 |
Ảnh cắt ra từ clip |
Ngày 1/7/2016, trên
mạng xã hội xuất hiện video có đăng tải nội dung một nam thanh niên nằm dưới
đất với vết thương trên đầu. Theo thông tin thì nguyên nhân là nam thanh niên
trên bị một chiến sỹ thuộc Đội CSGT TP. Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang dùng súng
bắn vào đầu.
Theo đó, nhiều
người chứng kiến vụ việc cho biết, trong lúc đang làm nhiệm vụ, Tổ công tác
thuộc Đội CSGT TP. Tuyên Quang phát hiện một người dân đi xe máy vi phạm giao
thông. Ngay lập tức, Tổ công tác của Đội CSGT đã yêu cầu dừng xe để kiểm tra và
xử lý. Tuy nhiên, lấy lý do đây là xe mượn nên người vi phạm này đã gọi điện
cho nam thanh niên chủ xe đến giải quyết.
Sau khi người vi
phạm này rút điện thoại gọi cho ai đó, chỉ ít phút sau, một nam thanh niên khác
đến và nói rằng mình là chủ phương tiện nên có quyền mang về. Trước yêu cầu bất
hợp lý của thanh niên lạ mặt, Tổ công tác không chấp nhận và kiên quyết giữ xe
vì đây là xe vi phạm. Thay vì chấp hành theo quy định thì nam thanh niên này tỏ
ra hùng hổ và tranh cãi gay gắt với các cán bộ CSGT. Sau khi nam thanh niên có
hành vi chống trả lực lượng chức năng, một chiến sỹ CSGT đã nổ súng, nam thanh
niên ôm đầu ngã xuống đất.
Báo Tiền Phong dẫn
lời Đại tá Phạm Văn Giáp, Phó Giám đốc Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, khi
cảnh sát yêu cầu kiểm tra hành chính, người này không xuất trình giấy tờ, cắn
vào tay, xô ngã một chiến sỹ khiến cảnh sát buộc phải nổ súng bắn đạn cao su để
trấn áp, khống chế. Trong quá trình khống chế, thanh niên này bị thương vùng
đầu, chảy máu.
Còn theo báo Báo
Gia đình & Xã hội, trao đổi với PV Đại tá Phạm Văn Giáp, Phó Giám đốc Công
an tỉnh Tuyên Quang cho biết: “Người bị chiến sỹ CSGT bắn đạn cao su bị thương
ở đầu được xác định là Vũ Huy Phương (32 tuổi) trú tại phường Ninh Xuân, TP.
Tuyên Quang. Sau khi xảy ra sự việc, lực lượng công an đã đưa Phương đi bệnh
viện để chụp chiếu, kết quả Phương bị chấn thương phần da ở đỉnh đầu. Hiện Công
an tỉnh Tuyên Quang đã lấy lời khai của Phương để phục vụ cho công tác điều
tra”.
Đại tá Phạm Văn
Giáp cũng cho biết thêm, trong lúc chống đối tổ công tác đang thực hiện nhiệm
vụ, nam thanh niên nói trên đã có hành vi cắn vào tay một chiến sỹ CSGT. Sau
khi xác định Phương là đối tượng nghiện ma túy, chiến sỹ CSGT đã được cơ sở y
tế tiêm liều thuốc chống phơi nhiễm.
Sự việc trên nhanh
chóng thu hút được sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến tranh luận nổ ra. Có ý
kiến cho rằng, CSGT đã đúng khi dùng súng khống chế nam thanh niên này vì anh
ta đã có hành vi chống người thi hành công vụ, nhưng cũng có ý kiến cho rằng,
CSGT đã quá lạm quyền vì trong trường hợp này chưa cần thiết phải sử dụng đến
công cụ hỗ trợ.
Theo Đại tá Nguyễn
Hồng Sâm, Giám đốc Công an tỉnh Tuyên Quang, trong sự việc này, chiến sỹ CSGT
sử dụng công cụ hỗ trợ là hoàn toàn hợp pháp, hợp lệ. Trước khi nổ súng bắn đạn
cao su, nam thanh niên đã có hành vi chống đối, giằng co và xô ngã chiến sỹ
CSGT đang làm nhiệm vụ.
Với quan điểm cá
nhân, rõ ràng trong trường hợp này việc CSGT dùng công cụ hỗ trợ, dùng súng bắn
đạn cao su khống chế nam thanh niên trên là hợp pháp. Bởi lẽ, nam thanh niên
trên không những không chấp hành hiệu lệnh của CSGT mà còn có hành vi chống
người thi hành công vụ, chống trả lại lực lượng chức năng (xô ngã CSGT, cắn vào
tay CSGT…), đặc biệt đây lại là đối tượng nghiện ma túy.
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 22
Pháp lệnh số 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ
hỗ trợ việc nổ súng của Công an nhân dân, các trường hợp cụ thể mà CSGT được nổ súng, gồm:
a) Đối tượng đang sử dụng vũ lực, vũ
khí, vật liệu nổ trực tiếp đe dọa đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc
người khác;
b) Đối tượng đang sử dụng vũ khí, vật
liệu nổ tấn công hoặc đe dọa sự an toàn của công trình quan trọng liên quan đến
an ninh quốc gia, mục tiêu quan trọng được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
c) Đối tượng đang thực hiện hành vi
cướp súng của người thi hành công vụ;
d) Đối tượng đang sử dụng vũ khí gây
rối trật tự công cộng có thể gây hậu quả rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm
trọng;
d) Đối tượng đang đánh tháo người bị
giam, người bị dẫn giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, tái phạm nguy hiểm;
người bị giam, giữ, bị dẫn giải, bị áp giải do phạm tội đặc biệt nghiêm trọng
đang chạy trốn hoặc chống lại;
e) Được phép bắn vào phương tiện giao
thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông đường thủy nội địa để dừng
phương tiện đó trong các trường hợp sau, trừ phương tiện giao thông của các cơ
quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan đại diện tổ chức
quốc tế:
Đối tượng điều khiển phương tiện đó
tấn công hoặc đe dọa trực tiếp đến tính mạng người thi hành công vụ hoặc người
khác;
Khi biết rõ phương tiện đó do đối
tượng phạm tội điều khiển cố tình chạy trốn, trừ trường hợp trên phương tiện có
chở khách hoặc có con tin;
Khi biết rõ trên phương tiện cố tình
chạy trốn có đối tượng phạm tội hoặc vũ khí, vật liệu nổ trái phép, tài liệu
phản động, bí mật nhà nước, ma túy số lượng lớn, tài sản đặc biệt quý hiếm, bảo
vật quốc gia, trừ trường hợp trên phương tiện có chở khách hoặc có con tin;
g) Động vật đang đe
dọa đến tính mạng và sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác.
Nam Phong
Thiên niên giờ nhiều thằng hãm l thật, ăn vạ vcl ra, chỉ mong ngươi khsc đụng vào để lăn ra, thay vì tranh cãi, đấu lý để giành thắng lợi bằng khâm phục, xem phim kiếm hiệp nhiều mà đéo nhiễm được cái tính quân tử, học toàn tính tiểu nhân
Trả lờiXóaMấy thánh này ra nước ngoài, mà cụ thể sang mỹ nó bắn cho vỡ so, chỉ cần chống cự là nó nổ súng rồi, ỏ Việt Nam mà mấy ông công an làm như Mỹ chắc không thằng nào dám ăn vạ, chỉ có thằng nào đúng mới nói được, còn kiểu cãi cùn rồi khiêu khích cho tiêu hết
Trả lờiXóaồ, lại một thằng trẻ trâu, chăc lúc đó nói với thằng bạn là cút ra cút ra để tao thể hiện, ai ngờ ăn ngay viên kẹo cao su vào đâu, haiza, thế người ta mới gọi là trẻ trâu, chúng nó thích thể hiện mà, thô rút kinh nghiệm lần sau không thế nữa, các bác cho cháu về
Trả lờiXóaThôi, chống người thi hành cộng vụ người ta làm thế là cũng đúng rồi, dù sao người ta cũng là cơ quan bảo vệ pháp luật, họ có những quyền riêng, đối với hành vi chống đối họ phải có biện pháp trấn áp chứ để cho người vi phạm làm gì thì làm ah, vậy còn đâu tính nghiêm minh của pháp luật
Trả lờiXóaGọi mấy thằng cơ động ra cho mây dùi nữa, đánh khi nào hết ăn vạ thì thôi, cho bỏ luôn cái tính nhỏ tuổi thích làm anh chỉ đi, tao nói thẳng với mày, dân anh chỉ dờ cư xử có học đề người ta sợ người ta nể phục, còn mày trẻ trâu lắm, về bú sữa cho lớn đã
Trả lờiXóaCác chiến sĩ công an nhà mình gặp ngay phải đội giang hồ đầu gấu rồi, cho nên là không giải quyết mạnh thì vụ việc đâu có kết thúc như vậy chứ. Nên tôi hoàn toàn đồng ý như vậy
Trả lờiXóaRõ ràng trong trường hợp này việc CSGT dùng công cụ hỗ trợ, dùng súng bắn đạn cao su khống chế nam thanh niên trên là hợp pháp. Nếu như những người thi hành công cụ không được trao những công cụ hỗ trợ, một số quyền theo quy định của pháp luật thì việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội đã không được tiến hành một cách nghiêm túc và hiệu quả
Trả lờiXóaMới chỉ là súng bắn đạn cao su, mới chỉ là một vết thương và rõ ràng thanh niên kia là người vi phạm mà dư luận đã lên tiếng dữ dội như vậy. Không biết nếu ở Mỹ thì dư luận Việt Nam sẽ phản ứng ra sao khi người dân vô tội có thể bị cảnh sát bắn chết mà không cần lí do. Và dù có ra tòa thì pháp luât cũng không thể đòi được công bằng cho họ?
Trả lờiXóaViệc chống người thi hành cộng vụ là hoàn toàn sai bởi người ta làm đúng nhiệm vụ và chức năng và chính việc này là coi thường pháp luật. dù sao người ta cũng là cơ quan bảo vệ pháp luật, họ có những quyền riêng, đối với hành vi chống đối họ phải có biện pháp trấn áp chứ để cho người vi phạm làm gì thì làm ah, vậy còn đâu tính nghiêm minh của pháp luật
Trả lờiXóa"một nam thanh niên khác đến và nói rằng mình là chủ phương tiện nên có quyền mang về". Lộn ruột với thanh niên này mất :). Đã vô lý như thế lại còn hung hăng, đánh lại người thi hành công vụ thì dùng súng trấn áp là điều bình thường.
Trả lờiXóaDân mình quá đỗi nực cười, việc gì cũng réo công an ra gọi, thượng vàng hạ cám, cứ có việc lại a lô công an, dẫu chả biết việc đó có thuộc thẩm quyền xử lý của cơ quan công an hay không, chả cần biết, chỉ biết là việc gì khi có công an xắn tay vào làm đều được giải quyết nhanh, gọn, thấu đáo. Ấy vậy mà, người ta lại gọi là "thằng" công an, chỉ săm săm bới móc những thói hư, tật xấu dè bỉu, chê bai, thậm chí là lăng mạ không thương tiếc. Đấy, công an có khác gì thằng "cu ly" đâu. Thử hỏi một ngày không có những "đầy tớ" như vậy, chắc mấy ông bà hay ngoạc mồm khéo lại lập đàn cầu cho nó sớm quay lại, chứ không cuộc sống sao còn bình yên được nữa.
Trả lờiXóaSau khi người vi phạm này rút điện thoại gọi cho ai đó, chỉ ít phút sau, một nam thanh niên khác đến và nói rằng mình là chủ phương tiện nên có quyền mang về. Trước yêu cầu bất hợp lý của thanh niên lạ mặt, Tổ công tác không chấp nhận và kiên quyết giữ xe vì đây là xe vi phạm. Thay vì chấp hành theo quy định thì nam thanh niên này tỏ ra hùng hổ và tranh cãi gay gắt với các cán bộ CSGT. Sau khi nam thanh niên có hành vi chống trả lực lượng chức năng, một chiến sỹ CSGT đã nổ súng, nam thanh niên ôm đầu ngã xuống đất.
Trả lờiXóaVới quan điểm cá nhân, rõ ràng trong trường hợp này việc CSGT dùng công cụ hỗ trợ, dùng súng bắn đạn cao su khống chế nam thanh niên trên là hợp pháp. Sự việc trên nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của dư luận. Nhiều ý kiến tranh luận nổ ra. Có ý kiến cho rằng, CSGT đã đúng khi dùng súng khống chế nam thanh niên này vì anh ta đã có hành vi chống người thi hành công vụ, nhưng cũng có ý kiến cho rằng, CSGT đã quá lạm quyền vì trong trường hợp này chưa cần thiết phải sử dụng đến công cụ hỗ trợ.
Trả lờiXóa