 |
Hai thanh niên trong vụ án "cái bánh mì" |
Câu chuyện hai
thanh niên 18 tuổi Nguyễn Hoàng Tuấn và Ôn Thành Tân bị Tòa án nhân dân quận
Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh tuyên phạt lần lượt 10 tháng tù và 8 tháng 20
ngày tù vì cướp giật ổ bánh mỳ cùng vài thứ lặt vặt với tổng giá trị 45.000
đồng, trong khi, cùng lúc đó 5 quan chức Vinaconex là tác giả của 18 lần vỡ
đường ống nước Sông Đà được miễn truy tố hình sự đang khiến dư luận đặt ra
nhiều câu hỏi về sự bình đẳng của pháp luật và “luật của quan, luật của dân”.
Ngày 20/7, Tòa án nhân dân quận Thủ Đức, Thành phố Hồ
Chí Minh đã tuyên phạt Nguyễn Hoàng Tuấn (trú tại huyện Củ Chi) 10 tháng tù, Ôn
Thành Tân (trú tại quận 9, cùng 18 tuổi) 8 tháng 20 ngày tù về tội Cướp giật
tài sản.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát, trong thời gian được
tại ngoại để điều tra về hành vi Trộm cắp tài sản, Tuấn bỏ nhà đi lang thang.
Khuya ngày 17/10/2015 Tuấn gặp Tân, cùng chơi Internet tới sáng hôm sau thì rủ
nhau đến nhà hàng ở quận Thủ Đức kiếm việc làm. Trên đường đi cả hai đói bụng,
không có tiền nên bàn cách vờ mua đồ ăn rồi bỏ chạy. Khoảng 12h, chúng đến tiệm
tạp hóa trên đường Tô Vĩnh Diện (quận Thủ Đức). Tuấn hỏi mua một bịch chuối sấy,
ổ bánh mì ngọt và 3 bịch me. Khi chủ quán bỏ tất cả vào túi nylon thì cậu ta giật
phăng, tăng ga bỏ chạy. Nghe chủ quán tri hô, hai người đàn ông gần đó đuổi
theo bắt Tân và Tuấn giao công an. Số hàng bị cướp giật có giá 45.000 đồng.
Hội đồng xét xử cho
rằng, hành vi của hai bị cáo là “nguy hiểm cho xã hội” nên cần phải áp dụng
hình phạt để răn đe và ngăn chặn.
Trong khi đó, ngày
15/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ
án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Tổng Công
ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex), chuyển hồ sơ tới
Viện KSND Tối cao đề nghị truy tố 9 bị can về tội danh trên. Các bị can trong
vụ án gồm: Trần Cao Bằng, nguyên Giám đốc và Vũ Thanh Hải, nguyên Phó giám đốc
Cty Cổ phần ống sợi thủy tinh Vinaconex; Đỗ Đình Trì, nguyên Trưởng đoàn tư vấn
giám sát của Cty Cổ phần nước và môi trường Việt Nam - Bộ Xây dựng (Viwase);
Nguyễn Biên Hùng, Hoàng Quốc Thống, Bùi Minh Quân, đều nguyên là cán bộ Cty
Viwase; Hoàng Thế Trung, Nguyễn Văn Khải, Trương Trần Hiển, nguyên là Giám đốc,
Phó giám đốc và Trưởng phòng Vật tư thiết bị - Ban QLDA đầu tư xây dựng hệ
thống cấp nước sông Đà - Hà Nội.
 |
Đường ống nước Sông Đà đã 18 lần bị vỡ |
Đối với 5 thành
viên HĐQT Vinaconex, Cơ quan điều tra xác định, việc làm của các thành viên
HĐQT Vinaconex có dấu hiệu của tội “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả
nghiêm trọng”, theo Điều 229 Bộ luật Hình sự. Tuy nhiên, trong quá trình điều
tra, những người này khai báo thành khẩn, hợp tác làm rõ bản chất vụ án, có
nhân thân tốt, có nhiều đóng góp cho ngành xây dựng. Mặt khác, kết quả điều tra
không xác định được động cơ vụ lợi, do vậy, liên ngành tư pháp trung ương xét
thấy không cần thiết phải xử lý hình sự đối với các hành vi vi phạm pháp luật
của thành viên HĐQT Tổng Cty Vinaconex.
Một vụ án, hai
thanh niên 18 tuổi vì đói mà cướp ổ bánh mì cùng vài thứ lặt vặt với tổng giá
trị 45.000 đồng bị xử lý 10 tháng và 8 tháng 20 ngày tù, còn một vụ án mà hàng
chục tỷ đồng của nhà nước đã phải bỏ ra để khắc phục hư hỏng, kèm theo đó là
cuộc sống của hàng trăm nghìn hộ dân bị đảo lộn thì lại được miễn truy tố hình
sự, rõ ràng cho thấy một điều rằng câu chuyện về sự bình đẳng trước pháp luật
đang không tồn tại trong trường hợp này.
Hai thanh niên cướp
ổ bánh mì với vài thứ lặt vặt thì được Hội đồng xét xử nhận định rằng, đó là “hành
vi nguy hiểm cho xã hội”, còn hàng chục tỷ đồng của nhà nước bị thất thoát,
cuộc sống của người dân bị đảo lộn thì lại được lý giải rằng “không cần thiết
phải xử lý hình sự”. Vậy, công bằng ở đâu, bình đẳng ở đâu trong trường hợp
này?
Sự tương phản giữa
vụ án ổ bánh mì, Vinaconex và cả đại án 9.000 tỷ đồng xảy ra tại Ngân hàng Xây
dựng khi các bị cáo vẫn “ung dung bước vào phòng xét xử” khiến dư luận day dứt
rằng, liệu có sự phân biệt nào về thân phận xã hội trong mỗi vụ án? Trong khi
đó, một trong những nguyên tắc lõi của pháp luật là công bằng và bình đẳng lại
đang bị mất đi.
Ngày hôm nay (26/7),
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã yêu cầu Tòa án nhân
dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét lại vụ án Ôn Thành Tân (ngụ quận 9) và Nguyễn
Hoàng Tuấn (ngụ huyện Củ Chi) bị
Tòa án nhân dân quận Thủ Đức tuyên phạt mức án 8-10 tháng tù về tội Cướp giật
tài sản vì cho rằng hình phạt đó là quá nghiêm khắc. Dư luận đang theo dõi và
chờ đợi hướng xử lý tiếp theo của các cơ quan bảo vệ pháp luật và những người
có trách nhiệm đối với hai vụ án này.
Nếu không xử lý một cách công bằng, đảm
bảo bình đẳng trước pháp luật thì không thể hy vọng vào việc xây dựng một nhà
nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật. Đừng để mất niềm tin của nhân dân.
Việt Nguyễn
rất nhiều thông tin hiện nay lại nói rằng việt nam đang có sự bất cập trong đối xử với nhiều người, đặc biệt là vụ việc về việc cướp bánh mì thời gian qua và quan tham gây thất thoát hàng tỷ đồng, nhưng chung quy là lưới trời lồng lộng pháp luật chẳng tha thứ.
Trả lờiXóaquan điểm đó là tội phạm thì xử phạt, nhưng quá trình xử thì cân nhắc các yếu tố, vụ việc hai thanh niên vừa qua đã cho thấy việc các tòa án xét xử có thể đúng luật nhưng lại không có tình nghĩa khiến dư luận dậy sóng như vậy.
Trả lờiXóaChúng ta đang xây dựng một nhà nước pháp quyền nên việc tôn trọng và đảm bảo thực hiện pháp luật trong thực tế là điều hiển nhiên, không thể vì lý do này kia mà bỏ qua các quy định của pháp luật được. Chỉ là một ổ bánh mì thôi nhưng đó là hành vi cướp bóc, nó hoàn toàn khác với trộm cắp và nó đã được quy định rõ rằng trong luật.
Trả lờiXóaĐã là vi phạm pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh, không thể có sự thiên vị, pháp luật là công bằng với tất cả mọi người, không phân biệt tầng lớp, địa vị xã hôi. Việc tòa tuyên án đối với người cướp bánh mì đó là đương nhiên và cần thiết, còn việc không truy tố trách nhiệm hình sự với vụ ống nước cần phải có sự xem xét lại của các cơ quan có thẩm quyền không thể nào coi thường pháp luật như vậy được.
Trả lờiXóaphạm pháp luật thì phải bị xử lý nghiêm minh ???? Thế khi lào các ông nôi HCM ra xử cái tội diệt chủng ? CCRĐ ?
XóaLàm thiệt hại cho dân đến hàng tỉ đồng, gây ra bao rắc rối, phiền toái trong sinh hoạt cho nhân dân hàng năm trời mà chỉ một câu xanh rờn là phạm tội lần đầu, thành khẩn khai báo là xong sao. Thế thì còn đâu tính nghiêm minh của luật pháp nữa, còn đâu lòng tin của quần chúng nhân dân.
Trả lờiXóaVụ việc không truy tố hình sự các bị can trong vụ vỡ đường ống nước sông Đà là không thể chấp nhận được, làm như vậy thì còn đâu tính nghiêm minh của luật pháp. Đề nghị các cơ quan chức năng có thẩm quyền cần vào cuộc một cách nghiêm túc, những kẻ phạm tội phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Trả lờiXóaChính những sự việc như thế này đang ngày đêm làm giảm lòng tin của quần chúng nhân dân với chính quyền với sự lãnh đạo của Đảng. Nhân dân sẽ nghĩ gì đây, chẳng nhẽ pháp luật chỉ có giá trị đối với những người lao động còn quan chức, người có tiền thì sẽ không có hiệu lực hay sao.
Trả lờiXóanếu lấy vụ án này mà so với những vụ án khác như các vụ án tham ô tham nhũng thì chắc chắn sẽ có những cái gọi là vấn đề về bình đẳng trươc pháp luật nhưng những gì còn tồn tại thì sẽ được đưa ra bàn luận và tìm những câu trả lời cho những gì gọi là bưc xúc nhất và dĩ nhiên pháp luật luôn luôn phải bình đẳng trươc tất cả mọi người
Trả lờiXóaThánh vc nào phán cũng giống nhau vì cùng một lò Hồ giáo!
Trả lờiXóađm tổng giá trị tài sản cướp có 45k mà truy tố hình sự con nhà người ta từ 8-10 tháng tù thì còn đéo gì là tính nhân đạo nữa.làm thế khác đéo gì hủy hoại tương lai của chúng.biết là răn đe nhưng thiếu đéo gì cách.đi cải tạo cũng đc.có đâu nhất thiết pải truy tố hình sự vì 45k.nếu truy tố hình sự 2 em này mà ko truy tố mấy ông ở vinaconex thì e ko yên lòng dân đâu
Trả lờiXóaSau khi tòa phán quyết thì xã hội phản ánh hình phạt đó là quá khắt khe. Và bản thân tôi cũng thấy nếu như pháp luật công bằng và mọi công dân việt dù là lãnh đạo hay là người dân thì có lẽ cán bộ đã từng bị vạch mặt vì tham ô cũng cần xử phạt thích đáng
Trả lờiXóaGì mà ăn trộm có mấy cái bánh mì bắt con người ta đi tù, còn mấy thằng trộm xe máy, cưới vàng, phá xe hàng triệu, còn mấy người nhận hối lộ, rồi làm thất thoát nhiều tiền thì không xử nặng vào, cách xử lý không khác quan của Tòa án Thủ đức vô hình chúng đem đến cái nhìn thiện không thiện cảm cho người dân với những tòa khác
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaĐặt vào trường hợp này không thắc mắc mới lạ, người ta nói đúng chứ., nếu ăn trộm bánh mì mà đi tù thì vụ nghìn tỉ này phải đi tù hàng ngàn năm chưa đủ, phải xử đúng người đúng tội, không dam tù hai thanh niên kia và cho mấy ông làm thất thoát tiền đi tù kìa
Trả lờiXóaCách làm việc không khác quan, không đảm bảo đúng người đúng tội của các thành viên tòa án quận thủ đức càn phải xử lý nghiêm khắc, lấy lại lòng tin của quần chúng nhân dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật, những người trọng tài cầm cân nẩy mực
Trả lờiXóaQuá kay, nên chăng chỉ xử phạt hành chính cùng lắm phat lao động gì đó với hai thanh niên trên và đồng thời là truy cứu trách nhiệm đối với những người cố ý làm thất thoát tiền của để đi tù, hoặc tử hình tùy theo quy đinh, không thể để mất lòng dân thế này được
Trả lờiXóaTôi cũng ủng hộ ý kiến của mọi người phải cho mấy thằng làm mất nhiều tiền kia đi tù, còn hai ông em kia thì tha cho người ta, đói quá làm liều, có đáng bao nhiêu mà, có xử thì nhẹ thôi để đe các đứa sau, chứ ai đời lại cho đi tù, thế mày thằng kia án gì
Trả lờiXóaChánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình đã yêu cầu Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xem xét lại vụ án Ôn Thành Tân (ngụ quận 9) và Nguyễn Hoàng Tuấn (ngụ huyện Củ Chi) bị Tòa án nhân dân quận Thủ Đức tuyên phạt mức án 8-10 tháng tù về tội Cướp giật tài sản vì cho rằng hình phạt đó là quá nghiêm khắc. Mong rằng các cwo quan pháp luật hãy xem xét thấu đáo để không mất niềm tin của nhân dân
Trả lờiXóa