Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ 4T) đã công bố quyết định xử
lý vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí đối với 50 cơ quan báo chí đăng
thông tin sai sự thật về việc nước mắm có hàm lượng thạch tín (asen) vượt ngưỡng
quy định.
Theo quyết định của Bộ 4T, Báo Thanh Niên được xác định là cơ quan báo chí
có bằng chứng nhận hỗ trợ quảng cáo, chuẩn bị tuyến bài, nội dung thông tin để
thông tin có chủ đích; đã tự lấy mẫu gửi đi xét nghiệm và công bố kết quả không
chính xác, đồng thời đã tổ chức thông tin trên báo chí gồm 06 bài có nội dung
thông tin sai sự thật đặc biệt nghiêm trọng. Với những sai phạm trên, báo Thanh
Niên bị xử phạt mức tiền cao nhất đối với vi phạm hành chính trong hoạt động
báo chí là 200 triệu đồng.
08 cơ quan báo chí khác đăng tải kết quả công bố của báo Thanh niên
và Vinastas, thông tin sai sự thật có gỡ bài nhưng đến thời điểm lập biên
bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải chính, xin lỗi bị xử phạt từ 40 đến
50 triệu đồng. Cụ thể: Báo điện tử Người tiêu dùng bị phạt 50 triệu đồng, Báo
điện tử Hà Nội mới, Báo điện tử Đại đoàn kết, Báo điện tử Người đưa tin, Báo điện
tử Dân Việt, Báo điện tử Dân sinh, Báo điện tử Infonet bị phạt 45 triệu đồng; Tạp
chí điện tử Thực phẩm chức năng bị phạt 40 triệu đồng.
Đối với 41 cơ quan báo chí khác chỉ đăng thông tin về 1 kết quả khảo sát của
Báo Thanh Niên hoặc Vinastas, đã thông tin theo kết quả công bố sai sự thật
có gỡ bài nhưng đến thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính chưa thực hiện cải
chính xin lỗi bị xử phạt ở mức từ 10-15 triệu đồng.
Ngoài việc xử phạt hành chính, Bộ 4T
cũng yêu cầu các cơ quan báo chí xin lỗi và cải chính thông tin. Ngoài ra, phải
làm rõ trách nhiệm của cá nhân trong đơn vị. Khi có kết quả xử lý kỷ luật của các cơ quan chủ quản, Bộ sẽ xem xét xử lý
các cá nhân theo quy định của Luật báo chí.
Bộ 4T cũng cho biết, sau khi báoThanh niên đăng bài “Làm gì để nước mắm Việt
vươn ra thế giới? Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín” vào ngày 12/10, trong đó
đưa ra nhận định, nước mắm có nồng độ đạm càng cao thì khả năng tỷ lệ nhiễm thạch
tín càng cao và công bố kết quả: “80/106 mẫu vượt ngưỡng thạch tín” cho đến
khi các cơ quan chức năng phát hiện được những sai phạm trong việc đưa tin, đã có
50 cơ quan báo chí cho đăng gần 560 tin, bài (170 tin, bài công bố kết quả khảo
sát có nội dung sai sự thật từ báo Thanh niên và Vinastas; 390 tin, bài thông
tin kết quả công bố từ Bộ y tế và các cơ quan chức năng). Hậu quả là đã làm dư
luận xã hội hết sức hoang mang, các sản phẩm nước mắm truyền thống bị người
dùng tẩy chay, không đưa được vào các siêu thị; các vùng, miền sản xuất nước mắm
truyền thống càng khó khăn hơn, nhất là vừa mới chịu hậu quả của sự cố môi trường
biển tại các tỉnh miền Trung; ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến người tiêu dùng và
việc sản xuất nước mắm truyền thống bao đời nay của người Việt Nam cũng như
thương hiệu hàng hóa của Việt Nam nói chung trên thị trường quốc tế.
Có thể nói việc các cơ quan báo chí đồng loạt đăng tải những thông tin sai
sự thật về nước mắm nhiễm thạch tín (asen) vượt mức quy định đã gây ra những hậu
quả đặc biệt to lớn, gây phương hại đến lợi ích quốc gia, gây thiệt hại đến người
dân, nhất là những nơi sản xuất nước mắm truyền thống, gây hoang mang dư luận.
Điều đáng nói hơn, việc đăng tải những thông tin sai sự thật này không phải xuất
phát từ sự yếu kém trong chuyên môn hay là sự vô tình mà đó lại chính là sự câu
kết giữa một số phóng viên, một số cơ quan báo chí với doanh nghiệp nhằm trục lợi.
Nguy hiểm hơn khi những thông tin chưa được kiểm chứng này đã được một số cơ
quan báo chí đồng loạt đăng tải theo. Điều đó đã gây ra hiệu ứng và sự lan tỏa
rất lớn trong xã hội.
Việc Bộ 4T quyết định xử phạt hành chính cùng lúc 50 cơ quan báo chí xung
quanh những sai phạm này có thể nói là chưa từng có trong tiền lệ. Tuy nhiên,
đó lại là việc làm cần thiết và được dư luận xã hội rất đồng tình. Chưa khi nào
báo chí, truyền thông ở Việt Nam lại hoạt động bát nháo như thế này. “Truyền
thông bẩn”, “truyền thông bất lương” cũng là những thuật ngữ xuất hiện ngày một
nhiều hơn trong thời gian qua. Cần phải dẹp loạn trong hoạt động truyền thông,
cần phải chấn chỉnh lại các cơ quan báo chí, đảm bảo cho các cơ quan báo chí hoạt
động đúng tôn chỉ, mục đích, đưa thông tin một cách khách quan và trung thực. Với
quyết định xử phạt mạnh tay này, Bộ 4T đã chính thức tuyên chiến với “truyền
thông bẩn” ở Việt Nam hiện nay.
Việt Nguyễn
Trong lúc dư luận đang hoang mang mà lại thấy xuất hiện những tin như thế này thì người dân phải sống sao? Một hành động kịp thời, từ lúc đọc được mấy cái tin về nước mắm nhiễm độc mà cả nhà cứ lo lắng . chính mấy cái tin sai sự thật này mà khiến biết bao doanh nghiệp phải chịu thiệt hại nặng nề cũng như khiến người dân hoang mang vô cùng.Sau vụ này thì lòng tin của nhân dân chúng tôi vào mấy chục cái báo đó giảm rõ rệt!
Trả lờiXóaKhông biết có một thế lực nào đứng sau dung túng hay không mà hàng chục cơ quan báo chí lại có thể đăng thông tin một cách sai lệch nghiêm trọng như vậy. Rất đồng tình ủng hộ sự mạnh tay kịp thời của bộ thông tin và truyền thông.Thật bức xúc với mấy người viết báo cứ thấy người khác đăng chưa rõ nguồn gốc ra sao đã cho lan truyền đi khắp nơi khiến người dân hoang mang suốt thời gian gần đây
XóaMột số cơ quan báo chí, nhà báo vì những lợi ích riêng mà cố tình bẻ cong ngòi bút, lợi dụng truyền thông, báo chí để đưa tin sai sự thật nhằm trục lợi cho bản thân. Chính vì vậy, quyết định xử lý của Bộ TT&TT với 50 cơ quan báo chí, với một số người là mạnh tay, nhưng đó lại là hành động cần thiết để loại bỏ những sai phạm trong làng báo, chấn chỉnh hoạt động báo chí và đưa hoạt động báo chí trở lại với đúng sứ mệnh của nó.
XóaMột thông tin không rõ ràng, không được xác minh tính chính xác đã đăng tải gây dư luận xấu như trên thì xử lý mạnh tay là đúng. Thật buồn khu chứng kiến báo chí hiện nay như vậy, những gì họ viết ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư tình cảm của nhân dân mà viết bài như thế đấy. làm các công ty, cơ sở sản xuất nước mắm thiệt hại nghiêm trọng.
Trả lờiXóaBộ TT&TT đã quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 50 cơ quan báo chí, trong đó báo Thanh Niên bị xử phạt với số tiền nhiều nhất là 200 triệu đồng. Động thái quyết liệt và mạnh mẽ này của Bộ TT&TT cũng là lời cảnh tỉnh cho những cơ quan báo chí, những nhà báo đang có ý định bẻ cong ngòi bút, lợi dụng báo chí, truyền thông vào những mục đích xấu, trục lợi.
XóaChưa khi nào vấn đề chấn chỉnh hoạt động của các cơ quan báo chí lại được dư luận quan tâm như lúc này. Không ít cơ quan báo chí hiện nay đang hoạt động theo kiểu câu like, giật gân, câu khách, chạy theo cơ chế thị trường, thị hiếu tầm thường mà quên mất chức năng tư tưởng, định hướng dư luận, đưa thông tin khách quan, trung thực.
Trả lờiXóaViệc Bộ 4T quyết định xử phạt hành chính cùng lúc 50 cơ quan báo chí xung quanh những sai phạm này có thể nói là chưa từng có trong tiền lệ. Tuy nhiên, đó lại là việc làm cần thiết và được dư luận xã hội rất đồng tình. Chưa khi nào báo chí, truyền thông ở Việt Nam lại hoạt động bát nháo như thế này. “Truyền thông bẩn”, “truyền thông bất lương” cũng là những thuật ngữ xuất hiện ngày một nhiều hơn trong thời gian qua. Cần phải dẹp loạn trong hoạt động truyền thông, cần phải chấn chỉnh lại các cơ quan báo chí, đảm bảo cho các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đưa thông tin một cách khách quan và trung thực. Với quyết định xử phạt mạnh tay này, Bộ 4T đã chính thức tuyên chiến với “truyền thông bẩn” ở Việt Nam hiện nay.
Trả lờiXóaĐây là minh chứng rõ ràng nhất cho vấn đề các cơ quan báo chí Việt Nam hiện nay đang hoạt động rât bát nháo, vô tổ chức vô kỷ luật và có xu hướng trục lợi, vi phạm pháp luật.
Trả lờiXóaQua sự việc trên cho thấy một số cơ quan báo chi, phóng viên đang có biểu hiện suy đồi đạo đức nghề nghiệp, chỉ biết chạy theo đồng tiền, dẫn tới việc gây ra rất nhiều thiệt hại cho người dân, mà trước hết trong sự việc là bà con làm nghề sản xuất nước mắm.
Theo tôi, cơ quan chức năng còn cần phải xử lý hình sự các đối tượng liên quan, chứ không thể đơn giản là xử lý hành chính được
Cần phải dẹp loạn trong hoạt động truyền thông, cần phải chấn chỉnh lại các cơ quan báo chí, đảm bảo cho các cơ quan báo chí hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, đưa thông tin một cách khách quan và trung thực. Với quyết định xử phạt mạnh tay này, Bộ 4T đã chính thức tuyên chiến với “truyền thông bẩn” ở Việt Nam hiện nay.
Trả lờiXóabáo chí giờ toàn là lũ giật tít câu like để mà làm ăn thị trường, những người làm việc chân chính nhiều khi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi những kẻ thừa nước đục thả câu như thế này gây ra, do đó cần chấn chỉnh nhiều hơn nữa.
Trả lờiXóaNgày nay hiện tượng " truyền thông bẩn" đang là nỗi nhức nhối cho độc giả cũng như các nhà quản lý. Báo chí có nhiệm vụ cung cấp những thông tin cấp thiết chính xác đúng sự thật cho người dân biết nhưng lại đi đăng mấy thông tin sai, bóp méo sự thật, không có căn cứ làm hoang mang dư luận.Phải xử lý nghiêm hành vi vi phạm này để răn đe cũng như làm gương cho người khác.
Trả lờiXóaCập nhật thông tin nhanh nhất nhưng không có nghĩa là không có kiểm duyệt kĩ càng và ngôn từ đúng đắn. Bởi khi đưa lên báo là cho nhiều người đọc, nếu ko chính xác sẽ gây mất danh dự hoặc mất uy tín của cá nhân hay tổ chức nào đó. Và dần từ chuyện nói đến hàm lượng Asen quá mức trong nước mắm chúng ta cũng cần cẩn thận khi tiếp cận luồng thông tin mới hiện nay của các trang báo
Trả lờiXóaKhông ai có thể phủ nhận tác dụng tích cực của việc chấn chỉnh hoạt động báo chí trong thời gian gần đây có nhiều sự việc gây tổn hại đến doanh nghiệp và người dân. Các lều báo, các nhà báo kền kền đang hoành hoành dã man, có người gọi chúng là lũ cướp ngày. Vì lũ lều báo này mà những nhà báo chân chính bị ảnh hưởng uy tín, những người biết xấu hổ lắc đầu bó tay. Phải nói là chỉ đạo quyết liệt, mạnh mẽ của ông Trương Minh Tuấn đã khiến các lều báo phải hạn chế bớt thói ngông nghênh, coi mình như bố thiên hạ. Chính Bộ trưởng Tuấn thẳng toẹt nói luôn cách truyền thông bất lương của báo chí trong vụ nước mắm asen. Cũng chính Bộ trưởng Tuấn xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là vi phạm thông tin sai sự thật, không phân biệt, không có vùng cấm. Chuyện này không phải ai cũng làm được vì nói thì dễ, nhưng đụng vô thực tế xem, nhất là nhiều thằng lều báo đeo mặt nạ hình ông bác, ông chú nhá!
Trả lờiXóaVấn đề nước mắm công nghiệp, nước mắm hóa chất, nước mắm giả hay các loại nước mám không an toàn khác cần phải được minh bạch để bảo vệ cho người tiêu dùng.
Trả lờiXóa