhận được những quy định trên thì hãy xin vào hoặc tiếp tục làm việc
tại các cơ quan nhà nước thuộc thành phố, còn nếu ai không thể chấp nhận được,
muốn tự do một cách thoải mái theo sở thích thì có lẽ những chỗ như thế này
không phù hợp với họ. Đã chấp nhận là công chức của Hà Nội thì nên biết tuân
theo những quy định trên.
Điều quan trọng là chúng ta đừng nên
quá đề cao hoặc tuyệt đối hóa một vấn đề gì. Đừng quá đề cao cái quyền riêng
tư, cái tôi cá nhân của mình hoặc đừng quá tuyệt đối mọi quy định. Có như vậy
thì Bộ quy tắc ứng xử trên sẽ có khả thi và có thể thực hiện được.
Hướng tới xây dựng một Thủ đô Hà Nội
văn minh là điều mà không chỉ thành phố Hà Nội mà người dân cả nước đều mong muốn.
Để mong muốn đó thành hiện thực thì trước hết Hà Nội cần xây dựng môi trường
văn hóa, nếp sống văn hóa trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chính vì
vậy, tôi hoàn toàn đồng ý việc ban hành Bộ quy tắc này.
Việt Nguyễn
bộ qui tắc ứng xử này đang là tiền đề cho một xã hội có văn hóa thể hiện sự văn minh mà đi trước chính là những cơ quan nhà nước đấy là một điều cần thiết cho những con người đang cố gắng làm những thứ gọi là vì điều nào đó tốt đẹp hơn những con người đang ở đâu đó làm mất hình ảnh làm người là cán bộ
Trả lờiXóaHướng tới xây dựng một Thủ đô Hà Nội văn minh là điều mà không chỉ thành phố Hà Nội mà người dân cả nước đều mong muốn. Để mong muốn đó thành hiện thực thì trước hết Hà Nội cần xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Chính vì vậy việc ban hành Bộ quy tắc này là hoàn toàn đúng đắn.
Trả lờiXóamong rằng có nó được nhân rộng ra các tỉnh khác , đấy là sự ứng xử với những điều cho tốt đẹp nhất . chỉ có những thư là tốt đẹp như thế thì người dân mới cảm thấy mình là chủ và những công chức cán bộ là công bộc để phục vụ họ . điều đấy thật sự là cái điều hay nhât
Trả lờiXóaViệc ban hành Bộ quy tắc ứng xử đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thuộc thành phố Hà Nội là cần thiết. Bởi vì, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, văn hóa và phẩm chất đạo đức là điều chúng ta phải luôn hướng tới. Việc xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức như vậy sẽ góp phần xây dựng môi trường văn hóa, nếp sống văn hóa tại các cơ quan, đơn vị.
XóaTôi nghĩ hoàn toàn ủng hộ quan điểm "Dự thảo hoàn toàn không cấm cán bộ, công chức trang điểm, bôi nước hoa, nhưng đúng là làm gì cũng phải phù hợp và không làm ảnh hưởng đến người khác. Bởi nói gì thì nói, tự đó là cái gì mình muốn mà hợp với quy luật. Tức là, giới hạn tự do của người này là quyền tự do của người khác. Tự do của mình nhưng không được làm ảnh hưởng đến người khác"
Trả lờiXóaTôi nghĩ rằng Hà Nội là Thủ đô, trái tim của cả nước, là nơi hàng ngày đón rất nhiều đoàn khách quốc tế, các đoàn khách từ các tỉnh, thành phố của cả nước, là nơi hội tụ, giao lưu văn hóa của đất nước. Bởi vậy, xây dựng nếp sống văn hóa của người Hà Nội nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nói riêng là rất cần thiết.
Trả lờiXóaTôi cho rằng, việc ban hành Bộ quy tắc ứng xử đối với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước thuộc thành phố Hà Nội là cần thiết. Bởi vì, xây dựng một đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ, văn hóa và phẩm chất đạo đức là điều chúng ta phải luôn hướng tới.
Trả lờiXóaVăn hóa công sở vốn là phải được xây dựng từ lâu, phải thành quy chuẩn để mọi người làm theo, có như vậy thì mới thể hiện được cái nét văn hóa công sở, vừa tạo phong thái làm việc, vừa tạo sự thiện cảm với người khác đến làm việc.
Trả lờiXóa