Ngày 20/10/2016, “Hội đồng Liên tôn
Việt Nam” đã ra một “Kháng thư” với nội dung kêu gọi “bác bỏ hoàn toàn dự thảo
Luật Tín ngưỡng, tôn giáo”. Trước việc Quốc hội đang thảo luận và có thể thông
qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo tại kỳ họp lần này thì rõ ràng việc làm trên của “Hội
đồng Liên tôn Việt Nam” được xem là một động thái nhằm tìm mọi cách ngăn cản
việc Quốc hội thông qua Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.
Dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đang
được Quốc hội thảo luận gồm 09 chương, 68 điều, quy định về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo;
quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng,
tôn giáo; áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực
hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Tại kỳ họp Quốc hội đang diễn ra,
đánh giá về dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật
Tín ngưỡng, tôn giáo so với lần trước đã có độ thông thoáng nhất định, khi mở
rộng quyền cho các tổ chức tôn giáo trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo; đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đối với cả người đang bị tạm giữ, tạm
giam, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chờ thi hành án tử
hình, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở
giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; quy định về việc thành lập
mới, chia tách sáp nhập cũng thông thoáng hơn… Ngoài ra, nhiều hoạt động tín
ngưỡng tôn giáo trước đây được quy định rất chặt chẽ khi phải đăng ký, cấp
phép, đề nghị chấp thuận thì nay chỉ cần được thông báo.
Bên cạnh đó, dự thảo Luật Tín
ngưỡng, tôn giáo đã có nhiều điều chỉnh tiến bộ về các thủ tục hành chính, đặc
biệt, quy định về điều kiện công nhận tổ chức tôn giáo trước đây là 23 năm, nay
đã giảm xuống chỉ còn 5 năm…..
Vậy nhưng, “Kháng thư” của “Hội
đồng Liên tôn Việt Nam” đã dùng những lời lẽ xuyên tạc, bôi đen như: “Luật này
đúc kết kinh nghiệm đối phó với các Giáo hội kể từ Pháp lệnh Tôn giáo năm 2004,
nâng cao mức độ cưỡng bức của chính sách đàn áp tôn giáo từ nhà cầm quyền, và
đáp ứng mưu đồ kiểm soát chặt hơn đối với các Giáo hội đang ngày càng tích cực
đòi hỏi các quyền tự do cho mình và cho dân”; “mọi văn kiện pháp lý của nhà cầm
quyền CSVN từ xưa tới nay về Tôn giáo, kể từ Sắc lệnh Tôn giáo năm 1955, Nghị
quyết 297 năm 1997, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 tới Luật Tín
ngưỡng Tôn giáo sắp ban hành, tất cả đều không ngoài mục đích dùng bạo lực hành
chánh - kết hợp với bạo lực vũ khí - để cướp đoạt mọi tài sản tinh thần (các
quyền tự do) và tài sản vật chất (đất đai, cơ sở) của các Giáo hội, để sách
nhiễu, bắt bớ, cầm tù, thậm chí thủ tiêu nhiều chức sắc và tín đồ can đảm…”.
Và kết thúc kháng thư, họ nói rằng “chúng
tôi hoàn toàn bác bỏ toàn văn và mọi điều khoản Luật Tín ngưỡng tôn giáo mà
đảng và nhà cầm quyền cộng sản sắp dùng công cụ Quốc hội để ban hành rồi áp đặt”.
Thực sự đọc những lời lẽ trên chỉ
toàn thấy sự thù hằn, bịa đặt xảo trá của cái gọi là “Hội đồng Liên tôn Việt
Nam”. Việc xây dựng và ban hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo là rất cần thiết
trong xây dựng một nhà nước pháp quyền. Mặt khác, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
chính là sự cụ thể hóa quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân đã được
Hiến pháp thừa nhận. Những điều luật được quy định trong Luật Tín ngưỡng, tôn
giáo cũng đã được Quốc hội lấy ý kiến đóng góp của các tầng lớp nhân dân, các
cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Bởi vậy, không thể có chuyện Đảng hay Nhà
nước nước này xây dựng nên Luật Tín ngưỡng, tôn giáo để tăng cường đàn áp, sách
nhiễu tôn giáo như những gì “Hội đồng Liên tôn” đang tuyên truyền.
Tôn giáo là một thực thể của xã
hội, do đó nó không thể nằm ngoài xã hội, nằm ngoài Nhà nước. Tôn giáo là một
thực thể của xã hội do đó nó sẽ phải chịu sự quản lý của Nhà nước, của xã hội.
Không thể có tự do tôn giáo một cách tuyệt đối. Bởi vậy, những gì mà “Hội đồng
Liên tôn” thể hiện trong “Kháng thư” rõ ràng là một sự xuyên tạc, bóp méo về
chính sách tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam.
Việt Nguyễn
có phải là có dự luật này đang thể hiện một trong những quyền của một trong những con người đang theo tôn giáo ấy thế mà lại bảo kháng thư thì có phải là đang tước bỏ đi những quyền lợi của mình không chứ , đây lại là một trong những điều mà họ tự coi mình là một trong những tôn giáo không quan trọng thôi sao ,hay là điều gì đó không đáng thế
Trả lờiXóatheo như những gì mà tôn giáo thế giới cũng như ở việt nam đưa ra các đạo luật về tôn giáo là một điều tốt và đã được thực hiện , qua đó nhằm đưa lên những điều tôn trọng tôn giáo đấy cùng với những điều tốt đẹp đấy thì nên làm việc như thế này mà ở đây chúng ta thấy nó là một điều cần thiết cho một sự phát triển tôn giáo theo một trật tự
Trả lờiXóaBằng thủ đoạn xuyên tạc, bôi đen một cách thô thiển bất chấp thực tế về những thành tựu to lớn của Việt Nam trong lĩnh vực tự do tín ngưỡng, tôn giáo “Hội đồng Liên tôn Việt Nam” cho rằng việc Quốc hội sắp thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo là động thái “nâng cao mức độ cưỡng bức của chính sách đàn áp tôn giáo từ nhà cầm quyền, và đáp ứng mưu đồ kiểm soát chặt hơn đối với các Giáo hội đang ngày càng tích cực đòi hỏi các quyền tự do cho mình và cho Dân”.
Trả lờiXóaThực tiễn cho thấy, tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới không thể đứng ngoài pháp luật của quốc gia đó.
Trả lờiXóadự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều điểm tiến bộ so với Pháp lệnh về tín ngưỡng, tôn giáo (2004), như: việc mở rộng phạm vi chủ thể về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đưa ra quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Trả lờiXóachủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đảm bảo các quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo, phát triển của các tôn giáo, tồn tại cùng dân tộc lâu dài trong quá trình phát triển của đất nước. Đây là một sự thật không ai có thể xuyên tạc và phủ nhận.
Trả lờiXóa“Hội đồng Liên tôn Việt Nam” không đại diện cho bất kỳ một tôn giáo chính thức nào đã được Nhà nước ta công nhận cũng như nó không được công nhận bởi các chức sắc lãnh đạo và các tổ chức tôn giáo đang hoạt động hiện nay.
Trả lờiXóaĐọc những lời lẽ của cái tự xưng là Hội đồng liên tôn này mới thấy bọn chúng láo lếu, xảo trá ra sao. Một bọn không chính danh, chỉ tự sướng với nhau mà bày đặt phản bác này nọ. Biết thì thưa thốt, không biết thì ngậm mồm vào các ông các bà ạ.
Xóa“Hội đồng Liên tôn Việt Nam” đưa ra “kháng thư” bác bỏ hoàn toàn Luật tín ngưỡng, tôn giáo không có mục đích nào khác là tiếp tục xuyên tạc, bôi đen tình hình tự do tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam
Trả lờiXóaXuyên tạc, bôi đen một cách thô thiển bất chấp thực tế về những thành tựu to lớn của Việt Nam trong lĩnh vực tự do tín ngưỡng, tôn giáo “Hội đồng Liên tôn Việt Nam” cho rằng việc Quốc hội sắp thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo là động thái “nâng cao mức độ cưỡng bức của chính sách đàn áp tôn giáo từ nhà cầm quyền, và đáp ứng mưu đồ kiểm soát chặt hơn đối với các Giáo hội
Trả lờiXóaCác tôn giáo thế giới cũng như ở việt nam đều đưa ra các giáo luật về tôn giáo là một điều tốt và đã được thực hiện , qua đó nhằm đưa lên những điều tôn trọng tôn giáo đấy cùng với những điều tốt đẹp đấy thì nên làm việc như thế này mà ở đây chúng ta thấy nó là một điều cần thiết cho một sự phát triển tôn giáo theo một trật tự
Trả lờiXóaDự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Quốc hội cho rằng, dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo so với lần trước đã có độ thông thoáng nhất định, khi mở rộng quyền cho các tổ chức tôn giáo trong hoạt động tín ngưỡng tôn giáo; đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo đối với cả người đang bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù
Trả lờiXóaKhi thông tin về dự thảo luật tín ngưỡng, tôn giáo sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua trong kỳ họp này thì hội đồng liên tôn – một tổ chức đội lốt tôn giáo, tập hợp những phần tử lợi dụng tôn giáo để gây bất ổn chính trị trong nước như Thích Không Tánh, Hứa Phi, Phan Văn Lợi… đã đưa ra bản “kháng thư bác bỏ luật tín ngưỡng, tôn giáo 2015”. Đây không phải là lần đầu tiên Hội đồng liên tôn ra bản kháng thư để phản đối nội dung của dự thảo luật tín ngưỡng, tôn giáo với những nhận định cực đoan, vu cáo đối với Nhà nước Việt Nam.
Trả lờiXóa