 |
Hiện trường vụ xả súng tại Munich, Đức ngày 22/7 |
Vụ xả súng tại trung tâm mua sắm Olympia, thành phố Munich, Đức tối hôm
qua 22/7 (giờ địa phương) rõ ràng đang khiến châu Âu bất an hơn bao giờ hết. Vụ
xả súng này xảy ra chỉ ít ngày sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại Nice,
miền Nam nước Pháp (đêm 14/7) khi một xe tải cố tình lao vào đám đông vừa xem xong màn trình diễn pháo hoa tại Nice (Pháp) khiến
hơn 80 người thiệt mạng và hơn 100 người bị thương.
Chưa khi nào châu Âu lại phải đối mặt với với nỗi ám ảnh khủng bố kinh
hoàng như hiện nay. Chưa khi nào châu Âu lại bất an như hiện nay.
Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, nước Pháp liên tục phải hứng chịu các vụ
tấn công khủng bố kinh hoàng khiến hàng trăm người chết. Tháng 11/2015, một vụ
tấn công khủng bố kinh hoàng cũng đã xảy ra tại thủ đô Paris, Pháp làm 130
người thiệt mạng khi
nhóm hung thủ dùng súng và bom tấn
công ở nhiều địa điểm khắp Paris, trong đó có sân vận động Stade de France và
nhà hát Bataclan.
Ngày 22/3/2016, thủ
đô Brussels của Bỉ rúng động bởi các vụ đánh bom tự sát tại một sân bay quốc tế
và một ga tàu điện ngầm khiến ít nhất 23 người chết và hàng chục người bị
thương. Loạt vụ đánh bom tại Bỉ - quốc gia được coi là "Trái tim của châu
Âu" đã gây rúng động châu Âu và cả thế giới. 2 vụ đánh bom liều chết tại
sân bay Zaventem và 3 vụ tấn công nhằm vào các ga tàu điện ngầm gần trụ sở của
Liên minh châu Âu đã khiến cả châu Âu rúng động.
Điều đáng nói, vụ
tấn công khủng bố này xảy ra chỉ vài ngày sau khi cảnh sát Bỉ bắt được tên
khủng bố khét tiếng Salah Abdeslam, nghi can chính trong vụ tấn công khủng bố
đẫm máu ở Paris, Pháp tháng 11/2015.
Chỉ trong vòng hơn 1
năm 3 vụ tấn công khủng bố đẫm máu (vụ xả súng tại Munich, Đức chưa xác định được
có phải khủng bố hay không) nhằm vào châu Âu, khu vực vẫn luôn được coi là có
sự ổn định tương đối hơn so với phần còn lại của thế giới đã gây ra những thiệt
hại to lớn. Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã nhận trách nhiệm về
các vụ tấn công ở Brussels và chúng tuyên bố sẽ không dừng lại. Nỗi ám
ảnh, lo sợ về nguy cơ khủng bố đang hiện hữu trong lòng người dân châu Âu.
Tại sao châu Âu lại
đang là tâm điểm của các vụ tấn công khủng bố? Tại sao châu Âu vốn yên bình nay
lại trở nên không còn an toàn?... Đó là những câu hỏi mà dư luận đã và đang đặt
ra.
 |
Hiện trường vụ tấn công khủng bố kinh hoàng tại Nice, Pháp |
Theo thống kế, hiện
nay châu Âu có hơn 50 triệu người Hồi giáo sinh sống, chiếm hơn 10% dân số (Anh,
Hà Lan: khoảng 5%, Pháp: hơn 10%, Bosnia & Herzegovina: 51%, Kosovo: 91%,
Albania: 70%, Macedonia: 30%, Thổ Nhĩ Kỳ: gần 100% dân số là tín đồ Hồi giáo).
Đây được xem là một trong những lý do khiến cộng đồng người Hồi giáo ở châu Âu có
mối liên hệ chặt chẽ với tổ chức Nhà nước Hồi giáo - IS.
Mặc dù, chiếm khá
đông ở châu Âu nhưng cộng đồng người Hồi giáo ở châu Âu về cơ bản bị gạt sang
bên lề, tiêu chuẩn, mức sống, trình độ giáo dục, chăm sóc sức khỏe thấp, tỷ lệ
thất nghiệp rất cao. Sự bất bình đẳng này cùng với những sai lầm trong chính sách
đối ngoại của châu Âu khiến cộng đồng Hồi giáo thù địch với xã hội truyền thống
châu Âu, cung cấp mảnh đất cho những kẻ Hồi giáo cực đoan ở bên trong và bên
ngoài lãnh thổ. Hơn nữa, rất nhiều người Hồi giáo nhập cư rất có thể đã có sự
thù địch đối với châu Âu và Mỹ ngay khi còn ở đất nước họ.
Một nguyên nhân hết sức quan trọng
không thể không nói đến chính là chính sách đối ngoại của các nước châu Âu,
nhất là liên minh châu Âu - EU. Về cơ bản các quốc gia này đều có chính sách
ủng hộ việc tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo - IS của Mỹ cũng như can thiệp
vào công việc nội bộ của các quốc gia ở Trung Đông. Liên minh chống Nhà nước
Hồi giáo do Mỹ đứng đầu có sự tham gia của rất nhiều quốc gia châu Âu. Điều đó,
khiến các tay súng IS cảm thấy căm phẫn và luôn tìm cách trả thù.
Việc Mỹ, phương Tây can thiệp vào các
quốc gia Trung Đông khiến cho tình trạng bạo lực, nội chiến ở khu vực này gia
tăng cũng là nguyên nhân khiến cho làn sóng di cư từ khu vực Trung Đông - Châu
Phi vẫn tiếp tục tràn vào châu Âu khiến châu Âu không thể kiểm soát. Điều đáng
nói, cho đến nay, dù đã trải qua rất nhiều cuộc họp cấp cao trong nội bộ EU và
giữa EU với các đối tác khác như Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng EU vẫn chưa tìm ra được giải
pháp để ngăn chặn dòng người di cư vào châu lục này. Điều này cũng cho thấy mức
độ nghiêm trọng của nguy cơ khủng bố từ những kẻ Hồi giáo cực đoan trà trộn
trong cộng đồng người nhập cư, đồng thời cũng phô bày những chia rẽ, rạn nứt
trong nội bộ EU về những vấn đề gai góc của châu lục.
Tất cả những lý do trên khiến châu Âu
đang phải đối mặt với nguy cơ khủng bố lớn hơn bao giờ hết. Từ một châu lục vốn
được xem là bình yên nhất, giờ đây châu Âu lại đang phải đối mặt với những mối
đe dọa khủng bố nguy hiểm hơn bao giờ hết. Khi châu Âu không còn thực sự an
toàn!
Việt Nguyễn
Châu Âu không phải nơi an toàn, khủng bố, ly khai, di cư và hàng loạt vấn đề xảy ra với khu vực già cỗi này. và nếu không cải tổ làm mới thì châu âu sẽ trượt dốc so với châu á đang mạnh lên
Trả lờiXóanói thẳng ra ở trên thế giới này chẳng có nơi nào mà an toàn cả đâu, quan trọng an toàn ở mức độ nào đó thì mới xứng đáng là nơi ở. còn nếu nói độ an toàn thì chỉ có đến chống không người mà ở thì mới an toàn nhất.
Trả lờiXóaPhân biệt chủng tộc ở Mỹ ngày nay là còn sống và tốt, Mỹ là đất nước đã tìm cách dập tắt vấn đề phân biệt chủng tộc của mình, người da đen ở Mỹ đối mặt với một số lượng không cân xứng của các rào cản xã hội và kinh tế - vấn đề chủng tộc là vấn đề diễn ra phổ khắp đất nước MỸ. Nó mở rộng cách xa hơn sự chênh lệch màu trắng-đen, không chỉ riêng ở Mỹ mà nó còn lan sự ảnh hưởng đến gốc Tây Ban Nha, Ả Rập và một sưu dân tộc thiểu số khác. Những thống kê cho thấy kích thước khác nhau của phân biệt chủng tộc như nó tồn tại ở Hoa Kỳ ngày nay và là một nhắc nhở rõ ràng về cách xa đất nước cần đi đến trong giải quyết các vấn đề.
Trả lờiXóaỞ một số quốc gia, người dân tỉnh dậy vào mỗi sáng đã là một điều hạnh phúc, họ cảm ơn trời đất vì được sống, chúng ta sinh ra trong một đất nước hòa bình như này chúng ta càng phải trân trọng. Chúng ta sinh ra trong một đất nước có nền chính trị hòa bình như thế này là một điều hạnh phúc, có bao nhiêu nước thèm muốn mà không được, vậy mà có những kẻ lại coi thường nền hòa bình ấy. Các thể hệ cha anh đi trước đã hy sinh biết bao xương máu, biết bao mồ hôi, công sức, mới giành được độc lập như ngày hôm nay, chúng ta phải biết quý trọng nền hòa bình ấy.
Trả lờiXóaViệt Nam tự hào là nước có tình hình kinh tế chính trị ổn định, mỗi ngày không phải nơm nớp lo sợ là hôm nay có xả súng không, hôm nay có khủng bố hay không, đó cũng là một niềm hạnh phúc đáng mơ ước rồi. Nào các anh em dân chủ hãy nhìn vào các vụ nổ súng ở Đức, đảo chính ở Thổ Nhĩ kỳ, khủng bố ở Pháp...để thấy hào bình ở VN quý giá thế nào với mỗi người dân. hãy thôi những trò bẩn thỉu và đê tiện như biểu tình, tuần hành. Mặt nạ của các người đã bị lột bỏ và sẽ k thể tiếp tục diễn trò đc nữa đâu.
Trả lờiXóaHậu quả của việc để tự do sử dụng vũ khí là tính mạng của con người sẽ không được đảm bảo, chỉ xích míc nhỏ thôi, người ta cũng có thể bắn thằng viên đạn tử thần vào đầu nhau rồi. trong khi họ luôn rao giảng và lên án rằng chúng ta bạo lực các nước bạo lực thì ngay trong xã hội của họ nền dân chủ mang một màu sắc bạo lực đáng sợ hơn bao giờ hết. Thiết nghĩ Việt Nam không có dân chủ nhân quyền thì ở đâu mới có dân chủ nhân quyền đây, ở Mỹ á, hay ở mấy nước phương Tây mà các nhà dâm chủ vẫn thường rêu rao đây?
Trả lờiXóaRất nhiều tin tức được đăng tải về các cuộc xả súng ở các nước phương Tây cho thấy tình hình bất ổn ở các quốc gia đó tăng cao mất kiểm soát. Mình nghĩ nguyên nhân lớn chính là do chính sách tự do súng đạn và sự kém hiệu quả trong việc kiểm soát của chính quyền nước đó khiến cho mỗi năm hàng nghìn người chết về súng đạn, chưa kể đến đánh bom, khủng bố. Tất cả những lý do trên khiến châu Âu đang phải đối mặt với nguy cơ khủng bố lớn hơn bao giờ hết. Từ một châu lục vốn được xem là bình yên nhất, giờ đây châu Âu lại đang phải đối mặt với những mối đe dọa khủng bố nguy hiểm hơn bao giờ hết. Khi châu Âu không còn thực sự an toàn
Trả lờiXóađối với những đất nước chưa thực sự là dân chủ vì nhân dân thì cuối cùng cũng phải gánh lấy hậu quả của việc hỗn loạn đang ngày càng trở nên phổ biến , chính trong xã hội đang tồn tại cái gọi là mâu thuẫn. và việc giải quyết nó không thể thì dân tới những sự việc này
Trả lờiXóatrong thời gian gần đây có thể nói rằng châu âu không còn được an toàn như cái thời huy hoàng ngày xưa nữa vì các quốc gia đã nhận thấy được những nguy cơ tiềm tàng hay chăng họ không còn chấp nhận cái cảnh phụ thuộc vào nhau quá nhiều để có thể hướng tới lợi ích riêng của chính bản thân quốc gia họ
Trả lờiXóaSao không mấy thằng dân chủ Việt Nam sang đó đấu tranh cho nhân quyền nhỉ, đấu tranh mạnh mẽ lên, chắc sợ qua bên đó nó thịt khi nào không biêt, chúng mày chỉ được cái mòm dân chủ thôi, hành động như những có thú, chỉ biết cắn phá đất nước mà lấy tiền thôi, lũ chó
Trả lờiXóaĐó là hậu quả của đa nguyên đa đảng, hậu quả của việc không giải quyết bức xúc của người dân, hậu quả cuar việc phân biệt màu gia chủng tộc, ở những đất nước mà luôn tuyên truyền về mình là một nước công bằng tự do dân chỉ như mỹ nhưng sự thật đằng sau đó là cả một địa ngục
Trả lờiXóaCái gì cũng có những nguyên nhân của nó, không phải tự nhiên có khủng bố, không phải mà mấy thằng cực đoạn nó tự nhiên kêu gọi được người khác tử vì chúng, ngoài những giáo lý thần quyền thì còn có những bức xúc bị kìm nén không được giải quyết để từ đó mới có những hành động bột phá như hôm nay
Trả lờiXóaAn ninh không được kiểm soat một cách chặt ché, đất nước tồn tại quá nhiều điều sai trái, mặc dù có lẽ nhiều người Việt Nam chúng ta xem Pháp hay Mỹ là những đất nước đáng sống bởi những hình ảnh, những thông tin họ đưa lên quá đẹp quá tuyệt vời, chỉ có những con người tha phương nơi đất khách quê người mới hiểu được không có gì tuyệt vời bằng Việt Nam không có gì tuyệt vời bằng quê hương
Trả lờiXóaở đâu cũng thấy giết người khủng bố, nước mình như thế này chứng tỏ mấy ông công an làm được việc phết nói chi thì nói ở Việt Nam vẫn oke, ở đâu chẳng co tiêu cực này tiêu cực nọ, không một đất nước nào thoát, nhưng nước mình vẫn ít hơn và cố gắng giảm là ok rồi
Trả lờiXóacũng chẳng có cái gì là lạ khi châu âu đang thực sự trở nên hết sức mong manh khi mối liên kết giứa các quốc gia đang trở nên xa cách.
Trả lờiXóađiều đó chẳng có cái gì hơn là thể hiện bản chất của các quốc gia mà chính xác hơn là họ đang tìm cách thực hiện những việc làm của mình nhằm ngăn chặn hành động của các quốc gia khác
châu âu thực sự đang có quá nhiều rắc rồi từ sau khi Anh toan tính rời EU đó là việc làm thể hiện tính chất cá nhân của họ. Mà dường như châu âu đang có quá nhiều vấn đề hết sức nan giải mà các quốc gia khó lòng có thể sát cánh cùng nhau được và đó là cái cớ cho các quốc gia tìm lợi ích riêng cho họ
Trả lờiXóachâu âu đang thực sự hết sức rắc rối chjo nên có cái gì cũng cần có hành động cho đúng chứ không hề đơn giản đâu được, cái gì cũng cần có giới hạn của nó chứ,
Trả lờiXóakhông có gì đơn giản đâu cho nên cần có nhìn nhận và việc làm cho đúng đắn chứ không thể nào là hành động thỏa mãn cho tham vọng cá nhân đâu nhé
châu âu thực sự có quá nhiều rối ren và đang trờ thành mục tiêu của các tổ chức khủng bố, có thể đó là âm mưu của các tổ chức đó nhằm chia rẽ khối EU. Trong hàng loạt vụ khủng bổ và bê bối chính trị thì hoạt động của các quốc gia cũng trở nên ngần ngại hơn bao giờ hết cần có nhìn nhận cho đúng đắn hơn
Trả lờiXóa