Sáng nay
(11/8), Liên ngành Tư pháp Trung ương đã tổ chức buổi công bố quyết định đình
chỉ điều tra bị can và công khai xin lỗi cụ Trần Văn Thêm (78 tuổi, thôn Đức
Lân, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh) - người đã 2 lần bị kết
án tử, tại Trung tâm văn hóa huyện Yên Phong, thị trấn Chờ, huyện Yên Phong,
tỉnh Bắc Ninh.
Tại buổi công bố quyết định, ông
Trần Văn Tuân, Phó chánh án TAND cấp cao tại Hà Nội đã đọc lời xin lỗi công
khai đối với ông Trần Văn Thêm. Ông Tuân nói: “TAND cấp cao tại Hà Nội, VKSND
cấp cao tại Hà Nội, cơ quan CSĐT Bộ công an, chúng tôi công khai xin lỗi ông
Trần Văn Thêm và gia đình theo quy định. Chúng tôi xin chân thành xin lỗi ông
và rút kinh nghiệm…, ngay sau ngày hôm nay, sẽ khẩn trương thực hiện Luật bồi
thường, công khai xin lỗi trên các phương tiện thông tin đại chúng và bồi
thường theo quy định”. Ông Tuân cũng khẳng định, đây là lỗi của các cơ quan tố
tụng trực tiếp điều tra, xét xử sơ thẩm, phúc thẩm từ năm 1970.
Trước đó,
Thiếu tướng Vũ Quang Hưng, Phó Thủ trưởng cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an
đã đọc kết luận điều tra. Bản kết luận điều tra nêu rõ, năm 1970, cụ Trần Văn
Thêm khi đó 34 tuổi cùng người em họ tên Nguyên Khắc Văn ghé vào ngủ ở lều cắt
tóc. Nửa đêm, hung thủ xông vào dùng búa bổ củi đánh ông Văn tử vong. Cụ Thêm
sau đó bị kết tội là hung thủ giết người.
Năm 1973, các cơ quan tố tụng tỉnh
Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ) đưa ra xét xử và kết tội cụ Thêm
mức án tử hình. Không đồng ý với bản án, cụ Thêm kêu oan. Đến năm 1974, Tòa án
nhân dân tối cao xét xử phúc thẩm kết tội y án sơ thẩm mức án tử hình.
Năm 1975, sau khi đối tượng Phan
Thanh Nhàn khai giết hại nạn nhân Nguyễn Khắc Văn, Ủy ban thẩm phán Tòa án tối
cao đã mở phiên toà theo thủ tục giám đốc thẩm tuyên hủy toàn bộ 2 bản án phúc
thẩm, sơ thẩm và giao hồ sơ để cơ quan công an điều tra, xử lý lại theo quy
định của pháp luật.
Trên cơ sở quyết định của giám đốc
thẩm, cơ quan công an đã tạm tha cho ông Trần Văn Thêm, với giải thích là do có
vết thương trên đầu nên Bộ công an cấp cho một giấy miễn lao động nặng. Tuy
nhiên, kể từ đó đến nay, việc điều tra lại vẫn chưa được thực hiện, về mặt pháp
lý vẫn chưa có quyết định đình chỉ hoặc tiếp tục truy tố đối với ông Trần Văn
Thêm. Gần nửa thế kỷ qua, cụ Thêm sống với nỗi oan sai khổ nhục, là tù nhân
giết em để cướp của.
Đến năm 2015, Tòa án nhân dân tối
cao đã sao chụp và nhận được các tài liệu liên quan, do cụ Thêm và Luật sư trợ
giúp cho cụ cung cấp. Từ đó các cơ quan tố tụng Trung ương tiến hành xem xét để
có quyết định cuối cùng cho ông Trần Văn Thêm trong thời gian sớm nhất.
Thiếu tướng Vũ Quốc Hưng khẳng định,
đây là một văn bản pháp lý quan trọng để xác định ông Thêm không phạm tội giết
người, cướp tài sản trong vụ án mà ông đã bị kết án tử cách đây 43 năm.
Tại buổi công bố quyết định, ông
Trần Văn Thêm nói: “Tôi bị bắt giam và tuyên án tử hình năm 1974 là bị oan,
được các cơ quan xác nhận là vô tội. Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Nhà nước, lãnh đạo
Bộ Công an, VKSND tối cao. Tôi biết ơn ông Hòa, ông Lợi đã không quản ngại khó
khăn tìm hiểu bản án, nhân chứng, kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền giải
quyết oan sai cho tôi mới có được ngày hôm nay. Xin bà con làng xã quê hương,
con cháu của ông Nguyễn Khắc Văn chia sẻ thông cảm với nỗi oan ức của tôi trong
46 năm qua để từ nay về sau các cháu, con, anh em tại 2 gia đình gắn kết tình
cảm như trước đây”.
Có thể nói, để một vụ án oan kéo dài
gần nửa thế kỷ nhưng không một lời minh oan, không một lời xin lỗi từ những
người có trách nhiệm đó là lỗi rất lớn của các cơ quan tư pháp, của những người
có liên quan. Có nỗi đau nào lớn hơn khi gần một nửa thế kỷ ông Trần Văn Thêm
đã phải sống trong một nỗi oan ức, sống trong tiếng xấu giết hại em để cướp
của?
Bởi vậy, việc Liên ngành Tư
pháp Trung ương tổ chức buổi công bố quyết định đình chỉ điều tra bị can và
công khai xin lỗi cụ Trần Văn Thêm rõ ràng là việc làm đáng được hoan nghênh dù
đáng lẽ nó phải được thực hiện từ trước đó rất lâu. Thấy sai phải sửa, có lỗi
phải công khai xin lỗi, làm oan sai cho người vô tội phải nhận trách nhiệm và
bồi thường thiệt hại đó là lẽ thường tình. Thiết nghĩ, những người có liên quan
tới vụ án của ông Trần Văn Thêm trước đây cần phải được xử lý nghiêm minh trước
pháp luật, không thể cứ để oan sai rồi Nhà nước lại bỏ tiền ra để bồi thường.
Những người tổ chức công bố quyết
định đình chỉ điều tra bị can và công khai xin lỗi cụ Trần Văn Thêm ngày hôm
nay rõ ràng họ không có lỗi về vụ án này nhưng họ đã nhìn thấy những cái sai
của những người đi trước để nhận lỗi đó cũng là một điều đáng được hoan nghênh.
Một lời xin lỗi muộn màng nhưng cũng
đáng được ghi nhận. Một nền tư pháp trong sạch và liêm chính là điều mà những
người có trách nhiệm, các cơ quan tư pháp cần phải hướng tới để không còn những
vụ oan sai như thế này.
Nam
Phong
Một hành động muộn màng nhưng cũng đáng để ghi nhận. Mong rằng ngành tư pháp sẽ có những biện pháp để không còn để sảy ra những vụ án oan sai như thế này sảy ra nữa.
Trả lờiXóanhìn chung là đãlàm thì có có sai phạm nhưng quan trọng là xin lỗi như thế nào, việt nam là hay có kiểu đánh chuông rồi để đó, hậu quả thì vẫn nhận nhưng sửa thì đếch làm đc gì cho họ cả, thế ai còn tin tưởng.
Trả lờiXóa46 năm sau biến cố, ông Thêm mới được trả lại sự trong sạch cho bản thân. Bản thân ông từ trước khi xảy ra biến cố, vẫn là một người đàn ông lương thiện, sống tốt, có trên có dưới với xóm làng, ai cũng quý mến.Và ông đã kiên nhẫn chờ đợi cho đến năm… 80 tuổi.Thương ông.
Trả lờiXóaThiết nghĩ toà án tối cao nên khẩn trương rà soát, đánh giá việc tuyển dụng, sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường, củng cố nâng cao chất lượng, năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức TAND đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Trả lờiXóaBên cơ quan điều tra bộ công an cũng nên xem xét lại quá trình điều tra vụ án của mình.
CHUYỆN GÌ CÓ THỂ XẢY RA VỚI NÔNG ĐỨC MẠNH?
Trả lờiXóaTrong suốt hơn tuần qua, nhiều cán bộ và đảng viên cộng sản tìm đọc Đơn Tố Cáo của con gái Nông Đức Mạnh đối với bà Đỗ Thị Huyền Tâm, là vợ sau này của ông Mạnh. Trên trang DLB, số người vào đọc bài này lên cao, đứng trong top 10 những bài đọc nhiều nhất trong ngày và trong tuần. Điều này ít xảy ra cho một bài đăng cũ hơn 1 năm.
Trong đơn này bà Nông Thị Bích Liên, con gái ruột của Nông Đức Mạnh đã tố cáo mẹ ghẻ là ĐBQH Đỗ Thị Huyền Tâm, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập doàn Minh Tâm về những dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức đảng viên.
Đầu năm ngoái, cựu TBT Nông Đức Mạnh, người có xác xuất rất cao là con rơi của Hồ Chí Minh cũng đã xuất hiện trong một "cung điện" rất hoành tráng của ông ta. Liệu cái cung điện này làm xốn mắt của Nguyễn Phú Trọng và tổng Lú đang nghĩ tới việc điều tra và xử lý tổng Nông?
*
Đơn Tố Cáo của Nông Thị Bích Liên:
Tôi tên là Nông Thị Bích Liên con gái ruột của ông Nông Đức Mạnh – nguyên Tổng Bí thư Ban chấp hành TW Đảng Cộng sản Việt Nam. Địa chỉ số 70 Kim Mã Thượng phường Cống Vị, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.
Ngày 09/02/2012, tôi đã viết đơn lần 1 tố cáo với tổ chức và Ông /Bà có trách nhiệm về những vi phạm của cá nhân bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập doàn Minh Tâm về những dấu hiệu vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức đảng viên.
Đã hơn hai tháng, cá nhân tôi chưa nhận được trả lời của cơ quan/tổ chức nào về những tố cáo, phản ảnh của tôi. Nay, tôi tiếp tục viết đơn tố cáo lần 2 phản ánh với tổ chức Đảng và ông/bà có trách nhiệm về những vi phạm của bà Đỗ Thị Huyền Tâm – đại biểu Quốc hội, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Tâm. Cụ thể như sau:
1. Bà Tâm là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội nhưng đã cấu kết với chồng là ông Phạm Tuấn Linh lừa dối gia đình tôi, lợi dụng tình cảm của bố tôi để vụ lợi:
- Lợi dụng uy tín của bố tôi để tìm mọi cách đáo hạn các khoản nợ, giãn nợ khoảng 900 tỷ đồng của Công ty Minh Tâm mà bà Tâm là Chủ tịch HĐQT.
- Âm mưu chiếm đoạt và phá vỡ mọi thành quả, nền tảng đạo đức cá nhân và gia đình tôi và xã hội, phá vỡ hình ảnh của Đảng Cộng sản Việt Nam sau 82 năm xây dựng, gìn giữ và phát triển.
Cuối năm 2010, ngay khi Mẹ tôi lâm bệnh nặng, bà Tâm tìm cách tiếp cận bố tôi, dùng các thủ đoạn lấy lòng những người xung quanh Bố tôi và đặc biệt là lái xe riêng của Bố tôi là ông Vũ Văn Sáng (công tác tại Phòng xe, Văn phòng TW Đảng), thông qua lái xe để nắm các thông tin về gia đình tôi. Từ đó, bà Tâm tạo được vỏ bọc cảm thông chia sẻ với Bố tôi, giả tạo tình cảm để lừa gạt và lợi dụng uy tín của Bố tôi.
Tại thời điểm đầu năm 2011, bà Tâm đã có chồng nhưng đã đặt vấn đề tìm hiểu Bố tôi để tiến đến hôn nhân. Chồng bà Tâm là ông Phạm Tuấn Linh – Đại tá, Phó Phòng Kế hoạch, Cục Quân nhu – Tổng cục Hậu cần, Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, cho đến ngày 30/6/2011 bà Tâm mới ly dị chồng.
Cũng tại thời điểm này, công ty của bà Tâm đang phải gánh khoản nợ hơn 900 tỷ đồng tại các ngân hàng và nhiều khoản nợ cá nhân khác. Bà Tâm đã sử dụng mối quan hệ với Bố tôi để tạo ra sự nể nang của một số ngân hàng khi đến hạn phải xiết nợ.
Ngày 30/6/2011, Tòa xử ly hôn giữa bà Tâm và ông Linh nhưng ngay sau đó ông Linh vẫn nói với một số người là "Gia đình vẫn hạnh phúc, không có chuyện ly hôn." Việc này lẽ ra ông Linh phải báo cáo tổ chức, không những thế lại còn thiếu trung thực trả lời với những người xung quanh.
Bà Tâm cũng đã che dấu việc đã ly hôn với các cơ quan quản lý của Quốc hội.
Và các cơ quan chức năng, vi phạm đạo đức đảng viên về minh bạch thông tin cá nhân: che dấu dư luận và cộng đồng dân cư tại nơi cư trú thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình, huyện Từ Liêm nhằm mục đích tạo hình ảnh đẹp đẽ để hiệp thương và ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 13.
Thực tế, bà Tâm và ông Linh cư trú tại thôn Nhân Mỹ, xã Mỹ Đình khoảng 10 năm nay. Tại xã Mỹ Đình, tổ dân phố thôn Nhân Mỹ đã tiến hành việc lấy ý kiến nhận xét để hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội và ý kiến nhận làm thủ tục Đảng viên chính thức cho bà Tâm trong năm 2011. Tuy nhiên, bà Tâm lại thực hiện ly hôn tại nơi đăng ký hộ khẩu (số 147 Mai Hắc Đế, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội) chứ không phải tại nơi cư trú để tránh sự quản lý của Chính quyền và tổ chức Đảng nơi thường trú.
XóaViệc tiến hành thủ tục ly hôn của bà Tâm và ông Linh có nhiều điểm mờ ám (thụ lý xong chỉ có 8 ngày…) việc này đề nghị cần phải được làm rõ:
Ngày 21/6/2011, bà Tâm gửi đơn ra Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, tp Hà Nội xin ly hôn. Ngay ngày hôm sau 22/6/2011 Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng có thông báo thụ lý việc ly hôn với ông Linh và cũng trong ngày đó, bà Tâm và ông Linh đã ký vào biên bản thuận tình ly hôn.
Ngày 30/6/2011, Tòa án đã xử ly hôn cho hai người. Đối chiếu với các quy định về pháp luật về giải quyết ly hôn tại Tòa án, tôi nhận thấy có nhiều sai phạm về tố tụng cần được làm rõ, cụ thể là:
a) Theo Luật Cư trú việc ly hôn của ông Linh và bà Tâm lẽ ra phải được thực hiện tại Tòa án Nhân Dân huyện Từ Liêm chứ không phải thực hiên tại quận Hai Bà Trưng.
b) Trong hồ sơ ly hôn không lưu bản chính Đăng ký kết hôn của bà Tâm và ông Linh mà chỉ có bản sao công chứng được thực hiện ngay trong ngày 21/6/2011. Vì lý do gì các đương sự lại không nộp bản chính đăng ký kết hôn? Vậy có phải sau khi đạt được mục đích lợi dụng uy tín cá nhân của Bố tôi để đảo nợ và tẩu tán tài sản thì ông Linh và bà Tâm quay lại với nhau?
c) Tại thời điểm ly hôn, ngôi nhà số 147 Mai Hắc Đế và số 2, Nhân Mỹ, Mỹ Đình là tài sản chung của ông Linh và bà Tâm nhưng đã thế chấp tại ngân hàng để vay nợ cho Công ty bà Tâm. Vậy trong bản tự khai của ông Linh khi ly hôn có nêu rằng không liên quan đến tài chính và nợ của công ty Minh Tâm thì có đúng không?
II . Qua các tài liệu cho thấy tổng nợ vay của công ty Minh Tâm tại các ngân hàng khoảng 800 tỷ đồng, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn.
Ông Đỗ Ngọc Minh anh trai ruột của bà Tâm vay gần 400 tỷ đồng và bà Tâm vay hơn 400 tỷ đồng tại các ngân hàng: NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Cầu Giấy, NH Nông nghiệp và PTNT chi nhánh Hà Tây, NH TMCP Công Thương chi nhánh Hưng Yên, NH TM Quốc Tế (VIP) chi nhánh Hà Đông, Ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex chi nhánh Hà Nội, Vietcombank chi nhánh Long An. Việc thực hiện các khoản vay của Công ty Minh Tâm có dấu hiệu vi phạm pháp luật:
- Tại sao cùng một thời điểm, công ty đã dùng cùng một tài sản để thế chấp vay nợ tại nhiều ngân hàng?
- Hàng tồn kho, nguyên vật liệu thế chấp vay nợ không thực sự có trong kho.
- Đánh giá giá trị tài sản thế chấp vượt quá giá trị thực để được vay số tiền lớn hơn giá trị thực tế của tài sản thế chấp.
- Hiện nay, trước sức ép phải trả các khoản nợ gốc và lãi lớn của ngân hàng và đặc biệt là nhiều khoản vay bằng sổ đỏ của nhiều cá nhân khác, bà Tâm đang bằng mọi thủ đoạn để tiếp tục được bao che dưới vỏ bọc là vợ của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh để không ai dám trực tiếp đến tận nhà đòi nợ được.
Ngày 08/9/2011, chưa đến ngày giỗ đầu mẹ tôi, bà Tâm đã xúi giục bố tôi làm đăng ký kết hôn tại xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Đăng ký kết hôn này sai pháp luật nên đã bị hủy (văn bản số 119/UBND – VP Huyện Na Rì). Bà Tâm đã dùng giấy kết hôn sai luật này tới các ngân hàng để gây sức ép, yêu cầu cho bà Tâm gia hạn vay nợ.
Để theo đuổi mục đích của mình, ngay trong ngày UBND Huyện Na Rì có văn bản thông báo về việc hủy kết hôn trái pháp luật, bà Tâm lại tiếp tục bằng mọi cách đăng ký kết hôn tại phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội là nơi đăng ký hộ khẩu của bà Tâm. Song thực tế bà Tâm đã không sống tại đây khoảng 10 năm nay. Việc đăng ký kết hôn do phường Quan Thánh, quận Ba Đình – nơi đăng ký hộ khẩu và là nơi đăng ký thường trú của Bố tôi. Như vậy, bà Tâm bằng mọi thủ đoạn phải có được Giấy chứng nhận Đăng ký kết hôn để ép các ngân hàng và các cá nhân giãn nợ khi các khoản nợ đã đến hạn thanh toán. Vậy, phải gây sức ép tới các Ngân hàng và cá nhân để gia hạn nợ, đảo nợ, trốn tránh pháp luật.
XóaChúng tôi được biết, ngày 15/3/2012, công ty Minh Tâm đã tiến hành thủ tục tại Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bắc Ninh nhằm thay đổi cổ đông sáng lập công ty và thực hiện việc thông báo theo thủ tục bắt buộc về thay đổi này từ ngày 09/4/2012 đến ngày 09/5/2012. Phải chăng đây là dấu hiệu để bà Tâm đang tìm cách trốn tránh trách nhiệm liên quan đến những hành vi vi phạm pháp luật của chính bà Tâm đã thực hiện thời gian vừa qua tại công ty Minh Tâm?
Cho đến thời điểm này gia đình tôi gồm họ tộc và con cháu không hề biết mặt bà Tâm và bà Tâm cũng không có lời nói hay hành động nào đối với bất kỳ một người nào trong họ tộc chúng tôi về việc sẽ bước vào gia đình tôi thay thế tư cách của mẹ tôi?
Tôi và toàn thể gia tộc quá đau xót khi đặt câu hỏi về:
- Động cơ, mục đích và những uẩn khúc của việc ly hôn và cả việc đăng ký kết hôn vội vàng khi chưa đến giỗ đầu mẹ tôi.
- Động cơ, mục đích của việc cố tình có được đăng ký kết hôn lần thứ hai ngay trong ngày hủy đăng ký kết hôn trái pháp luật lần thứ nhất . Phải chăng, nếu không có vỏ bọc của vợ nguyên Tổng Bí thư thì bà Tâm sẽ bị khởi tố, xét xử do các hành vi vi phạm pháp luật của bà?
Là người phụ nữ đã có chồng và 2 con, là đại biểu Quốc hội được tái cử nhiệm kỳ 2 là đảng viên mới được công nhận chính thức, lẽ ra bà Tâm cần phải có cách ứng xử có văn hóa trong việc tiến hành hôn nhân với bố tôi. Nhưng qua hành vi của mình thì bộc lộ rõ bà Tâm chỉ cần tờ đăng ký kết hôn với bố tôi chứ không phải muốn đem lại hạnh phúc đích thực cho Bố tôi nên đã có những hành vi sai trái, vi phạm đạo đức, trái luân thường đạo lý người Việt Nam mà một người phụ nữ bình thường cũng không thể làm như vậy được.
Với hàng loạt hành vi sai trái của bà Tâm như vậy, dù chỉ là một công dân cũng phải được xem xét, làm rõ huống chi là một đại biểu Quốc hội - thành viên của Cơ quan quyền lực cao nhất của đất nước, đại diện cho nhân dân.
Với tinh thần thẳng thắn, nghiêm túc của Nghị quyết TW 4 Khóa XI của Đảng, với những lý do nêu trên, tôi viết đơn này rất mong tổ chức Đảng, Ông/Bà và các cơ quan chức năng làm rõ, kiểm tra, xem xét kịp thời, ngăn chặn và xử lý những sai phạm của bà Tâm để tránh những hậu quả và sự tổn hại đến uy tín, danh dự của Đảng, Quốc hội và Chính quyền nhân dân.
Tôi đề nghị:
Xóa1- Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng có ý kiến kết luận chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như đơn tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức về những việc đã làm của bà Tâm như tố cáo đã nêu. Việc đúng hay sai cần trả lời rõ và có ý kiến chính thức cho Bố tôi và bà Tâm. Mặc dù bà Tâm không thuộc diện đảng viên do Trung ương quản lý nhưng vi phạm của người mang danh vợ của nguyên Lãnh đạo cao cấp của Đảng thực hiện các hành vi làm tổn hại đến uy tín của Đảng cần được làm rõ. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân dân.
2- Tôi đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư TW Đảng và các cơ quan chức năng gặp trực tiếp bà Tâm để thẳng thắn làm rõ:
Bà Tâm với tư cách là Đảng viên, là Đại biểu Quốc hội có biết trách nhiệm của mình trước Đảng, trước nhân dân và những điều Đảng viên không được làm, phải biết hy sinh cho tổ chức, vì hình ảnh và uy tín của tổ chức Đảng, phải tuân thủ pháp luật chứ không thể đứng trên pháp luật, vi phạm pháp luật như thực tế đã tiến hành.
Các hành vi trái đạo đức, luân thường đạo lý, nguyên tắc của Đảng, pháp luật nhà nước của phải được làm rõ, cụ thể rách nhiệm của bà Tâm, những cá nhân liên quan và thông báo công khai với gia đình tôi và các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan về những nội dung đơn đã nêu.
3- Bà Tâm phải kiểm điểm làm rõ theo tinh thần Nghị quyết TW 4, Khóa XI của Đảng về những việc làm nêu trên đã gây nhiều hậu quả xấu, trước chi bộ và đoàn Đại biểu Quốc hội Bắc Ninh với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về tư cách Đảng viên, Đại biểu Quốc hội trước tổ chức Đảng, trước nhân dân… Liệu có còn xứng đáng hay không?
4- Đề nghị Uỷ ban thường vụ Quốc hội xem xét có ý kiến trả lời công khai về tư cách đại biểu quốc hội của bà Tâm có còn xứng đáng đại diện cho dân không?
5 - Tôi đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cá nhân trong công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Đảng, cụ thể là:
Việc bưng bít thông tin xung quanh Bố tôi đối với gia đình tôi của những cá nhân cán bộ bảo vệ và phục vụ cho Bố tôi. Tại sao không thông tin cho gia đình tôi và tổ chức Đảng được kịp thời, để sự việc xảy ra mà gia đình tôi không hề được biết? Những cá nhân này chịu trách nhiệm như thế nào trước Đảng, trước tổ chức và với chính đạo đức của người Đảng viên?
Công tác bảo vệ chính trị nội bộ làm chưa hết trách nhiệm và cần làm rõ trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm tập thể. Để xảy ra sự việc nêu trên là điều hết sức đau xót, tổn hại tới uy tín của Đảng và cá nhân lãnh đạo Đảng trước dư luận xã hội và quần chúng nhân.
Người viết đơn
Nông Thị Bích Liên
Điện thoại liên lạc: 098. 352. 3837
Đối với những người, những kẻ mà làm oan sai, con thường chứng cứ pháp luật, coi thường mạng sống, danh dự nhân phẩm của người khác cần được xử lý một cách nghiêm khắc, có những hình thức răn đẻ thích đáng làm gương cho những người mang trong mình trong trách cầm cân nẩy mực
Trả lờiXóaMột nỗi đau quá lớn mà ông Thêm phải gánh chịu suốt cả cuộc đời này. Sau tận 43 năm sau ông mới được giải oan nhưng dù bồi thường bao nhiêu chăng nữa cũng không thể bù đắp những tháng này khốn khổ, tủi nhục kia. Nhưng dù sao được giải oan vẫn còn tốt hơn là ông vẫn bị oan tới tận cuối đời, mấy chục năm trước pháp luật Việt Nam còn nhiều sơ hở, thiếu sót không thể tránh được.
XóaOan sai tận 47 năm, that không thể chấp nhận được, làm ăn quá vô trách nhiệm, đối với những kẻ có liên quan đến vụ việc này cần xem xét lại hành vi của mình, cơ quan cấp trên nên chăng cần những biện pháp của xử lý nghiêm khắc để đảm bảo tính công bằng nghiêm minh của pháp luật, tuy nhiên chúng ta cũng nên xem xét dưới góc độ hòa giải một tí, chứ được người này mất người kia cũng chẳng để làm gì vì đâu phải thằng giết người nào cũng đền mạng đâu
Trả lờiXóaSau nhiều năm kêu oan, thậm chí ông đã nhiều lần viết bằng máu, đêm 30 Tết năm Âm lịch (đầu năm 1976), ông Thêm cho biết, mình được bác sĩ ở Bộ Công an cấp một tờ giấy chứng nhận bị thương để miễn lao động và được về địa phương sinh sống bình thường đến nay. Dù đã được về địa phương sau hơn 5 năm trong tù, nhưng ông vẫn phải chịu nỗi oan khuất trong suốt cuộc đời của mình cho đến ngày hôm qua. Dù thế nào cũng xin chúc mừng ông.
XóaSau nhiều năm kêu oan, thậm chí ông đã nhiều lần viết bằng máu, đêm 30 Tết năm Âm lịch (đầu năm 1976), ông Thêm cho biết, mình được bác sĩ ở Bộ Công an cấp một tờ giấy chứng nhận bị thương để miễn lao động và được về địa phương sinh sống bình thường đến nay. Dù đã được về địa phương sau hơn 5 năm trong tù, nhưng ông vẫn phải chịu nỗi oan khuất trong suốt cuộc đời của mình cho đến ngày hôm qua. Dù thế nào cũng xin chúc mừng ông.
XóaVụ án cũng đã đến hồi kết, chắc sẽ có những khoản bồi thường khổng lồ, và tôi nghĩ những khỏa bồi thường này nên có một phần đóng góp của những cán bộ làm sai, và hiện nay trên này có những vụ oan sai nào thì làm rõ hết đi, và có chế tài đủ mạnh để gải quyết tình trạng này
Trả lờiXóaĐiều quan trọng là vụ án đã được minh oan, cảm ơn những người có tâm với ngành đã làm sáng tỏ vụ việc lúc người bị oan được minh oan, trong sạch, tuy việc đền bù cũng chỉ là một phần, không thể đền hết những thiệt hại mà bác phải gánh phải, nhưng có còn hơn không, sự việc xảy ra như vậy cũng là tạm chấp nhận được, coi như mình không may
Trả lờiXóaĐây bài học cho những người không có tâm huyết với nghề, làm ẩu làm bừa, và không coi trọng chứng cứ, cần rút kinh nghiệm sâu sắc về những vụ việc như thế này, tiền nhiều lúc cũng quan trọng nhưng danh dự một người còn quan trọng hơn rất nhiều.
Trả lờiXóaCuối cùng thì tâm nguyện cả đời của ông cũng đã được hoàn thành, ông đã được minh oan, có ai hiểu trong từng ấy năm trời ông đã phải chịu bao nỗi u uất, đau khổ vì nỗi oan của mình. Mình nghĩ những cán bộ thời đó cũng không phải vì lợi ích cá nhân gì đâu mà cũng chỉ vì trình độ non yếu nghiệp vụ của họ, sau đó họ sợ và không dám nhận sai.
Trả lờiXóaThực sự là một câu chuyện dài đau khổ nhưng may mắn thay nó vẫn còn có được một kết thúc có thể coi là có hậu một chút, niềm vui nho nhỏ đã đến với ông trong những ngày cuối đời, cái mà đáng nhẽ nó phải có từ rất lâu rồi, nó đã làm khổ cả gia đình ông bao năm nay.
Trả lờiXóaNhững người có trách nhiệm trong vụ án của ông giờ chắc hầu hết đều đã nghỉ hưu hết rồi, thực sự trong giai đoạn đó vì nhiều lý do khác nhau mà đôi lúc những người thực thi luật pháp họ không làm được hết trách nhiệm của mình, đó là cả một giai đoạn mà chúng ta phải trải qua khi các điều khoản tổ tụng chưa thật rõ ràng.
Trả lờiXóaChúng ta thực sự rất buồn khi nghe về trường hợp của ông, vui khi ông được giải đi nỗi oan bao năm ông phải gánh chịu, một lời xin lỗi hay sự bù đắp về vật chất chắc chắn không thể nào có thể bù đắp được những gì mà ông đã phải trải qua trong mấy chục năm qua.
Trả lờiXóaChắc chắn những người có trách nhiệm trong vụ án oan của ông đã nợ ông một lời xin lỗi, đó là sự thiếu trách nhiệm của họ, một việc tưởng chừng vô cùng giản đơn nhưng lại ảnh hưởng vô cùng lớn đến số phận một con người, giá như họ có trách nhiệm hơn thì đã không có sự việc này.
Trả lờiXóaThật sự cảm ơn những người đứng đầu Đảng, Nhà nước, bởi nếu không có sự chỉ đạo quyết liệt của họ thì không biết bao giờ cụ mới giải được nỗi oan ức mà bấy lâu nay cụ phải chịu đựng (Chúng ta có thể nghĩ rằng đây đương nhiên là trách nhiệm của họ nhưng nếu không phải là người có trách nhiệm thì họ có thể bỏ qua vì cũng không có gì quy kết họ được)
Trả lờiXóaThực sự là vui mừng cho ông và gia đình, đến cuối đời thì điều mong mỏi nhất của ông đã được thực hiện, dù biết rằng không có gì có thể bù đắp được cho những gì mà ông và gia đình đã được trải qua. Cũng qua đây chúng ta thấy được một vai trò vô cùng quan trọng của những người đại biểu quốc hội.
Trả lờiXóaThật sự là rất muộn nhưng cũng xin được chia vui cùng ông, cuối cùng thì công lý cũng được thực thi, kẻ làm sai phải cúi đầu trước luật pháp, mong ông cùng gia đình sẽ có những ngày tháng vui vẻ cuối đời bên con cháu, gia đình trở lại tình cảm xưa kia, anh em đoàn kết.
Trả lờiXóaNhìn lại thì ông Thêm vẫn còn may mắn hơn nhiều người khác, ví dụ như ông Chấn chẳng hạn.
Trả lờiXóaÍt ra, thì ông Thêm cũng không phải ngồi tù trong ngần đó năm,. Nhưng thực sự, việc ôm tội danh giết người tới tận hơn 40 năm quả là đắng lòng, có lẽ cũng đã gây ra nhiều những điều bất lợi cho cuộc sống của ông
Nhưng, dù muộn, thì ít ra cuối cùng, lời xin lỗi và giải oan cũng đã đến. Chúc mừng ông cuối cùng cũng được giải oan
"méo mó có hơn không". Nói gì thì nói, nhiều lúc các cơ quan trong bộ máy nhà nước ta cũng phạm những sai lầm khó chấp nhận được. Nhưng vụ việc của Ông theme so với nhiều người khác ít ra nó cũng đỡ bi ai hơn..
Trả lờiXóanhưng thực sự,hơn 40 năm sống trong cái tội danh đó, khó lòng ai mà yên được...ảnh hưởng tới cuộc sống quá nhiều
Sự vô trách nhiệm cũng như sự chưa chắc chắn trong những hành động pháp lí sẽ là hậu quả vô cùng nghiêm trọng đối với người bị oan. Thiết nghĩ, thời gian qua những vụ việc oan sai đã và đang đưa ra những dấu hỏi về trách nhiệm cũng như công tác giám sát của cơ quan pháp lí về vấn đề oan sai đối với người dân. Chúng ta cần rút kinh nghiệm và thật thận trọng rồi mới quyết định kẻo thiệt hại đã đành lại mất uy tín đối với người dân.
Trả lờiXóaNhững người coi thường chứng cứ pháp luật, coi thường mạng sống, danh dự nhân phẩm của người khác để làm cho người ta oan sai thì cần được xử lý một cách nghiêm khắc, có những hình thức răn đẻ thích đáng làm gương cho những người mang trong mình trong trách cầm cân nẩy mực
Trả lờiXóaĐay chính là bài học đắt giá cho cơ quan thực thi pháp lí đối với việc liên quan đến vận mệnh chính trị của cả con người. Phải kiên quyết và thận trọng rồi hãy quyết định để không mang lại oan sai và để thiệt hại cho người khác. Dù sao đi nữa oan sai đã được gỡ bỏ và cũng là điều mà ai cũng không muốn nó xảy ra. Hy vọng sẽ không có chuyện như thế này xảy ra nữa.
Trả lờiXóaCông tác tố tụng trong nhiều năm qua đã và đang lộ ra nhiều sai sót đáng lo ngại. Không thể lấy lý do đó là do áp lực hoàn thành nhanh công việc, vì thực tế, sự chính xác mới là yếu tố cần thiết nhất. Cần lắm sự chặt chẽ và công minh, hợp lí. E rằng từ những vụ án oan như này, chúng ta cần phải khắt khe hơn nưa, đồng thời xử lí những cá nhân , tổ chức làm ẩu và thiếu trách nhiệm
Trả lờiXóaNhững người trong cơ quan thi hành nhiệm vụ có nhận ra được những sai lầm của họ đã phá hoại cuộc đời của người khác không? Mang tội danh giết người sống bao nhiêu năm trong oan uổng. Vậy nên hãy làm việc có trách nhiệm, có lương tâm. Đừng làm cho qua loa, đừng làm cho xong. Mà hãy dùng tính người để làm việc đi. Nếu cảm thấy không thể hoàn thành được nhiệm vụ thì nghỉ đi.
Trả lờiXóa