 |
Ảnh minh họa, nguồn Internet |
Nước mắm nhiễm Asen… Dường như tất cả các khúc mắc xung quanh vấn đề này đều
trở thành câu chuyện đầu môi của nhiều cánh nhà báo tiêu cực, cố tình bóp méo sự
thật trong mấy ngày qua. Báo chí là một cánh tay quyền lực của xã hội, bổ sung
những món ăn tinh thần từng ngày, từng giờ cho mọi người. Nhưng món ăn đấy, thời
gian qua cũng không hề “tươi ngon” như chúng ta vẫn tưởng.
Chắc hẳn chưa ai quên được câu chuyện phóng viên kênh truyền hình VTC làm
video clip cá chết trong 2 phút ở Vũng Áng. Video này đã tạo một làn sóng thông
tin tiêu cực, gây hoang mang trong dư luận cả nước. Hay câu chuyện ông Nguyễn
Như Phong bị thu hồi thẻ nhà báo, cách chức Tổng Biên tập vì những sai phạm có
hệ thống.
Và mấy ngày nay là câu chuyện nước mắm nhiễm thạch tín (asen) khiến năm hiệp
hội nước mắm truyền thống phải ký tên vào đơn “kêu cứu” lên Thủ tướng và bộ
liên quan đề nghị xử lý, ngăn ngừa những hành động gây thiệt hại đến ngành sản
xuất nước mắm truyền thống của Việt Nam.
Ngay sau khi Vinastas công bố về hàm lượng thạch tín trong nước mắm. Dù
thông tin chưa được kiểm chứng nhưng một số nhà báo đã ngay lập tức nhảy vào
khai thác và đưa tin một cách liên tục, gây hoang mang trong dư luận và nhiều
người sau này đã nói rằng, đó giống như một âm mưu thực hiện “chiến dịch truyền
thông gây sợ hãi” của báo chí.
Đầu tiên, về bản Quy chuẩn trên, bất cứ một phóng viên làm về mảng vệ sinh
an toàn thực phẩm nào cũng biết kiến thức cơ bản đó là asen vô cơ mới chính là
thạch tín độc hại, còn asen hữu cơ là chất tồn tại tự nhiên trong hải sản, vốn
dĩ có và không ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người. Không có chuyện phóng viên
không biết mà vô tình viết bài. Trong trường hợp như vậy, nhất định các phóng
viên báo chí phải nhận ra ngay uẩn khúc trong bản “Thông cáo báo chí” của
Vinastas.
Hơn thế nữa, cùng một sự kiện, một tờ báo đưa tin sai, sau đó hàng loạt
các cơ quan báo chí khác đưa tin y như nhau, giật tít y như nhau mà không có một
phản ứng ngược lại của bất cứ cơ quan báo chí nào khác.
Chúng ta có quyền nghi ngờ, đây là một chiến dịch truyền thông thiếu lành
mạnh của một bộ phận doanh nghiệp bắt tay với các nhà báo nhằm hạ uy tín nước mắm
truyền thống, nâng cao chất lượng của nước mắm công nghiệp.
Với những câu chuyện đó, tự hỏi “báo chí cách mạng” nay đã tiêu biến đi
đâu? Đạo đức nhà báo phải chăng đã chạy theo sức hút của đồng tiền? Nếu có sự câu kết ở đây để cố ý tạo thành một chiến dịch truyền thông lấy
người tiêu dùng làm con tốt nhằm làm lợi cho một nhóm doanh nghiệp và gây hại
cho nhóm khác thì nó lại trở thành vấn đề khác. Đây không chỉ là vấn đề lương tâm
mà còn là hành vi vi phạm pháp luật.
Báo chí luôn có chức năng cung cấp và định hướng thông tin. Với cách định
hướng này vô hình chung làm lệch lạc thông tin trong dư luận xã hội, gây hoang mang
và những phản ứng xã hội tiêu cực. Chúng ta không chỉ bảo vệ quyền tự do của
báo chí mà còn bảo vệ quyền tự do ngôn luận trên báo chí của mọi công dân.
Thiết nghĩ, các cơ quan Nhà nước có liên quan cần điều tra làm rõ sự câu kết
và âm mưu đằng sau sự việc này đồng thời xác định mức độ sai phạm và hậu của của
sai phạm để xử lý đúng pháp luật nhằm lấy lại sự trong sạch cho những nhà báo
có tâm, xử lý những kẻ bán rẻ lương tâm nhà báo. Trong đó có việc loại bỏ những
phần tử lạm dụng quyền tự do báo chí, bẻ cong ngòi bút để tiếp tay cho các
doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh hoặc các nhóm lợi ích trong xã hội.
Hồng Hà
Mấy ngày nay dân tình bức xúc chuyện cá tôm lại chuyện nước mắm, điịnh hủy diệt nền kinh tế biển Việt Nam chăng. Cần đình chỉ tạm thời Vinastas để kiểm điểm, kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật. Mà cũng phải xử lý anh nhà báo thanh niên một trận ra trò ấy chứ. Lấy lại công bằng cho các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống.
Trả lờiXóaMấy ngày nay dân tình bức xúc chuyện cá tôm lại chuyện nước mắm, điịnh hủy diệt nền kinh tế biển Việt Nam chăng. Cần đình chỉ tạm thời Vinastas để kiểm điểm, kiểm tra xử lý theo quy định của pháp luật. Mà cũng phải xử lý anh nhà báo thanh niên một trận ra trò ấy chứ. Lấy lại công bằng cho các doanh nghiệp sản xuất nước mắm truyền thống.
Trả lờiXóaNgay bây giờ cần thiết việc làm rõ sự câu kết và âm mưu đằng sau sự việc này đồng thời xác định mức độ sai phạm và hậu của của sai phạm để xử lý đúng pháp luật nhằm lấy lại sự trong sạch cho những nhà báo có tâm, xử lý những kẻ bán rẻ lương tâm nhà báo. Làm cho dư luận bức xúc, người dân hoang mang
Trả lờiXóacó biết là nếu như đăng những bài sai lệch như thế này sẽ làm cho những người dân thiệt hại bao nhiêu không và làm như thế có phải là đang muốn có những cái gọi là điều ngu ngốc không , có những con người cảm thấy mình không đủ những điều cần thiết khi làm nhà báo không chứ
Trả lờiXóaYêu cầu về đạo đức đối với nhà báo là phải xây dựng và giữ môi trường báo chí trong sạch, cung cấp những sản phẩm báo chí lành mạnh, không bị “ô nhiễm”, là thứ “thực phẩm sạch” cho công chúng. Vì, mục tiêu cao cả của báo chí là thực hiện quyền thông tin và quyền được thông tin của người dân, phục vụ lợi ích của đất nước mình. Với vụ việc nước mắm vừa rồi là hồi chuông cảnh tỉnh sâu sắc cho những cây bút đua nhau theo lợi nhuận, bất chấp giá trị lương trị
Trả lờiXóaTrong thực tế hoạt động báo chí có không ít trường hợp, vì lý do chính trị hay kinh tế, hoặc có thể do vô tình, nhà báo cung cấp lên báo những thông tin sai sự thật, đưa tin một chiều, diễn giải sự việc một cách sai lệch, làm cho độc giả không hiểu rõ bản chất sự việc nên đưa ra những nhận định sai lầm, gây hậu quả tai hại. Cũng có những nhà báo khi viết tin, bài, chỉ chọn và trích dẫn một ý trong câu nói của người được phỏng vấn, hay nói cách khác là cung cấp “một nửa sự thật”. Đây được coi là sự bóp méo và xuyên tạc sự thật có chủ ý.
Trả lờiXóaThời gian qua, tôi thấy báo chí đôi lúc bị nhắc nhở về tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, sa đà vào những thông tin giật gân, câu khách. Chuyện này đã được cơ quản chỉ đạo và quản lý báo chí chấn chỉnh. Ngoài ra, trong thời buổi phương tiện thông tin điện tử phát triển, nhà báo tham gia truyền thông trên mạng, lập tài khoản facebook riêng để trao đổi thông tin cá nhân. Tại đó họ viết bất kỳ điều gì, có thể cung cấp những thông tin, quan điểm đôi khi trái ngược với chính sách thông tin của cơ quan báo chí mà họ là thành viên. Liệu có thể chấp nhận được thái độ “hai mặt” đó nhân danh quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận? Đây là vấn đề đạo đức căn bản của người làm báo. Vấn dề mà các nhà bút chiến cần xem xét.thân!
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaTrước những khó khăn bộn bề của cuộc sống thường nhật, nhất là sự tác động của mặt trái kinh tế thị trường và sự chống phá quyết liệt bằng chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, trong đó có âm mưu “phi chính trị hóa” quân đội, một số ít nhà báo có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thiếu bản lĩnh trước cám dỗ của lợi ích vật chất, giảm sút ý chí tu dưỡng, rèn luyện dẫn đến vi phạm đạo đức nghề nghiệp của người làm báo cách mạng, vi phạm Luật Báo chí, vụ nước mắt nhiễm asen là minh chứng quá rõ cho vẫn đề này, chắc chắn đã có chuộc lợi cá nhân, vì đây là thông tin ảnh hưởng đến nhiều người không dễ để đọc một cách qua loa như vậy.
Bác Hồ đã từng nói “Đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”2, và đạo đức nghè báo cũng vậy, trước sức cám dỗ mạnh mẽ của đồng tiền, những đồng tiền lớn từ thương trương khốc liệt, nếu không tu dương, tâm niệm với lương tâm trước khi hạ ngòi bút phán xét thì vô hình chung làm ố bẩn hình ảnh nghề báo được tạo dựng bấy lâu
Trả lờiXóaĐạo đức đối với nhà báo là rất cần thiết và phải xây dựng và giữ môi trường báo chí trong sạch, cung cấp những sản phẩm báo chí lành mạnh, không bị “ô nhiễm”, là thứ “thực phẩm sạch” cho công chúng. Vì, mục tiêu cao cả của báo chí là thực hiện quyền thông tin và quyền được thông tin của người dân, phục vụ lợi ích của đất nước mình.
Trả lờiXóaTrong thời buổi phương tiện thông tin điện tử phát triển, nhà báo tham gia truyền thông trên mạng, lập tài khoản facebook riêng để trao đổi thông tin cá nhân. Tại đó họ viết bất kỳ điều gì, có thể cung cấp những thông tin, quan điểm đôi khi trái ngược với chính sách thông tin của cơ quan báo chí mà họ là thành viên.
Trả lờiXóaBộ Y tế đã chính thức khẳng định: thông tin nước mắm nhiễm arsen (thạch tín) là không chính xác. Thông tin này lập tức xóa tan mọi nỗi lo sợ của người tiêu dùng, đồng thời như một cái tát mạnh vào phát ngôn của đại diện Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Vinastas). Và hơn hết, nó đã góp phần lấy lại niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đối với các sản phẩm nước mắm
Trả lờiXóaKhông chỉ vụ nước mắm nhiễm asen này mà còn nhiều vụ việc khác cho thấy đạo đức nhà báo ngày càng xuống cấp. Làm báo nhưng lại chỉ chạy đua theo số lượng bỏ quên chất lượng, không gắn với trách nhiệm của mình vào trong đó. Từ báo lớn cho tới báo nhỏ, thấy đâu đâu cũng có sai phạm.
Trả lờiXóaDư luận đang vô cùng bức xúc trước sự việc “nước mắm nhiễm Asen”. Dù các cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục quá trình điều tra làm rõ bản chất của vụ việc nhưng có một sự thật không thể phủ nhận đó là nhiều cơ quan báo chí đã bẻ cong ngòi bút, bỏ qua đạo đức báo chí để rồi hướng lái dư luận theo một hướng hoàn toàn sai khác.
Trả lờiXóaKhông trăn trở sao được khi tờ báo ông một thời gắn bó, xây dựng nay là tờ báo được gắn với các cụm từ như truyền thông bẩn, truyền thông bất lương. Một tờ báo mà vì những đồng tiền đã cố tình bỏ qua tôn chỉ, mục đích của mình, cố tình quên đi thiên chức cao cả của báo chí.
Trả lờiXóaNhững hiện tượng phổ biến trong giới báo chí hiện nay là gì? Đó là chuyện bỏ qua đạo đức nghề báo để rồi chạy theo xu hướng giật gân, câu khách rẻ tiền. Đó là chuyện cơ quan báo chí sẵn sàng làm giả thông tin, tài liệu để đánh lừa bạn đọc miễn là câu chuyện ấy có tính câu view, thu hút nhiều người đọc.
Trả lờiXóaMục đích thì đã rõ, thông qua báo chí định hướng nhận thức và hành động của người tiêu dùng, từ đó tiêu diệt nước mắm truyền thống, dẫn dắt người dùng chuyển sang dùng nước mắm công nghiệp.
Trả lờiXóaBáo chí luôn được ví là quyền lực thứ tư trong xã hội, là binh chủng thứ tư. Chính vì vậy, sự sa ngã của phóng viên báo chí, sự suy đồi của đạo đức báo chí thực sự là vấn đề hệ trọng.
Trả lờiXóaTốt nhất là không nên quan tâm đến báo chí, chúng ta chỉ đọc những thông tin chính thống từ các báo uy tín. Còn lại thì đừng tin, nhất là các tin tức về nước mắm công nghiệp thì sẽ đạt hiểu quả hơn rất nhiều.
Trả lờiXóa