 |
"Một Trung Quốc" là sự công nhận trên phương diện ngoại giao quan điểm của Trung Quốc rằng chỉ có duy nhất một quốc gia Trung Quốc |
Trong lúc Trung Quốc còn chưa nguôi ngoai tức giận sau cú điện thoại mà Tổng
thống đắc cử Mỹ Donald Trump gọi cho Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan, cũng
như chỉ trích Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ và yêu cầu Trung Quốc ngừng
cải tạo các đảo và bãi đá ngầm ở biển Đông, thì mới đây ông Donald Trump lại
một lần nữa khiến Bắc Kinh tức nổ đom đóm mắt khi dọa vứt bỏ chính sách “Một
Trung Quốc”.
Ngày hôm qua (12/12/2016) AFP dẫn
lời Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói trong cuộc phỏng vấn với kênh truyền
hình Fox News khi trả lời một câu hỏi liên quan đến cuộc điện đàm giữa ông với
lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn cách đây gần hai tuần, ông Donald Trump cho biết:
“Tôi không hiểu tại sao chúng ta phải bị ràng buộc bởi chính sách “Một Trung Quốc”
nếu ta không thể thỏa thuận được với Trung Quốc trước một số vấn đề, bao gồm cả
thương mại".
Ngay lập tức, tuyên bố trên của ông Donald Trump đã vấp phải sự phản đối
quyết liệt của Trung Quốc. Ngay trong chiều ngày 12/12, người phát ngôn Bộ Ngoại
giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã lên tiếng cảnh báo:
"Tôi nhấn mạnh vấn đề Đài Loan có liên quan đến toàn vẹn lãnh thổ và
chủ quyền Trung Quốc, liên quan lợi ích cốt lõi của Trung Quốc. Kiên trì với
nguyên tắc “Một Trung Quốc” chính là nền tảng chính trị để phát triển quan hệ Mỹ-Trung.
Nếu nền tảng này bị quấy rối hoặc phá hoại thì không còn gì để nói về phát triển
quan hệ lành mạnh, ổn định và hợp tác trong các lĩnh vực quan trọng giữa hai nước”.
Vậy, chính sách “Một Trung Quốc” là gì? Tại sao chính sách này lại khiến
Trung Quốc tức giận khi bị ông Donald Trump dọa loại bỏ?
Theo BBC, "Một Trung Quốc" là sự công nhận trên phương diện
ngoại giao quan điểm của Trung Quốc rằng chỉ có duy nhất một quốc gia Trung Quốc,
còn Đài Loan là một phần của Trung Quốc. Theo chính sách này, Mỹ có quan hệ
chính thức với Trung Quốc thay vì có quan hệ với Đài Loan - vốn bị Trung Quốc
coi là một tỉnh ly khai và rồi sẽ có một ngày trở về.
Nói cách khác, chính sách “Một Trung Quốc” là một nguyên tắc trong đó chỉ
có một Trung Quốc và Trung Quốc đại lục, Hong Kong, Macau và Đài Loan tất
cả đều thuộc Trung Quốc. Nguyên tắc này yêu cầu tất cả các quốc gia muốn thiết
lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc phải công nhận chính sách này.
Trên thực tế, mặc dù chính quyền Đài Bắc tuyên bố Đài Loan là một quốc gia
độc lập với tên gọi "Trung Hoa Dân quốc", thế nhưng Trung Quốc không
bao giờ chấp nhận điều đó. Bất kỳ nước nào muốn có quan hệ ngoại giao với Trung
Quốc đều phải cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan. Điều này dẫn đến Đài
Loan bị cô lập về mặt ngoại giao trong cộng đồng quốc tế.
Chính sách này có từ năm 1949 khi cuộc nội chiến ở Trung Quốc kết thúc.
Khi đó, Quốc dân đảng thất bại, chạy về Đài Loan và lập chính phủ riêng, trong
lúc Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa tại đại lục. Kể từ đó, Trung Quốc đã đe dọa dùng vũ lực nếu Đài Loan tuyên
bố độc lập một cách chính thức. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Bắc Kinh
duy trì chính sách ngoại giao mềm dẻo hơn với Đài Loan.
Có thể nói, tuyên bố trên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump một lần nữa
khiến Trung Quốc tức giận. Dù chưa chính thức nhậm chức và nắm quyền nhưng với
những động thái và tuyên bố gần đây của ông Donald Trump đã cho thấy một điều rằng,
ông sẽ có chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại.
Việt
Nguyễn
Có thể nói, tuyên bố trên của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump một lần nữa khiến Trung Quốc tức giận. Dù chưa chính thức nhậm chức và nắm quyền nhưng với những động thái và tuyên bố gần đây của ông Donald Trump đã cho thấy một điều rằng, ông sẽ có chính sách cứng rắn với Trung Quốc trong quan hệ đối ngoại.
Trả lờiXóaTrung Quốc sau giai đoạn phát triển nóng về kinh tế ắt sẽ muốn tìm cho mình một chỗ đứng về chính trị. Việc Trung Quốc lấn chiếm chủ quyền biển đảo của Việt Nam và các nước khác trên biển đông chỉ là bước đi đầu trong việc bành chướng trên bàn cờ chính trị thế giới mà thôi. Bọn chúng chẳng có bất cứ đâu là điểm dừng hết mà họ chỉ dừng lại khi còn mình họ mà thôi.
Trả lờiXóaTrung Quốc vốn ngang ngược từ xưa rồi, nhưng người dân Việt nam chúng ta cũng sẽ kiên định. Đây là chủ quyền của chúng ta, mãi mãi, cha ông chúng ta đã bảo vệ, thế hệ con cháu chúng ta tiếp nối, và sau này cho đến thế hệ con cháu đó vẫn là chủ quyền của Việt Nam chẳng thể nào thay đổi được. Mèo lại hoàn mèo mà thôi.
Trả lờiXóaTôi thấy rằng mặc dù chính quyền Đài Bắc tuyên bố Đài Loan là một quốc gia độc lập với tên gọi "Trung Hoa Dân quốc", thế nhưng Trung Quốc không bao giờ chấp nhận điều đó. Bất kỳ nước nào muốn có quan hệ ngoại giao với Trung Quốc đều phải cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan. Điều này dẫn đến Đài Loan bị cô lập về mặt ngoại giao trong cộng đồng quốc tế.
Xóagiữa những điều mà ở mĩ cũng đang là một nước muốn là một thành bá chủ của thế giới và cũng là một trung quốc đang thể hiên ra mặt nhưng phải làm sao những điều mà chúng ta biết nó không thể có điều tốt đẹp hơn thì chắc chắn sẽ có điều mà thế giới cần là sự hòa bình chung
Trả lờiXóamột trung quốc đang có những điều khiến cho cả thế giới biết những giá trị của họ và phải biết đâu là giới hạn của mình chứ nếu làm những điều đấy chắc hẳn có những con người đang cố gắng làm những điều khác biệt với xu thế chung của thế giới thì sẽ nhận lấy những hậu quả của mình thôi
Trả lờiXóaCác triều đại Trung Quốc , từ hàng ngàn năm trước, với tư tưởng Đại Hán đã không ngừng tham vọng mở rộng lãnh thổ quốc gia bằng cách xâm lược, bành trướng sang lãnh thổ của đất nước khác, với sức mạnh về nhiều mặt như : Kinh tế, Văn Hóa, Quân sự… hòng biến các nước láng giềng trở thành của mình hoặc trở thành “vệ tinh” chịu sự chi phối của “thiên triều” và lệ thuộc vào họ. Mao Trạch Đông đã nói : “Các đồng chí, tôi muốn nói cho các đồng chí biết điều này. Tôi là chủ tịch của 500 triệu nông dân đang thiếu đất, và tôi sẽ mang một đạo quân tiến xuống khu vực Đông Nam Á.“
Trả lờiXóaNhìn quanh Trung Quốc, hầu như các quốc gia láng giềng của Trung Quốc, không ít thì nhiều đều có tranh chấp lãnh thổ hay bất đồng với Trung Quốc. Tranh chấp lãnh thổ đang bủa vây Trung Quốc và có thể tiềm ẩn những nguy cơ bất đồng, thậm chí xung đột như tranh chấp biển giới với Nga, với một số nước Trung Á, Ấn Độ, Đông Nam Á : Việt Nam, Philippine, và Nhật Bản, Hàn Quốc…
Trả lờiXóacác nước này xích lại gần nhau hơn. Để tồn tại cạnh một gã hàng xóm khổng lồ hung hăng thì những láng giềng nhỏ bé xung quanh cần phải đoàn kết lại và tăng cường năng lực quân sự cho chính mình. Những liên minh ngầm chống Trung Quốc đang diễn ra ở những nước vốn là đồng minh của Mỹ ở khu vực châu Á- Thái Bình Dương như : Hàn Quốc - Nhật Bản – Philippine – Úc. Sự hợp tác giữa Ấn Độ và Mỹ cũng đang khiến cho Bắc Kinh phải ngờ vực. Và Việt Nam cũng có những bước đi xích lại gần các đối tác như Mỹ và các cường quốc quân sự bậc trung như Ấn Độ , Nhật Bản, Úc….
Trả lờiXóaông Trump dùng Đài Loan để nhằm đạt được ý đồ hay kế hoạch của mình. Vấn đề là TQ sẽ nhượng bộ hay không ? Trước mắt TQ đáp trả cứng rắn. Gọi Trump là trẻ con, ngây thơ ngoại giao .v.v. Nhưng dự đoán là phải âm thầm thương lượng mà thôi. Mỹ mà ủng hộ Đài Loan trở lại LHQ (độc lập) thì TQ rất là phiền đó. Ông Trump thiệt biết gãi đúng chỗ ngứa mà ông Obama đã không dám gãi vô...
Trả lờiXóa“Tôi không thích cái kiểu Trung Quốc ra lệnh cho tôi như vậy. Cuộc điện đàm khá ngắn và rất tốt. Vậy thì tại sao lại có một quốc gia nào đó lại nói rằng tôi không thể nghe cuộc gọi đó? Tôi thấy nó thật sự rất thiếu tôn trọng và thật lòng mà nói, đừng có làm như vậy” hay lắm, nhưng mà đây hình như cũng là một chiêu gây sức éo về kinh tế, đúng lá cách làm của một doanh nhân, dù thế nào nghe trung quốc bị ép hay bị gì là mình thích rồi, nó chết còn thích nữa
Trả lờiXóa