 |
Ảnh minh họa |
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có lẽ Trần Thủ Độ là nhân vật gây nhiều
tranh cãi. Với một số người, Trần Thủ Độ không xứng đáng để được tôn vinh bởi cách
hành xử của ông với gia tộc nhà Lý hay cách ông ép hôn Trần Thái Tông (tức Trần
Cảnh) với vợ của anh trai là Trần Liễu. Tuy nhiên, với không ít người thì Trần
Thủ Độ lại xứng đáng được ngợi ca về tài trị quốc, đánh giặc, xây dựng vương
triều nhà Trần hùng mạnh.
Với tài trị quốc, đánh giặc của mình, thời điểm Trần Thủ Độ nắm quyền, vương triều nhà Trần từng bước được xây dựng vững
chắc. Bên trong, ông đánh dẹp các sứ quân là Nguyễn Nộn, Đoàn Thượng để giúp
thống nhất sức mạnh trong lòng Đại Việt. Bên ngoài, Trần Thủ Độ là người giương
cao ngọn cờ kháng Nguyên lần thứ nhất trong lúc vó ngựa Mông Cổ đang càn quét
khắp Á - Âu và trở thành nỗi khiếp sợ đối với châu Á. Nhờ đó, vương triều nhà
Trần dần dần lớn mạnh.
Tuy có những lúc
quyền hành lấn át vua nhưng chưa bao giờ Trần Thủ Độ có dã tâm để làm chuyện
đại nghịch. Ông một lòng phò tá nhà vua, giữ vững bờ cõi. Khi là người đứng
dưới một người, trên muôn người ở triều Trần, phụ trách việc cất nhắc quan lại
nhưng Trần Thủ Độ cũng chưa bao giờ vì tình riêng mà cất nhắc những người thuộc
họ hàng, dòng tộc vào những vị trí mà họ không xứng.
Sách Đại Việt sử ký
toàn thư chép rằng: "Thái Tông có lần muốn cho người anh của Thủ Độ là An Quốc
làm tể tướng. Thủ Độ tâu: “An Quốc là anh thần, nếu cho là giỏi hơn thần, thị
thần xin trí sĩ, nếu cho thần giỏi hơn An Quốc thì không thể cử An Quốc. Nếu
anh em đều làm tể tướng thì việc triều đình sẽ ra làm sao?”. Vua bèn
thôi".
Lịch sử cũng ghi
nhận, dù nắm giữ vị trí cao trong triều, nhưng Trần Thủ Độ dùng người rất
nghiêm, ông không chịu để mang tiếng dùng anh em thân thích cùng làm quan to,
không để người thân tác động trong cách dùng người của mình. Và một bằng chứng
rõ ràng hơn cả trong cách dùng người của Trần Thủ Độ chính là ông tạo điều kiện
để cho Trần Quốc Tuấn (con trai của Trần Liễu, người đã bị Trần Thủ Độ ép bỏ vợ
là Thuận Thiên công chúa để... nhường cho Trần Thái Tông) được giữ binh quyền,
thể hiện tài năng mà không hề sợ nguy cơ sau này.
Thử hỏi, nếu Trần
Thủ Độ là người ích kỷ hẹp hòi chỉ biết dùng người thân tạo vây cánh thì e rằng
Đại Việt khó có Trần Hưng Đạo và 2 cuộc kháng Nguyên - Mông rực rỡ sau này.
Gần đây, thông tin
việc hàng loạt người thân của ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Giang giữ
nhiều vị trí lãnh đạo các cơ quan ở địa phương được lan truyền trên mạng xã hội,
gây nhiều ý kiến trái chiều. Theo phản ánh của báo chí, lãnh đạo tại một số sở, ban ngành và
địa phương ở Hà Giang có quan hệ gia đình với Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Triệu Tài
Vinh. Đó là, PGĐ Sở NN&PTNT Đặng Thị Hà (là vợ của Bí thư Tỉnh ủy); Bí thư
huyện ủy Quang Bình Triệu Tài Phong (em ruột ông Vinh); Phó Chủ tịch UBND huyện
Hoàng Su Phì Triệu Tài An (em ruột ông Vinh); PGĐ Viễn thông Hà Giang Triệu Tài
Tân (em ruột ông Vinh); PGĐ Sở Kế hoạch - Đầu tư Triệu Thị Giang (em ruột ông
Vinh). Ngoài ra, ông Mạc Văn Cường - Phó trưởng Công an TP Hà Giang là em rể của
ông Vinh.
Thông tin trên cũng đã được Bí thư Tỉnh
ủy Hà Giang Triệu Tài Vinh xác nhận (chỉ có hai trường hợp là ông Triệu Là Pham
- Phó Ban nội chính Tỉnh ủy; bà Triệu Thị Tình - quyền GĐ Sở VH-TT-DL, ông Vinh
khẳng định là không có quan hệ ruột thịt trong nhà).
Chưa biết được tài năng của những người
là anh em, họ hàng với ông Triệu Tài Vinh như thế nào, nhưng rõ ràng việc có
nhiều người trong gia đình Bí thư Tỉnh ủy cùng làm lãnh đạo khiến không ít người
phải đặt câu hỏi nghi vấn, dù rằng tỉnh Hà Giang khẳng định họ đều được bổ nhiệm
“đúng quy trình”.
Nói đến đây tôi lại nhớ tới thông điệp
về công tác cán bộ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7, phiên họp đầu tiên của Chính phủ
nhiệm kỳ mới. Tại phiên họp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lưu ý 9 vấn đề
cần đặc biệt quan tâm. Trong đó, có câu chuyện về công tác cán bộ. Thủ tướng nói:
“Tôi báo cáo trước Quốc hội phải đổi mới công tác cán bộ, tôi đề nghị các
đồng chí phải lưu ý điều này, việc này cần phải chấn chỉnh ở tất cả các khâu,
tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, chúng ta thi tuyển để tìm người tài, chứ
không phải để tìm người nhà. Đừng để nhiệm kỳ này tai tiếng về cán bộ”.
Thông điệp của Thủ tướng ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ rất mạnh mẽ của
người dân, bởi đây chính là vấn đề đang được dư luận rất quan tâm.
Từ câu chuyện không cất nhắc anh trai, không trù dập người tài của Trần
Thủ Độ, cho tới câu chuyện loạt lãnh đạo mang họ Bí thư Tỉnh ủy ở Hà Giang và
thông điệp về công tác cán bộ của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rõ ràng đang đặt
ra cho chúng ta nhiều câu chuyện phải suy nghĩ. Chọn người tài hay chọn người
nhà chưa bao giờ nhận được ít sự quan tâm, nhưng có một thực tế để chúng ta
thấy là, một đất nước muốn phát triển, muốn đi lên thì chỉ có thể chọn người
tài chứ không thể chọn người nhà.
Việt
Nguyễn
giờ đây nhiều cán bộ các tỉnh cứ có quyền hành trong tay là bổ nhiệm người nhà vào, nhưng điều này cũng có nơi có lúc chứ không phải tất cả, chắc chắn với quyết tâm của thủ tướng thì chúng ta có quyền hi vọng.
Trả lờiXóacất nhắc cán bộ giỏi không chỉ có lợi cho công việc mà quan trọng đó là cách để điều hành đất nước ổn định, phát triển hơn, hơn nữa với cách quản lý cán bộ như hiện nay thì đang còn nhiều vấn đề mà thủ tướng phải giải quyết nữa.
Trả lờiXóaChọn người tài hay chọn người nhà chưa bao giờ nhận được ít sự quan tâm, nhưng có một thực tế để chúng ta thấy là, một đất nước muốn phát triển, muốn đi lên thì chỉ có thể chọn người tài chứ không thể chọn người nhà.
Trả lờiXóaĐây là người ta nói ăn xem nồi ngồi xem hướng, đời nào một gia đình mà cả họ làm quan, tâm lý ở đâu cũng vậy thôi, phải thời đại vua chúa đâu, phải cào bằng hết, ai chẳng muốn có chút quyền lợi, tham quá tham quá, kể cá có năng lực cũng không nên
Trả lờiXóaThằng này cũng ngu, làm như thế người ta không chửi cho mới lạ, người ta có thể chấp nhận cả nhà làm giáo sư nhưng chẳng ai chấp nhận cả nhà làm quan lớn, bởi vi sao, nó liên quan đến lợi ích, ai cũng hiểu làm quan có lợi nên mới tranh nhau làm quan
Trả lờiXóaThực ra thì đây cũng tư tưởng người mình thôi, chủ yếu người châu á, ở các nước khác có năng lực làm tuốt, nhưng để chứng minh năng lực trong trưởng hợp này quá khó, bởi nếu tỉnh này có những bước phát triển vượt bậc thì không ai nói gì, nhưng bình bình thì có chuyện đây
Trả lờiXóaNói thì nói người ta vậy thôi, trâu buộc gét trâu ăn, giờ đến lượt thằng nào lên rồi nó cũng xin cho con cái cháu chắt vào làm chỗ nào đó, thế mới có câu nói một người làm quan cả họ được nhờ, người Việt Nam là vậy rồi chứ đừng nói mỗi ai
Trả lờiXóaCổ nhân có kinh nghiệm để lại rồi, người ta đúc rút rồi không lo chịu học, giờ người trong nhà có tốt người ta cũng không thể chấp nhận đâu, haiza, đây cũng là bài học cho những người sau, có ưu tiên con cháu thì cũng phải nhìn trước nhìn sau
Trả lờiXóaNgười tài cần được trọng dụng, bất kể đó là người nhà hay không phải người nhà, nhưng cũng không phải cứ cất nhắc người nhà là cho rằng nó là sai, là thiên vị, nếu như người được cất nhắc có năng lực thực sự thì cũng không có gì đáng nói cả.
Trả lờiXóaChúng ta nên chọn người tài hay chọn người nhà chưa bao giờ nhận được ít sự quan tâm, nhưng có một thực tế để chúng ta thấy là, một đất nước muốn phát triển, muốn đi lên thì chỉ có thể chọn người tài chứ không thể chọn người nhà.
Trả lờiXóa