 |
CSGT ngăn chặn người vi phạm giao thông (ảnh cắt từ clip) |
Chiều ngày 18/7, trên mạng xã hội xuất
hiện đoạn clip ghi lại việc một người mặc trang phục cảnh sát giao thông (CSGT)
lao ra giữa đường chặn một chiếc xe máy đi ngược chiều trên phố Xã Đàn, quận
Đống Đa, Hà Nội. Theo những hình ảnh
từ clip nói trên, người mặc trang phục CSGT chạy từ phía vỉa hè tới gần dải
phân cách giữa đường để chặn một chiếc xe máy đi ngược chiều. Khi chiếc xe máy
cố tình vượt qua thì người này đưa chân ra, chiếc xe bị mất lái, hai người trên
xe máy ngã xuống, nằm giữa dải phân cách.
Đoạn clip được chia sẻ trên mạng xã
hội kia nhanh chóng thu hút được sự chú ý của cộng đồng, dư luận. Rất nhiều ý
kiến bình luận (comment) đã được đưa ra. Một số ý kiến cho rằng, hành động của
người CSGT này là không thể chấp nhận được. Những người này lý giải, cảnh sát
là phải bảo vệ dân, đằng này lại đạp người dân khiến người dân bị thương. Một
số ý kiến thì cho rằng cần phải kỷ luật, đình chỉ công tác đối với anh CSGT
này. Cá biệt, có một số ý kiến còn ác mồm, ác miệng quy chụp rằng, CSGT giờ là
thế, chỉ biết đi “ăn chặn”, “ăn cướp” của nhân dân.
Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến
ủng hộ hành động của anh CSGT này. Các ý kiến này cho rằng, không thể cứ để bọn côn đồ kẹp 3, kẹp 4, thích đi kiểu
gì thì đi! Coi đường như của riêng và có thể gây tai nạn cho người khác! Ủng hộ
hành động của anh CSGT. Có người thì còn bày tỏ ý kiến cá nhân và lấy dẫn
chứng: “Tôi xem đoạn Clip cảnh sát Mỹ đuổi theo một xe ô tô vượt đèn đỏ
và không chịu dừng lại khi CSGT ra hiệu lệnh. Xe ô tô CSGT phóng theo, anh ta
cố chạy thoát nhưng cuối cùng CS cũng đuổi kịp và hậu quả là CS lấy búa trong người đập nát cửa kính, nhảy lên
mở cửa và lôi đầu anh tài xế xuống đấm cho vài đấm túi bụi, còng tay cho lên xe
ô tô CS ngay lập tức. Phải làm vậy thì trật tự giao thông mới trở lại bình yên.
Dù di quá người tham gia giao thông coi thường pháp luật, nhất là bọn thanh
thiếu niên choi choi coi thường pháp luật. Có nước nào mà người vi phạm giao
thông lại chống đối, đánh lại CSGT như ở Việt Nam không nhỉ!” (nickname Phạm
Tài).
Nói về clip này, Trung tá Lê Tú, Đội trưởng Đội CSGT số 3 - Phòng CSGT Công an
Hà Nội cho biết, chiều 18/7, lúc đó, tổ công tác của đội đang làm nhiệm vụ thì
phát hiện 1 nam thanh niên chở theo 1 cô gái không đội mũ bảo hiểm. Khi thấy có
CSGT, thanh niên này vội quay đầu xe và chạy ngược chiều trên đường Xã Đàn. Lúc
này, tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe, nhưng thanh niên này vẫn cố tình chạy.
Theo Trung úy Hoàng Anh (người CSGT
trong clip): "Khi phát hiện nam thanh niên đi xe máy ngược chiều, trên
người xăm trổ và có biểu hiện bất thường, tổ công tác đã ra hiệu lệnh dừng xe. Nhưng
nam thanh niên này vẫn phóng xe lao về phía mình. Nhận thấy sự nguy hiểm, theo
phản xạ tôi giơ chân bật nhảy. Do nam thanh niên chạy xe với tốc độ cao, không
làm chủ được tay lái nên lao vào dải phân cách".
Tại cơ quan công an, Nguyễn Văn Tuấn
(người vi phạm) thừa nhận là không có việc CSGT đạp xe mình mà do hoảng sợ tự
đâm và ngã lên dải phân cách.
Như vậy, từ clip và từ những người
trong cuộc chúng ta có thể đã hình dung về vụ việc này. Với quan điểm cá nhân
tôi cho rằng, hành động trên của anh CSGT là hoàn toàn bình thường, thậm chí
đáng biểu dương. Trong lúc, người vi phạm giao thông đang gây nguy hiểm cho
người khác, anh CSGT đã bất chấp nguy hiểm lao ra để ngăn chặn. Hành vi đó xứng
đáng được tuyên dương thay vì kỷ luật hay đình chỉ công tác.
Thử hỏi, nếu không ngăn chặn thì cứ
để cho những kẻ côn đồ, cho những kẻ cố tình vi phạm giao thông lộng hành. Vậy,
nếu kỷ luật anh CSGT này ai sẽ còn giám đứng ra để ngăn chặn những kẻ côn đồ,
những kẻ coi thường pháp luật, ai sẽ bảo vệ dân thường trước hành vi nguy hiểm
của những kẻ phạm tội?
Một câu hỏi là, chẳng biết ở nước ta
cứ hễ hai phương tiện va chạm với nhau chưa cần biết đúng sai thế nào, người
nào điều khiển phương tiện to hơn, lớn hơn là phải đền bù, bồi thường cho người
điều khiển phương tiện bé hơn, nhỏ hơn. Cứ hễ cảnh sát có hành vi ngăn chặn
những người vi phạm pháp luật thì họ lại lu loa rằng, công an đánh dân, công an
không bảo vệ dân. Thật đúng là chỉ có ở Việt Nam.
Nam Phong
Người CSGT chắc chắn là đã ý thức được sự nguy hiểm trong hành vi của mình. THế nhưng, không thể để yên để những kẻ vi phạm ngang nhiên thực hiện hành vi vi phạm của mình mà người CSGT không làm gì cả. Pháp luật cần được bảo vệ, có chăng là nên đưa ra hình thức ngăn chặn, trấn áp phù hợp hơn đới với những người vi phạm, coi thường pháp luật như thế
Trả lờiXóaAnh CSGT cũng chỉ là làm đúng chức trách và nhiệm vụ của mình mà thôi, việc anh ngăn chặn hành vi vi phạm của 2 người kia đã cứu sống bao nhiêu mạng người thử hỏi nếu cứ để cho chiếc xe đó tiếp tục đi thì nếu va quệt vào những người khác thì sao sẽ có hậu quả gì
Trả lờiXóaRất ủng hộ em vì hành động đó. Bản lĩnh người cảnh sát phải nhạy bén như thế mới mong lập lại được trật tự an toàn giao thông. Thời buổi bây giờ ra đường mới thấy rõ được những hành vi ý thức pháp luật rất kém của một bộ phận thanh niên trong việc tham gia giao thông.
Trả lờiXóaNếu thanh niên này có đúng là bị cảnh sát đạp ngã đi chăng nữa thì cũng không nên kết tội anh cảnh sát vì sự bất tuân luật lệ giao thông của thanh niên này rất nguy hiểm, lao xe ngược chiều còn muốn tông vào cảnh sát nữa. Tôi rất đồng tình với những biện pháp cứng rắn với những thể loại người ngông nghênh như vậy.
Trả lờiXóaCSGT đã hành động đúng, để ngăn chặn những tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra, cần phải xử lý quyết liệt như vậy và cần tăng nặng hình phạt hơn nữa.
Trả lờiXóaNhiều bạn cứ kêu phạt nguội. Vấn đề là đi ngược chiều rất nguy hiểm, ngã như thế là vòn may chứ đâm vào xe ngược chiều thì nhiều người bị thương nữa. Đợi phạt nguội thì lúc đấy muộn rồi. Cái cần là ngăn chặn hành vi nguy hiểm cứ không phải để phạt
Trả lờiXóaTrường hợp này anh cảnh sát đáng được thông cảm, và cũng cần giữ mình đề phòng trả thù, tôi chứng kiến nhiều trường hợp lực lượng CSCĐ trang bị hẳn hoi cũng gặp phải sự chống đối quyết liệt, và nhiều khi cũng phải bỏ qua.
Trả lờiXóaVi phạm luật giao thông, đi ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm. Gây nguy hiểm tính mạng cho những người đi giao thông. Cần xử nặng.
Trả lờiXóaAnh cảnh sát đã hành động đúng và đã có thể đã ngăn chặn hậu quả của hành vi này, thay vì làm ngơ " cho lành" thì đây là hành động có trách nhiệm. chúng tôi đồng tình và cảm ơn anh!
Trả lờiXóaNhững ý kiến phản đối thì cho rằng, việc làm của anh CSGT này là gây nguy hiểm cho người khác và không được pháp luật cho phép. Ý kiến ủng hộ thì cho rằng, đó là việc nên làm vì chẳng nhẽ cứ để cho người vi phạm giao thông coi thường pháp luật, thích đi gì thì đi. Một số người còn cho rằng, nên tuyên dương anh CSGT này thay vì đình chỉ công tác hay kỷ luật, vì anh CSGT đã bất chấp nguy hiểm lao ra ngăn chặn người vi phạm gây nguy hiểm cho người khác, pháp luật cần phải được bảo vệ. Tuy nhiên, một số người thì lại hơi ác mồm, ác miệng khi từ vụ việc này lại quy chụp rằng, CSGT giờ là thế, chỉ biết đi “ăn chặn”, “ăn cướp” của nhân dân.
Trả lờiXóaVới ai coi thường pháp luật và liều lĩnh anh CSGT này làm đúng. Theo tôi không nên trách đc CSGT này. Phải mạnh tay mới thể hiện được quyền uy của pháp luật, nước ngoài những tình huống này họ bắn hạ rồi vì có thể gây nguy hiểm cho nhiều người.
Trả lờiXóaTheo tôi là tôi ủng hộ anh cảnh sát này. anh này đã dũng cảm ngăn chặn người vi phạm. đáng nhé là phải biểu dương anh này mới đúng chứ không phải đình chỉ công tác và viết bản tường trình
Trả lờiXóaTôi thấy rằng thanh niên điều khiển xe máy trên đã vi phạm rất nhiều lỗi, như: không có giấy đăng ký xe, không có giấy phép lái xe, đi vào đường ngược chiều, không đội mũ bảo hiểm, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT. Đại loại là hành vi đi vào đường ngược chiều, bỏ chạy, không chấp hành hiệu lệnh của CSGT của người thanh niên kia là đang gây nguy hiểm cho người khác. Do đó, việc ngăn chặn là hết sức cần thiết.
Trả lờiXóaVậy không đội mũ bảo hiểm chạy xe tốc độ cao và ngược chiều ...và gây tai nạn cho người khác ( điều này là chắc chắn ). Cuối cùng không dừng xe theo hiệu lệnh CSGT vậy là đúng hay sai đây.
Trả lờiXóaAnh CSGT là người đang thực thi pháp luật. Với một người thực thi pháp luật thì điều đầu tiên là bảo đảm cho pháp luật được thực thi nghiêm túc, không để cho pháp luật bị xâm phạm. Trong trường hợp này, người điều khiển xe máy đã cố tình vi phạm pháp luật, đang gây nguy hiểm cho mình và cho người khác.Bên cạnh đó, xét dưới góc độ trách nhiệm công việc. Rõ ràng, anh CSGT này là người rất có trách nhiệm với công việc. Anh ta đã bất chấp nguy hiểm lao ra để ngăn cản người vi phạm gây nguy hiểm cho người khác. Anh ta đã bất chấp nguy hiểm để bảo vệ cho pháp luật không bị xem thường.
Trả lờiXóaTình hình tội phạm hiện nay càng ngày càng manh động, nhất là những đối tượng mới ra tù. Nguyên do là Luật pháp việt nam chưa mạnh tay để dăn đe. Về trường hợp hai đối tượng lạng lách bị csgt đánh thì tôi nghĩ các đồng chí làm thế theo luật là sai, nhưng pháp luật của Việt nam ta cần xem xét và sửa đổi nếu không tôi nghĩ một ngày nào đó chính bản thân người thi hành Luật sẽ là người bi tội phạm trấn áp. Ở việt nam ta tại sao vẫn ngày cành nhiều tội phạm vì một lý do nhận thức của một số người dân và một phần nhiều là do Luật của ta chưa có tính dăn đe đối với các loại tội phạm
Trả lờiXóaThi hành công vụ, ngăn chặn nguy hiểm xảy ra với người khác, không dùng vũ khí hay súng đạn mà cũng bị đình chỉ viết bản tường trình là thế quái nào? Vậy cảnh sát giao thông có quyền gì? Hay là trong trường hợp này phải lấy thân mình lao ra chặn xe thì mới là phù hợp???
Trả lờiXóaNếu chỉ xem video đơn thuần thì người xem chỉ chú ý đến hành động đạp của CSGT thôi vì chắc chắn rằng điều đó bị ảnh hưởng khi người đăng clip này sẽ dẫn tit là "CSGT đạp xe gây tai nạn". Nên dễ hiểu khi người ta chỉ trích anh CS này. Nói thật, đầu tiên xem thì mình cũng thấy đạp có phần hơi quá đáng thật vì nhỡ gây nguy hiểm cho người ta thì cũng rách việc. Rõ ràng là đôi nam nữ đó vi phạm luật giao thông khi có tín hiệu vi phạm thì quay lưng đi vào đường ngước chiều nếu không ngăn cản chúng thì nhỡ có tai nạn chết người xảy ra thì sao. Lúc đấy ai chịu trách nhiệm hay lại đổ lỗi cho CSGT không ngăn chặn. Chính vì trong hoàn cảnh đó người chiến sĩ CSGT mới hành động như vậy. Theo tôi như thế không có gì là sai trái
Trả lờiXóaCSGT trấn át tội phạm không nên bị kỷ luật gì cả mà phải tăng tội của người vi phạm lên mới công bằng. Người vi phạm còn chạy trốn CA gây tai nạn cho người khác thì phải chịu thêm hình phạt, cứ quy tội cho CSGT thì làm sao mà giảm tội phạm đươc?
Trả lờiXóaNhững người không tuân thủ pháp luật như thế, chạy xe như vậy thì sẽ gây ra bao nhiêu nguy hiểm cho người khác,thậm chí là cho chính bản thân mình. Tốt nhất là nên chặn lại và xử lí. Thế nhưng, tốt hơn hết là anh cảnh sát nên dùng cách khác thay vì cách nguy hiểm trên.
Trả lờiXóaNói không đùa chút nào chứ ý thức và hiểu biết của người dân có vẻ đang có một bộ phận đi xuống không ngừng thì phải. HỌ sao có thể xem thường tính mạng của những người khác khi tham gia giao thống như thế nhỉ kể cả đồng chí cảnh sát giao thông khi đứng ra chặn đứng kẻ đó cũng phải rất dũng cảm khi thực hiện hành động đí. Đáng được khen thưởng chứ đừng nói gì là chê trách
Trả lờiXóadân mình đúng là hay thật, không ngăn cản thì lại bảo cảnh sát giao thông là bù nhìn, chỉ dám bắt những người dân hiền lành còn những kẻ lạng lách, xăm trổ thì không dám bắt, giờ ngăn chặn lại bảo lạm quyền, không ở đâu pháp luật bị coi thường như Việt Nam. Không ngăn để nó chạy như đứt xích đâm vào người khác thì ai chịu trách nhiệm
Trả lờiXóaxem clip thì có thể thấy rằng, trung úy Hoàng Anh đã bất chấp nguy hiểm để đi sang đường, ra tín hiệu yêu cầu các đối tượng vi phạm giao thông dừng lại. Tuy nhiên thanh niên điều khiển xe vẫn cố tình không tuân theo và tìm cách tẩu thoát, thậm chí có ý định đâm vào người CSGT. Việc giơ chân chỉ là phản xạ tự nhiên, mang tính phòng vệ, bảo vệ an toán tính mạng của CSGT là chính
Trả lờiXóacú ra chân tự vệ của trung úy không làm thương người vi phạm bởi trung úy đã nhận thức rõ việc ngăn chặn này ở sát dệ cỏ nên hoàn toàn không làm nguy hiểm đến tính mạng và sức khỏe người vi phạm. Tôi tin chắc rằng, nếu sự việc xảy ra ở giữa đường hoặc nơi có bề mặt gồ ghề thì trung úy này sẽ không làm vậy đâu.
Trả lờiXóa