 |
Tòa Trọng tài Thường trực - PCA |
Khoảng
16 giờ (giờ Việt Nam), ngày 12/7/2016, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại La
Hay (Hà Lan) đã ra phán quyết về vụ kiện của Philippines đối với yêu sách “đường chín đoạn” của Trung
Quốc tại Biển Đông. Trong bản phán quyết dài 497 trang, Tòa Trọng tài Thường
trực khẳng định không công nhận yêu sách
"đường chín đoạn" của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời khẳng định
Trung Quốc không có chủ quyền lịch sử ở vùng biển này
Phán quyết của PCA nêu rõ:
1. Quyền lịch sử và "đường chín đoạn"
Tòa kết luận rằng, trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc
đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa
bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước.
Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng
như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển
Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã
chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại
đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền
lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong "đường chín
đoạn.
2. Quy chế của các cấu trúc
Tòa nhận thấy rằng,
theo Công ước, các đảo tạo ra vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý và thềm lục địa
nhưng các "đảo đá không thích hợp cho con người đến ở và có đời sống kinh
tế riêng không có vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa". Toà kết luận
rằng quy định này phụ thuộc vào khả năng khách quan của các cấu trúc khi chúng
ở tình trạng tự nhiên để có thể duy trì một cộng đồng dân cư ổn định hoặc các
hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào các nguồn lực từ bên ngoài hoặc hoàn
toàn chỉ có tính chất khai thác.
3. Tính hợp
pháp của các hoạt động của Trung Quốc
Nhận thấy rằng các
vùng nhất định nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, Toà cho rằng
Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh
tế của nước này bằng việc (a) can thiệp vào hoạt động đánh cá và thăm dò dầu
khí của Philippines, (b) xây dựng đảo nhân tạo và (c) không ngăn chặn ngư dân
Trung Quốc đánh bắt ở khu vực này.
Toà cũng khẳng định
rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc gây ra một rủi ro va chạm nghiêm trọng
một cách bất hợp pháp khi họ đã trực tiếp cản trở các tàu của Philippines.
4. Gây hại
cho môi trường biển
Toà xem xét ảnh
hưởng với môi trường biển của các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo của
Trung Quốc trên 7 cấu trúc thuộc quần đảo Trường Sa gần đây và nhận thấy rằng
Trung Quốc đã gây hại nghiêm trọng với môi trường của các rặng san hô và vi
phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường
sống của các loài đang suy yếu, bị đe doạ và bị huỷ diệt.
5. Làm trầm trọng thêm tranh chấp
Toà nhận thấy rằng
việc bồi đắp và xây dựng đảo nhân tạo trên quy mô lớn của Trung Quốc gần đây là
không phù hợp với nghĩa vụ của quốc gia thành viên Công ước trong quá trình
giải quyết tranh chấp, trong chừng mực mà Trung Quốc đã gây ra những tác hại
không thể sửa chữa được với môi trường biển, xây dựng một đảo nhân tạo lớn
trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và phá huỷ các bằng chứng về điều
kiện tự nhiên của các cấu trúc ở Biển Đông mà là một phần của tranh chấp giữa
các bên.
Phán quyết trên được
đưa ra bởi 5 thẩm phán, gồm: Thẩm phán người Ghana Thomas A. Mensah (Chủ tịch
Tòa Trọng tài), Thẩm phán người Pháp Jean-Pierre Cot, Thẩm phán người Phần Lan
Stanislaw Pawlak, Giáo sư người Hà Lan Alfred H.A. Soons và Thẩm phán người Đức
Rüdiger Wolfrum.
Phán quyết của Tòa
Trọng tài Thường trực ngay lập tức đã nhận được sự hoan nghên của đông đảo dư
luận thế giới.
 |
Người dân Philippines ăn mừng với phán quyết của PCA |
Bộ Ngoại giao Mỹ
khẳng định: Phán quyết về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc mà Tòa Trọng tài đưa ra ngày hôm
nay là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung, hướng tới một giải pháp hòa
bình cho các cuộc tranh chấp trên Biển Đông. Phán quyết của Tòa Trọng tài mang
tính ràng buộc đối với cả Trung Quốc và Philippines.
Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao
Philippines Perfecto Yasay khẳng định: “Giới chuyên gia Philippines đã nghiên
cứu kỹ lưỡng phán quyết này và đây là một phán quyết hoàn toàn xứng đáng.
Philippines tôn trọng phán quyết của Tòa trọng tài thường trực, đồng thời kêu
gọi “kiềm chế” trên Biển Đông sau phán quyết này”.
Người phát ngôn Bộ
Ngoại giao Việt Nam, ông Lê Hải Bình cho hay, “Việt Nam hoan nghênh việc Tòa
trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng ngày 12/7/2016. Việt Nam sẽ có tuyên
bố về nội dung phán quyết".
Rõ ràng phán quyết
của Tòa Trọng tài Thường trực là một phán quyết khách quan, công bằng, đồng
thời là cơ sở pháp lý quan trọng để thực thi chủ quyền trên Biển Đông đối với
các quốc gia. Cho dù, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có đưa ra tuyên bố ngang
ngược và trắng trợn rằng: "Từ cổ chí kim, các đảo ở Biển Đông đều là lãnh
thổ Trung Quốc. Trong bất cứ tình hình nào, chủ quyền lãnh thổ và các quyền,
lợi ích hàng hải của Trung Quốc trên Biển Đông đều không chịu ảnh hưởng từ phán
quyết của PCA. Trung Quốc không chấp nhận bất cứ chủ trương và hành động nào
xuất phát từ phán quyết từ PCA" thì cũng không thể chối bỏ được một sự
thật rằng, yêu sách “đường chín đoạn” là phi lý và không có cơ sở.
Quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa là chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam.
Hoan hô phán quyết
của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA).
Việt Nguyễn
Trước mắt chúng ta hoan nghênh hán quyết đầy chính xác và phù hợp với thực tế cũng như lịch sử mà Vn cũng như Phi đưa ra để đậ bỏ cái ảo tưởng và bành trướng của TQ. Tuy nhiên một điều quan trọng đối với vấn đề này rằng hán quyết đã đưa ra và TQ có chịu thực thi hay không đó mới chính là vấn đề mà chúng ta quan tâm nhất ngay vào lúc này.
Trả lờiXóaphán quyết về vụ kiện của philipin giờ đã trở thành một căn cứ quan trọng để cộng đồng quốc tế soi vào đó mà nhìn nhận về cơ sở pháp lý trong yêu sách biển đông ngang ngược của trung quốc. vì vậy giờ đây trung quốc đã yếu thế về pháp lý chắc chắn sẽ hung hăng trên thực địa hơ.
Trả lờiXóaphán quyết này chỉ giải quyết được một trong số các tranh chấp phức tạp trên Biển Đông xảy ra. Thậm chí, có những tranh chấp khác còn phức tạp hơn nhiều. Nhưng phán quyết này có một ảnh hưởng rất lớn bởi vì đó là một tiền đề, một bài học kinh nghiệm cho các nước.
Trả lờiXóaRõ ràng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực là một phán quyết khách quan, công bằng, là điều mà tất cả nhân dan các quốc gia khác đều nhận thấy và không có gì phải tranh cãi hay chối bỏ. Chỉ có TQ vẫn ôm mộng bành trướng bá vương mới không chịu chấp nhận để rồi vẫn hủ nhận và có những hành động quân sự nguy hiểm đe dọa các quốc gia quanh khu vực.
Trả lờiXóaTrung quốc ngày càng rơi vào thế bế tắc nên chúng làm tất cả mọi thủ đoạn để bảo vệ chính mình.Những gì chúng làm chỉ là những bước cuối mà không có cách naog khác thì bắt buộc phải thực hiện.Trung quốc nếu tiếp tục làm như vậy thì chỉ khác nào tự đặt mình ra khỏi thế giới, căn bản ý thê tiem lực kinh tê mạnh cộng vơi thai độ thờ ơ cua nhưng nươc lớn nên trung quôc càng lộng quyền. mong răng qua tuyên bô này sẽ có được sự đông thuận của dư luận quôc tế
Trả lờiXóaPhán quyết của Tòa thường trực trọng tài hôm 12/7 có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nó phản ánh tiếng nói của lương tri, của nhân loại tiến bộ đồng thời gián tiếp kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy cảnh giác và có những biện pháp cứng rắn trước những hành động của Trung Quốc nhằm cố tình gây căng thẳng, khiêu khích, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Biển Đông.
Trả lờiXóaHiện nay, chúng ta đang kiên trì thực hiện đấu tranh bằng con đường đối thoại hòa bình, ngoại giao. Tôi cho đây là một hình thức đấu tranh phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và phù hợp với lợi ích của Việt Nam. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta không kiện nếu Trung Quốc cố tình có những hành vi gây hấn, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam. Nhờ có vụ kiện của Philippines mà chúng ta có thể có những kinh nghiệm xử lý, kinh nghiệm giao tiếp luật pháp quốc tế.
Trả lờiXóaTất nhiên Trung Quốc đã ngay lập tức ra tuyên bố bác bỏ và không công nhận phán quyết. Tuy nhiên, dù Trung Quốc không công nhận thì nó cũng là một phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế và việc Trung Quốc càng chây ỳ không chấp nhận, không thi hành càng chứng tỏ Trung Quốc là một thành viên vô trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.
Trả lờiXóaTòa Trọng tài Thường trực kết luận rằng trong phạm vi quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các nguồn tài nguyên trong các vùng biển ở Biển Đông, quyền này bị xóa bỏ do chúng không phù hợp với chế định vùng đặc quyền kinh tế trong Công ước. Toà cũng nhận thấy dù trong lịch sử, những người đi biển cũng như ngư dân từ Trung Quốc cũng như từ các nước khác đã sử dụng các đảo tại Biển Đông nhưng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đã chỉ một mình thực hiện việc kiểm soát vùng nước này cũng như tài nguyên tại đây. Vì vậy, Toà kết luận không có cơ sở pháp lý để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển phía bên trong đường chín đoạn.
Trả lờiXóaTuy nhiên, ngay sau khi PCA đưa ra phán quyết, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ra tuyên bố khẳng định nước này không chấp nhận cũng như không công nhận phán quyết của PCA, cho rằng phán quyết của PCA là "không có cơ sở, vô giá trị và không có hiệu lực ràng buộc". Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc một lần nữa khẳng định chủ quyền lãnh thổ cũng như các quyền và lợi ích hàng hải của nước này ở Biển Đông "sẽ không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của PCA". Tuyên bố khẳng định Bắc Kinh sẽ "không bao giờ chấp nhận bất kỳ tuyên bố hoặc hành động nào dựa trên những phán quyết của PCA".
Trả lờiXóaTòa trọng tài quốc tế đã ra phán quyết cuối cùng về vụ kiện của Philippin đối với các yêu sách chủ quyền phi lý của Trung Quốc. Theo đó, Tòa đã phán quyết rằng, Trung Quốc không có căn cứ pháp lý để đòi hỏi quyền lịch sử đối với các vùng nước nằm trong đường lưỡi bò hay còn gọi là đường chín đoạn. Phán quyết này đồng nghĩa với việc bản đồ đường lưỡi bò mà Trng Quốc đưa ra vốn chiếm hơn 80% diện tích biển Đông là vô giá trị.
Trả lờiXóaRõ ràng phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực là một phán quyết khách quan, công bằng, đồng thời là cơ sở pháp lý quan trọng để thực thi chủ quyền trên Biển Đông đối với các quốc gia. Phán quyết của Tòa trọng tài cũng đã chứng minh cho toàn thế giới thấy rằng, những đòi hỏi chủ quyền và việc làm của Trung Quốc thời gian qua là hoàn toàn sai trái, dù rằng Trung Quốc cố đẩy mạnh cuộc chiến tuyên truyền nhằm biện minh cho các hành động của mình. Đây là một đòn giáng mạnh vào tham vọng bá quyền “độc chiếm biển Đông” của Trung Quốc.
Trả lờiXóaViệt Nam ủng hộ phán quyết của tòa án quốc tế đưa ra, tuyên bố ủng hộ những tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, bác bỏ luận điệu của Trung Quốc về đường lưỡi bò 9 đoạn quanh Biển đông. Tuy nhiên, Việt Nam cũng kiên quyết khẳng định chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trung Quốc ngang ngược và trắng trợn thật. Chúng ngang nhiên bác bỏ phán quyết của Tòa Trọng tài. Hành động này chứng tỏ Trung quốc không hề tôn trọng luật pháp quốc tế. Các nước trên thế giới cần bày tỏ thái độ trước hành động này của Trung Quốc và cô lập chúng khi cần
Trả lờiXóamột số điểm chính trong phán xét của PCA tạo ra một cơ sở pháp lý trong đấu tranh đòi lại hoàn toàn và đầy đủ chủ quyền đối với 02 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần cảnh giác với những hành động của Trung Quốc nhằm phản đối phán quyết của PCA để chủ động trong bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với Hoàng Sa, Trường Sa cũng như Biển Đông.
Trả lờiXóaChưa có một cái tài liệu nào hay cái bản đồ nào mà có cái đường lưỡi bò phi lí của trung quốc cả,chúng nó đang ngày càng ngang ngược và bất chấp tất cả để mà thực hiện công cuộc bành trướng biển đông của chúng.
Trả lờiXóaPhán quyết của PCA đã như một cú tát trời giáng, như một cú đấm đánh gục tham vọng nước lớn bá quyền của Trung Quốc trong khu vực, đặc biệt là vấn đề đường lưỡi bò trên biển Đông, từ đó cũng sẽ tạo cơ hội cho ta có thể có căn cứ pháp lý để bổ sung cho việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của ta.
Trả lờiXóaCó lẽ phán quyết PCA là thách thức nhưng cũng tạo cơ hội để các bên ngồi lại với nhau giải quyết các vấn đề trên biển bằng con đường hòa bình đối thoại, và Việt Nam cũng được lợi trong đó vì đó là nguyên tắc xuyên suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian vừa qua
Trả lờiXóaMặc dù toà án trọng tài quốc tế Hague không có cơ chế để ép buộc các nước phải thực hiện quyết định của mình. Tuy nhiên, phán quyết của toà án có một ý nghĩa pháp lý, đạo đức và chính trị. Do đó, việc từ chối thực hiện quyết định của PCA về đường chín đoạn trên biển Đông có thể gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế, thể hiện Trung quốc coi thường luật pháp quốc tế
Trả lờiXóaTrước đây, Trung Quốc là một trong những nước ủng hộ tích cực nhất việc thông qua công ước luật biển năm 1982 mà tòa án quốc tế phán quyết hoàn toàn dựa trên căn cứ pháp lý chính xác của công ước 1982 nên phán quyết của Tòa án như một cú tát cật lực vào cái mồm tham lam bành trướng của Trung Quốc bát chấp pháp luật quốc tế, hơn nữa làm cho Trung Quốc tự dẫm lên chân mình khi đưa ra những yêu sách vô lý đi ngược lại chính công ước mình ký kết
Trả lờiXóanhìn chung là việt nam có phần lợi ở phán quyết này bởi đơn giả trung quốc đang dần đuối lý ở trên biển đông, nhưng chắc chắn một điều đó là việc trung quốc sẽ gia tăng hành động trên thực địa để đảm bảo không bị hất chân sớm ra khỏi đảo ở biển đông.
Trả lờiXóaViệc Tòa trọng tài quốc tế bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò" 9 điểm trên Biển Đông của Trung Quốc đã tạo thêm cơ sở pháp lý để Việt Nam giành lại chủ quyền của mình trên Biển Đông. Một lần nữa, nó đã khẳng định chính sách đúng đắn của Việt Nam trong giải quyết tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông, thể hiện cái đạo cao nhất của thuật dùng binh không cần hao binh, tổn tướng nhưng vẫn giành chiến thắng.
Trả lờiXóaPhán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) là hợp tình hợp lý. Nhưng điều quan trọng bây giờ là phải làm sao để Trung Quốc phải chấp nhận phán quyết đó, từ bỏ thói ngang ngược vốn có. Nếu không thì cần phải có những biện pháp trừng phạt thích đáng, không thể để Trung Quốc muốn làm gì thì làm.
Trả lờiXóa