 |
Những khoản phí người dân phải đóng góp |
Câu chuyện về “mùa sưu thuế hãi hùng”
ở Hậu Lộc, Thanh Hóa chưa kịp lắng xuống thì mới đây thông tin về “mùa đóng góp
kinh hãi” ở Nông Cống, Thanh Hóa lại khiến dư luận quan tâm đặc biệt. Rất nhiều
câu chuyện được báo chí nêu ra khiến dư luận bất bình. Nào là một đứa trẻ vừa lọt
lòng đã phải cõng phí, cụ già liệt giường cũng không thoát khỏi sưu thuế, không
có tiền đóng quỹ gia đình liệt sĩ bị cắt hộ nghèo, xông vào nhà tịch thu cả giường
ngủ để ép dân nghèo nộp thuế, một thôn mà có tới 20 khoản phí lớn nhỏ khác nhau…
Nếu đúng như những gì báo chí phản
ánh thì rõ ràng, câu chuyện “cường hào ác bá” thời phong kiến đang xuất hiện trở
lại ở nông thôn mà cựu đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông nói chẳng sai tẹo nào. Có
hay không “mùa sưu thuế hãi hùng” ở Hậu Lộc, Nông Cống hay bất kỳ một xã, huyện
nào khác ở Thanh Hóa là việc mà chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần khẩn trương làm
rõ và trả lời công khai trước dư luận. Nếu như những gì mà báo chí phản ánh là
đúng thì chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần phải làm gì và giải quyết như thế nào
cũng là câu hỏi đang được người dân cả nước quan tâm.
Theo phản ánh của báo chí, trên
tờ thông báo của thôn Thái Hòa, xã Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc gửi cho chủ hộ
Đ.T.S, thôn đã liệt ra tất thảy 20 khoản thu mà gia đình phải đóng. Gia đình bà
S có 6 khẩu, lần thu này bà phải nộp hơn 2,8 triệu đồng. Trong số 20 khoản thu trên thì có nhiều loại phí, quỹ na ná
nhau, có chung một mục đích hoạt động như quỹ hoạt động xã hội, quỹ hoạt động
thiếu niên, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ đền ơn đáp nghĩa… Về khía cạnh an ninh trật
tự, đã có quỹ quốc phòng lại có quỹ an ninh xã hội, quỹ bảo vệ sản xuất. Phần
sản xuất, đã có khoản thu gọi là phí điều hành sản xuất lại có thêm quỹ tu sửa
giao thông, quỹ kiết thiết đồng ruộng, khoản thu rãnh thoát nước của làng,
thôn, khoản thu bê tông hóa nội đồng…
Còn đó là những câu chuyện như, chỉ vì đóng thuế, đóng quỹ mà dân thành
con nợ với chính quyền. Một đứa trẻ vừa lọt lòng đã phải cõng phí như ở xã Minh Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa. Hễ
trẻ em được làm giấy khai sinh, có tên trong sổ hộ khẩu thì phải đóng các loại
phí như người lớn, kể cả những loại phí đến người lớn cũng không biết nộp rồi
chi thế nào.
Hay như câu chuyện ở làng Thành Liên,
xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa. Nhà chị Toàn nghèo rớt mùng tơi. Túng
bấn, không xoay nổi tiền đóng góp, gia đình chị Toàn đã bị cán bộ làng, xã tịch
thu mất chiếc giường. Hình ảnh cả đám công
bộc túm vào tháo dỡ rồi mang đi chiếc giường cũ kỹ, tài sản đáng giá duy nhất
của một hộ nghèo vẫn còn ám ảnh những người dân trong làng. Chính vì nỗi sợ hãi
ấy mà làng xã muốn thu khoản đóng góp gì, bao nhiêu tiền, người dân đều răm
rắp… vâng lời.

Còn đó, chuyện vì không còn tiền để
đóng quỹ làng, mà gia đình anh Phạm Hữu Hùng (gia đình liệt sĩ) đã bị chính quyền
địa phương cắt hộ nghèo ở xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa. Theo phản ánh của
báo chí, vì nhà anh Hùng đông khẩu, chạy
theo các khoản thu thường xuyên đã bở hơi tai, đóng thêm hơn 6 triệu đồng nữa
đã khiến vợ chồng anh kiệt sức. Không biết xoay đâu ra, anh đành nợ lại. Vậy là
cộng thêm khoản nợ trước, gia đình anh Hùng nợ làng hơn 7 triệu đồng. Và, chính
khoản nợ này đã khiến gia đình anh Hùng bị "tước" "danh
hiệu" hộ nghèo.
Tất cả những câu chuyện trên nếu đúng như những gì báo chí phản ánh thì đó
là điều không thể chấp nhận được. Chúng ta vẫn luôn nói “dân là gốc”, “chở
thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân”, “tất cả vì nhân dân”, “nhân dân
làm chủ”… Vậy mà ở giữa thế kỷ văn minh này, nạn “cường hào ác bá” lại xuất
hiện mà không có ai ngăn chặn.
Nhân dân luôn là tất cả, thành bại luôn ở nhân dân. Nếu để nhân dân mất
niềm tin là mất tất cả. Bất ổn, mất niềm tin vào Đảng, chính quyền đều xuất
phát từ những câu chuyện như thế này. Mặt khác, đây cũng là điều kiện rất thuận
lợi để kẻ xấu lợi dụng chống phá Đảng, Nhà nước, chống phá chính quyền.
Bởi vậy, hơn lúc nào hết chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần khẩn trương làm rõ
những thông tin trên để trả lời công khai trước dư luận và xử lý thật nghiêm
khắc những cán bộ vi phạm, lấy lại niềm tin từ quần chúng nhân dân. Không thể
để nạn “cường hào ác bá” hoành hành ở những vùng nông thôn Việt Nam như thế
này.
Việt Nguyễn
mấy ông cán bộ ở địa phương giờ cũng thật là hay, người dân làm ruộng lấy đâu ra tiền mà cứ ăn rồi bóc lột người ta đến thế, tôi dùng từ bóc lột ở đây ko phải với nghĩa của bọn tư bản địa chủ mà chính giai cấp bần nông đang dùng chính cây gậy quyền lực để ăn chặn người chúng ta.
Trả lờiXóangười dân chúng ta còn hiểu biết thấp, nhiều người chẳng hiểu phí đóng để làm cái gì, người ta tin là đóng thì sẽ tốt cho xã hội, vì thế mà bị lợi dụng, do đó phải làm rõ vụ này để trả lại niềm tin cho nhân dân.
Trả lờiXóacần phải làm rõ những vụ việc như thế này và có lẽ những con người đang có những hành động sai lầm cần phải xem lại mình và liệu rằng có còn đúng hay không . để cho những quyền lợi của người dân được đưa lên hàng đâu , mong rằng sớm có những sự thật của nó
Trả lờiXóathật không thể tin được là ở thời đại này rồi mà vẫn còn nạn cường hào ác bá thời phong kiến. nếu đúng như bài viết nói thì thật không thể chấp nhận được. chính quyền làm ăn như thế thì người dân biết nhìn vào đâu mà sống, trong khi đời sống bà con còn khó khăn trăm bề nhưng chỉ biệt thự, thu đến tận cùng kiệt, nhân dân đã khó nay lại mất niềm tin vào đảng vào chính quyền. cần phải nhanh chóng làm rõ vụ việc này và có câu trả lời công khai minh bạch trước dư luận
Trả lờiXóaRất nhiều câu chuyện được báo chí nêu ra khiến dư luận bất bình. Nào là một đứa trẻ vừa lọt lòng đã phải cõng phí, cụ già liệt giường cũng không thoát khỏi sưu thuế, không có tiền đóng quỹ gia đình liệt sĩ bị cắt hộ nghèo, xông vào nhà tịch thu cả giường ngủ để ép dân nghèo nộp thuế, một thôn mà có tới 20 khoản phí lớn nhỏ khác nhau…hơn lúc nào hết chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần khẩn trương làm rõ những thông tin trên để trả lời công khai trước dư luận và xử lý thật nghiêm khắc những cán bộ vi phạm, lấy lại niềm tin từ quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóaHơn lúc nào hết chính quyền tỉnh Thanh Hóa cần khẩn trương làm rõ những thông tin trên để trả lời công khai trước dư luận và xử lý thật nghiêm khắc những cán bộ vi phạm, lấy lại niềm tin từ quần chúng nhân dân. Không thể để nạn “cường hào ác bá” hoành hành ở những vùng nông thôn Việt Nam như thế này.
Trả lờiXóa