 |
Thủ tướng Campuchia Hun Sen và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình |
Ngày 20/6/2016, trả
lời phỏng vấn các phương tiện truyền thông, Thủ tướng Campuchia Hun Sen tuyên bố
sẽ không ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ
Philippin kiện Trung Quốc đưa ra yêu sách vô lý, phi pháp về “đường lưỡi bò”
trên Biển Đông.
Ông Hun Sen nói: "Tôi xin
tuyên bố rằng lập trường của Campuchia là sẽ không ra bất kỳ tuyên bố nào ủng
hộ phán quyết của Hội đồng Trọng tài. Campuchia sẽ có tuyên bố của riêng
mình".
Lý giải cho tuyên bố của mình, ông Hun Sen lập luận: "Đây không phải vấn đề pháp lý, nó
hoàn toàn là về chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ phán quyết nào của Tòa.
Vụ kiện này là một âm mưu chính trị giữa một số quốc gia và Tòa án".
Đồng tình với tuyên bố trên của Thủ tướng Hun Sen, ngày 22/6/2016 Đảng
Nhân dân Campuchia (CPP) - Đảng cầm quyền ở Campuchia tuyên bố đứng về phía Thủ tướng Hun Sen, không ủng hộ phán quyết sắp tới
từ Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) trong vụ Philippin kiện Trung Quốc.
Trước đó, ngày 6/6/2016, Phó Thủ tướng Campuchia Hor Namhong trong cuộc gặp
với Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân đã cho rằng các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ ở
Biển Đông cần được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên liên quan trực tiếp.
Như vậy, với tuyên bố trên của người đứng đầu chính phủ
Campuchia và đảng cầm quyền ở Campuchia, Campuchia đã công khai không ủng hộ
phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đối với vụ kiện của Philippin,
đồng thời công khai ủng hộ lập trường “đường lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc ở
Biển Đông.
Vì sao, Campuachia lại công khai ủng hộ lập trường “đường
lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc?
Ngày 4/9/2013, Thời
báo Hoàn Cầu dẫn lời bà Bun Rany - Phu nhân Thủ tướng Campuchia Hun Sen trong
buổi hội kiến với bà Bốc Kiến Quốc - tân Đại sứ Trung Quốc tại Campuchia. Bà Bun
Rany nói rằng: “Campuchia coi Trung Quốc
như người anh, còn Campuchia là em”. Đồng thời, phu nhân của Thủ tướng Hun
Sen cũng nhấn mạnh Campuchia sẽ tiếp tục ủng hộ các chính sách của Bắc Kinh và
hết lời ca ngợi sự giúp đỡ của Trung Quốc đối với Campuchia trong thời gian qua.
Trung Quốc hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia. Trong giai đoạn
1992 đến 2014, Trung Quốc đã cấp cho Campuchia 2,85 tỷ USD các khoản vốn vay ưu
đãi và viện trợ phát triển khác. Trong tháng 11/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập
Cận Bình đã cam kết rằng Trung Quốc sẽ cung cấp cho Campuchia sự hỗ trợ phát
triển hàng năm trị giá 500-700 triệu USD mỗi năm.
Thương mại song phương giữa Trung Quốc và Campuchia cũng đã tăng lên hàng
năm, và đạt 3,75 tỷ USD trong năm 2014. Chính phủ Campuchia hy vọng thương mại
sẽ tăng lên 5 tỷ USD vào năm 2017. Trung Quốc cũng đã trở thành nhà đầu tư lớn
nhất của Campuchia, với số vốn hơn 10 tỷ USD đầu tư, gấp nhiều lần so với các
quốc gia khác đầu tư vào Campuchia.
Campuchia đã đáp ứng gần như tất cả các yêu cầu của Bắc Kinh để đổi lấy
các khoản viện trợ kinh tế và quân sự. Trong năm 2009, 20 người Duy Ngô Nhĩ từ
Trung Quốc đến Campuchia xin được tịn nạn chính trị, tuy nhiên Campuchia đã bất
chấp luật pháp quốc tế, vi phạm công ước LHQ và đã trục xuất về Trung Quốc nhóm
người này. Chỉ một ngày sau khi 20 người Duy Ngô Nhĩ hồi hương, 1,2 tỷ USD viện
trợ từ Trung Quốc đã được cung cấp cho Campuchia.
Ngoài ra, các khoản viện trợ về quân sự cho Campuchia cũng được Trung Quốc
rất chú trọng. Trong một cuộc họp vào tháng 5/2012, Bộ trưởng Quốc phòng Trung
Quốc Lương Quang Liệt khẳng định cam kết hợp tác quân sự với Campuchia bằng
việc tăng cường cung cấp khoản viện trợ 17 triệu USD cho các lực lượng vũ trang
Campuchia, bao gồm cả việc xây dựng trường huấn luyện và bệnh viện quân y. Đổi
lại, Campuchia tái khẳng định việc tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc của Bắc
Kinh cũng như sự ủng hộ của Campuchia đối với Trung Quốc trong các vấn đề quốc
tế khác, bao gồm cả các tranh chấp lãnh thổ, như Biển Đông. Năm 2013, Campuchia đã tiếp nhận 12 trực thăng Harbin
Z-9 mua bằng khoản vay 195 triệu USD của Trung Quốc.
Campuchia không thể
nhận không những khoản viện trợ này. Để nhận được những khoản đầu tư, viện trợ
này, Campuchia phải chấp nhận những điều khoản riêng từ phía Trung Quốc. Chính
vì vậy, việc Campuchia công khai ủng hộ lập trường “đường lưỡi bò” phi pháp của
Trung Quốc trên Biển Đông, việc Campuchia tuyên bố không ủng hộ phán quyết của
Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) đối với vụ kiện của Philippin về yêu sách “đường
lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông chẳng khác nào một cách “trả ơn” Trung
Quốc của Campuchia.
Nam Phong
Những phát biểu của ông Hun Sen ngay lập tức đã phải đón nhận sự lên án của dư luận các nước trong khu vực, đó là những hành động “đổ dầu thêm vào lửa” trong hành trình phá vỡ sự thống nhất, đồng thuận cũng như những nguyên tắc chung của ASEAN. Và khi bị lóa mắt trước hào quang của ảo vọng đồng tiền cũng như “chịu áp lực từ Bắc Kinh”, vị Thủ tướng này còn cho rằng vụ kiện này không phải là vấn đề pháp lý một “âm mưu chính trị” giữa một số quốc gia và Tòa án.
Trả lờiXóaÔng Hun Sen chắc là đang mơ ngủ hay cố tình ảo tưởng trước sức mạnh của “đồng tiền” mà quên đi rằng, thực tế, cuộc tranh chấp này bắt nguồn từ đường lưỡi bò do Trung Hoa dân quốc tự vẽ ra năm 1947 không có bất cứ cơ sở pháp lý nào, trái với Luật Biển năm 1982, nay Trung Quốc lại viện dẫn, cho rằng đó là chủ quyền lịch sử, đòi hỏi một cách quá đáng gần 90% diện tích Biển Đông.
Trả lờiXóaRõ ràng tranh chấp này cũng liên quan đến nhiều quốc gia Đông Nam Á và cũng đã nhiều lần đàm phán từ song phương đến đa phương, không hiệu quả bởi một âm mưu bành trướng và mưu đồ Đại hán bá quyền của Trung Quốc và Trung Quốc đang tỏ ra yếu thế hơn trong vụ kiện này khi mà họ khoe có 60 quốc gia ủng hộ nhưng chính xác chỉ có 8 nước, các nước còn lại đều đã lên tiếng phản đối
Trả lờiXóaTrước sự kiện Tòa án Thường trực PCA ở The Hague, Hà Lan sẽ đưa ra phán quyết về Biển Đông do Philippin khởi kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò dự kiến vào ngày 7/7 tới đây, trong khi tham dự buổi lễ Tốt nghiệp Học viện Hành chính quốc gia Campuchia, Thủ tướng Hunsen thể hiện bộ mặt của những kẻ xả trả, lưu manh, chơi chiêu trò “con dao hai lưỡi” khi phát biểu về sự kiện này cho rằng: “Đây không phải vấn đề pháp lý, nó hoàn toàn là về chính trị. Tôi sẽ không ủng hộ bất kỳ phán quyết nào của Tòa. Vụ kiện này là một âm mưu chính trị giữa một số quốc gia và Tòa án”,“Tôi xin tuyên bố rằng lập trường của Campuchia là sẽ không ra bất kỳ tuyên bố nào ủng hộ phán quyết của Hội đồng Trọng tài. Campuchia sẽ có tuyên bố của riêng mình” hay "với tư cách là thành viên ASEAN, Campuchia tôn trọng nguyên tắc không can thiệp vào vấn đề nội bộ, nguyên tắc đồng thuận... và coi ASEAN là một kênh ngoại giao trong hợp tác khu vực và quốc tế". Đúng là nghe mà ức chế. HUn Sen và đất nước của ông đã quên quá khứ đất nước mình như thế nào trước ảo vọng của đồng tiền từ Trung Quốc hay sao?
Trả lờiXóaViệc ngụy biện cho rằng vụ kiện này không phải làvấn đề pháp lý mà là “một âm mưu chính trị giữa một số quốc gia và Tòa án” chỉ càng làm lộ nguyên hình bộ mặt thật của Hun Sen cũng như của kẻ “lóa mắt trước hào quang của ảo vọng kim tiền” mà thôi. Thật đáng buồn cho HUn Sen cũng như đất nước của ông đang đi ngược lại với lịch sử cũng như những cam kết, nguyên tắc chung của ASEAN cũng như lịch sử đất nước của mình!
Trả lờiXóaVới những hành động như tuyên bố chủ quyền phi pháp với hầu hết diện tích Biển Đông, bất chấp sự phản đối từ cộng đồng quốc tế. Nước này ồ ạt bồi đắp, cải tạo 7 bãi đá tại quần đảo Trường Sa của Việt Nam, biến chúng thành đảo nhân tạo và xây dựng cơ sở phi pháp trên đó. Bắc Kinh từ đầu năm nay còn lộ rõ ý đồ quân sự hóa khi bố trí hệ thống tên lửa, radar và chiến đấu cơ tại Biển Đông thì viễn cảnh Trung Quốc thất bại trong phiên tòa tới đây cũng là điều dễ hiểu và hoàn toàn đúng với luật pháp quốc tế
Trả lờiXóacampuchia đang bị mờ mắt bởi những nguồn lợi trước mắt mà Trung Quốc mang lại cho họ, và việc mà campuchia đứng ra công khai ủng hộ Trung Quốc không khác gì một việc làm nhằm trả ơn cả, họ đã quên đi lịch sử, quên đi những năm tháng khó khăn được Việt Nam giúp đỡ để có được ngày hôm nay, họ làm chúng ta thất vọng vì chúng ta luôn coi họ là người anh em nhưng người anh em này đang bị chi phối bởi người anh cả của họ
Trả lờiXóatin vào trung quóc sao chăc chắn là không thể nào có một tương lai gì đâu nếu như những gì trung quốc đang làm ơn làm phúc cho một quốc gia nào thì đất nước đó đang đứng đầu cho những hiểm họa mất nước vì từ xưa tới nay trung quốc luôn là một nươc xâm lược các nước mà
Trả lờiXóaTrung Quốc hiện là nhà tài trợ lớn nhất cho Campuchia. Trong giai đoạn 1992 đến 2014, Trung Quốc đã cấp cho Campuchia 2,85 tỷ USD các khoản vốn vay ưu đãi và viện trợ phát triển khác. Trong tháng 11/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cam kết rằng Trung Quốc sẽ cung cấp cho Campuchia sự hỗ trợ phát triển hàng năm trị giá 500-700 triệu USD mỗi năm... Với quốc gia nhiều toan tính như Trung Quốc thì không thể làm bất cứ việc gì mà không tính toán đến lợi ích
Trả lờiXóaTại sao Campuchia công khai ủng hộ Trung Quốc ư? Tất cả chỉ vì những gói viện trợ ODA của Trung Quốc mà thôi. Có thể thấy rằng, các quan chức cấp cao của Campuchia đang bị ru ngủ bởi những đồng tiền của Trung Quốc mà quên mất rằng đất nước mình đang dần dần bị lệ thuộc vào Trung Quốc, thậm chí cả nòi giống của mình cũng dần là người Trung Quốc khi đi theo các gói ODA là hàng triệu công nhân Trung Quốc, những người này quan hệ với phụ nữ địa phương cho ra 1 loạt F1, F2 Tàu con rồi dạy con cháu rằng tổ tiên mình là người Tàu con ạ.Thế thì chỉ 100 năm thôi, chắc Campuchia trở thành Trung Quốc version 2 mà thôi.
Trả lờiXóaKhông cần suy nghĩ nhiều tôi cũng đoán ra được đây chính là vì tiền, tất cả cũng chỉ vì tiền, là con nợ của Trung Quốc cũng như là một đất nước thường xuyên nhận được sự viện trợ của Trung Quôc thì hơi khó campuchia khi đưa ra một ý kiến phản đôi, tuy nhiên cách nói của chính trị vẫn khác dân thường đó là họ luôn trừa chỗ để cho mình lối thoát
Trả lờiXóaVật chất quyết đinh ý thức, chủ nghĩ Mác – Lênin đã nói, quả không sai tý nào, nếu không có sự phụ thuộc về kinh tế thì theo tôi nghĩ hôm nay Campuchia sẽ không có những hành động để thế giới có thể ỉa vào mặt như thế này, nhưng lỡ ngậm tiền của nó rồi biết làm sao được
Trả lờiXóaVốn một trong những người bạn tốt của Việt Nam, từng được Việt Nam giúp đỡ trãnh được nạn giệt chủng, nhưng vốn là một kẻ không có lập trường, gió chiều nào che chiều đó nên hành động trơ trẽm hiện nay của Hunsen cũng là một điều chúng ta có thể hiểu được
Trả lờiXóaVì Trung Quốc nó bơm tiền nhiều mà, lại là đối tác quan trọng về nhiều phương diện nữa. Trung Quốc mà dừng hợp tác thì Campuchia cũng sấp mặt. Thế nên dù có đồng ý hay không thì ngoài mặt vẫn phải tuyên bố ủng hộ chúng thôi
XóaTrong lúc Việt Nam đang bị Trung Quốc ăn hiếp ở Biển Đông thì Campuchia lại có những hành động như thế này, liệu có xứng đáng với công ơn trời bể mà nhân dân Việt Nam dành cho Campuchia hay không, tôi cảm thấy hối tiếc vì ngày xưa Việt Nam cứu Campuchia
Trả lờiXóaĐới với những thằng không có lập trường như Thái Lan hay Camphuchia thì đừng nói chuyện biết ơn ở đây, chúng nó chỉ cần có tiền thì đánh đổi hết, chúng nó không phân biệt đâu là bạn đâu là thù, chỉ quan tâm đến hiện tại ai cho nó ăn, thế nên bạn có thể thành thù đối với nó khi mà sự giúp đỡ bị gián đoạn
Trả lờiXóaCampuchia đã không còn là mình trên trường chính trị,chính phủ Camphuchia đã bị đồng nhân dân tệ chi phối hoàn toàn.Đó chính là mục đích của Trung Quốc,đùn đồng tiền,sức mạnh kinh tế quân sự để chi phối các nước nhỏ hơn.Nếu không giữ mình thì sớm muộn Campuchia sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào TQ.Mặt khác đó cũng là âm mưu của TQ nhằm chia rẽ nội bộ khối ASEAN
Trả lờiXóaÔng này đã bị trung quốc nắn gân rồi, nên mọi hành động của trung quốc lúc nào cũng được campuchia ủng hộ. Đó là điều mà làm cho Asean chúng ta mất đoàn kết nhất hiện nay
Trả lờiXóacampuchia nên nhìn nhận bài học lịch sử đi là hơn, khi mà trung quốc cả thế giới này đều biết là đểu thì những gì mà campuchia cần làm là tỉnh táo trước mánh khóe của trung quốc, hơn là làm những điều tổn hại đến bạn bè.
Trả lờiXóaCũng phải thôi Campuchia là quốc gia thành viên ASEAN và không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông, đồng thời Trung Quốc là nước tài trợ kinh tế và quân sự lớn cho Campuchia và là đồng minh thân cận nhất của nước này trong khu vực Đông Nam Á; do đó đây là mắt xích yếu nhất trong ASEAN trước vấn đề biển Đông và chính phủ Trung Quốc thường có sự can thiệp, chi phối tới quan điểm và những phát biểu của Campuchia về vấn đề biển Đông. Chúng ta nên cẩn thận với quan điểm 2 mặt này của CPC, không biết chừng họ bắt tay với TQ rồi đâm sau lưng Việt Nam đó.
Trả lờiXóaAi cũng biết hiện nay Trung Quốc đang nuôi dã tâm “độc chiếm biển Đông”. Họ sẵn sàng chà đạp sự thật lịch sử, chà đạp luật pháp quốc tế để đưa ra yêu sách đường lưỡi bò chiếm tới hơn 80% diện tích biển Đông. Đối với Việt Nam, dù rằng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền không thể tranh cãi, thế nhưng Trung Quốc vẫn cố tình nhận vơ vào mình. Và để thuận lợi hơn cho việc thực hiện mưu đồ của mình thì TQ đã khéo léo mua chuộc các nước khác để đi đêm trong các nỗ lực độc chiếm biển Đông của mình, ví dụ rõ nhất là Campuchia. Khi chính họ đã phá vỡ nỗ lực của ASEAN trong việc đi tìm tiếng nói, tuyên bố chung về biển Đông. Thật đáng buồn cho Campuchia khi họ đã phản bội lại tình hữu nghị đoàn kết, truyền thống lâu đời chỉ vì những lợi ích kinh tế.
Trả lờiXóaKhông biết hành động khôn khéo hơn này của Campuchia thì Trung Quốc nên mừng hay nên lo nữa. Chúng ta không thể quên được bài học năm năm 2012 tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN khi Campuchia khi ấy là chủ tịch luân phiên đã không đồng ý để thông qua tuyên bố chung về vấn đề tranh chấp biển đảo với Trung Quốc. Họ đã đâm 1 nhát dao vào Việt Nam, từ đó chúng ta cần nhìn nhận vấn đề 1 cách 2 mặt, để cảnh giác và chủ động trước những tình huống xấu nhất có thể xảy ra.
Trả lờiXóaCó thể thấy mối quan hệ giữa Trung Quốc và Campuchia đang thu hút được sự chú ý của nhiều nước trên thế giới, nhất là sau khi Campuchia có những động thái ngả hẳn về ông anh bơm tiền cho mình là Tàu khựa. Trong bối cảnh, Trung Quốc ngày càng cố gắng tìm cách khẳng định vị trí của mình đối với thế giới nói chung và khu vực ASEAN nói riêng, cũng như những diễn biến căng thẳng, phức tạp ở Biển Đông, thì họ đã nhanh trí thu phục được mắt xích có thể nói là yếu nhất khu vực, khiến CPC thật sự làm người ta khó đoán. Với những điều đó, rõ ràng chúng ta cần phải theo dõi sát những diễn biến trong mối quan hệ giữa Campuchia và Trung Quốc để chủ động có biện pháp xử lý trong mọi tình huống.
Trả lờiXóaTrước đây chính ông Phó Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Campuchia, Hor Namhong đã từng nhấn mạnh rằng: Trung Quốc hiện là ân nhân nước ngoài lớn nhất của nhân dân Campuchia. Câu nói dường như đã phủ định hoàn toàn những đóng góp của nhân dân Việt Nam đưa đất nước Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng và xây dựng mối quan hệ láng giềng anh em gần gũi. Qua đây ta có thể nhìn nhận được bản tính trung lập, vật chất của CPC. Thiết nghĩ, những nhà lãnh đạo CPC nên suy nghĩ đắn đo chút, vì 1 khu vực như ASEAN không nên có chỗ cho kẻ vụ lợi, 1 cộng đồng chung, vì thế các nước ASEAN cần phải nêu cao trách nhiệm, duy trì và củng cố đoàn kết ASEAN, phát huy vai trò và đóng góp chủ đạo của ASEAN trong các vấn đề ưu tiên và thiết yếu của ASEAN và khu vực
Trả lờiXóaViệc Campuchia và Trung Quốc có mối quan hệ ngày càng “thân mật” hơn trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay là điều tốt, nhưng rõ ràng mối quan hệ này đang tiềm ẩn những mối nguy cơ cho đất nước ta. Do đó Việt Nam cũng cần phải tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của Campuchia và cũng cần phải đề phòng trước nguy cơ bị Campuchia làm hại đằng sau lưng, vì Trung Quốc nguy hiểm thế nào chúng ta đều ý thức rõ được rồi. Tuy nhiên, những đòi hỏi phi lý, vô căn cứ của Trung Quốc sẽ bị cộng đồng quốc tế lên án. Hơn nữa, chính điều này đang cô lập Trung Quốc với các quốc gia láng giềng.
Trả lờiXóaĐối với người TQ thì vụ kiện của Philipin là vô giá trị và Trung Quốc sẽ bất chấp tất cả những phán quyết của Tòa trọng tài quốc tế. Việc Tòa phán quyết như thế nào cũng sẽ không làm thay đổi lập trường của Trung Quốc đối với vấn đề biển Đông. Và mới nhất Thủ tướng Campuchia Hunsen đã thể hiện bộ mặt của những kẻ lưu manh, chơi chiêu trò “con dao hai lưỡi”, tiếp tục thái độ 2 mặt. Đúng là bây giờ đồng tiền chi phối tất cả, lợi ích quốc gia cũng được cân đo đong đếm bằng tiền
Trả lờiXóaVới những hành động gần đây của ông Hun Sen có thể thấy đây là một con người độc đoán, ít biết suy trước tính sau. Bởi lẽ, ông ta sẵn sàng đàn áp đảng đối lập bất kể lý do, thậm chí là dùng vũ lực. Hay việc bắt tay với Trung Quốc chỉ vì những khoản tiền viện trợ mà chẳng thèm để ý đến những điều kiện kèm theo. Nếu cứ tình trạng này, e rằng việc Campuchia nổ ra chính biến là một ngày không xa nữa.
Trả lờiXóaChúng ta biết rằng, chỉ còn ít ngày nữa, Tòa trọng tài Thường trực (PCA) sẽ đưa ra phán quyết cuối cùng về việc Philippin kiện Trung Quốc đưa ra yêu sách “đường lưỡi bò” phi pháp trên Biển Đông. Trước khả năng rất lớn PCA sẽ ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò vô lý, phi pháp và bành trướng trên Biển Đông (phán quyết bất lợi cho Trung Quốc), Trung Quốc đang tìm mọi cách lôi kéo một số nước ủng hộ lập trường của mình, trong đó có Campuchia.
Trả lờiXóaCampuchia, cũng như các nước láng
Có rất nhiều nguyên nhân nhưng theo tôi nghĩ rằng là do tiền viện trợ là chính. Campuchia, cũng như các nước láng giềng là Myanmar và Lào, từ lâu là các bên hưởng lợi từ nỗ lực củng cố quan hệ với láng giềng và nước đang phát triển của Trung Quốc trong những năm gần đây. Từ năm 2006 đến 2012, các công ty Trung Quốc đầu tư 8,2 tỷ USD vào Campuchia, bỏ xa nước đứng thứ nhì là Hàn Quốc với 3,8 tỷ, và cách hàng cây số so với mức của Mỹ 924 triệu USD. Trung Quốc cũng là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia, với kim ngạch thương mại song phương đạt 2,9 tỷ USD trong năm 2012 và dự kiến sẽ đạt 5 tỷ USD vào năm 2017. Tháng 10/2015, sau cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã nhận được một khoản tài trợ trị giá hơn 150 triệu USD, phần lớn trong số này được dùng để xây dựng một sân vận động lớn và khu phức hợp vui chơi giải trí tại Phnom Penh.
Trả lờiXóaCampuchia chịu nhiều lợi ích từ trung quốc nhưng lại không có liên quan đến biển đông nhiều nên họ không quan tâm chỉ cần lợi ích trước mắt vì bây giờ trung quốc đầu tư quá nhiều vào mấy nước như campuchia lao đó cũng là một kế sách của trung quốc. Để nhận được những khoản đầu tư, viện trợ này, Campuchia phải chấp nhận những điều khoản riêng của Trung Quốc. Đương nhiên, họ không chỉ có nhận không mà không bị ràng buộc. Chính vì vậy, việc Trung Quốc ngày càng xích lại gần với Trung Quốc rõ ràng là có lý do. Và việc họ không ủng hộ phán quyết của PCA cũng chính là một cách để “trả ơn” Trung Quốc.
Trả lờiXóaViệc Campuchia ủng hộ những hành động phạm pháp của Trung quốc ở Biển Đông cũng là điều dễ hiểu vì Campuchia có chủ quyền ở Biển Đông đâu. Cho nên một khi có được lợi ích thì nghe theo Trung Quốc là điều tất yếu.Một khi đã phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc thì Campuchia cũng không thể tự mình quyết định được. Họ sẽ phải nghe theo lời của Trung Quốc. Ủng hộ Trung Quốc bất chấp dư luận quốc tế đang phản đối gay gắt. Việc làm của Campuchia sẽ góp phần làm cho những hành vi phạm pháp của Trung Quốc ngày càng gia tăng, và Trung quốc sẽ sẵn sàng thách thức luật pháp quốc tế mà không sợ bất cứ lý do gì
Trả lờiXóaViệc một số nước từng ủng hộ ta, nay ủng hộ hoặc không phản đối quan điểm của Trung Quốc thì không có gì là lạ khi họ đặt lợi ích quốc gia của họ lên lợi ích các nước khác .Chúng ta cầ có tiếng nói,cần ủng hộ Philipin kiện Trung Quốc về đường lưỡi bò.Kêu gọi PCA ra phán quyết bác bỏ tham vọng đường lưỡi bò phí lý phi luân của Trung Quốc.Thể hiện lập trường một cách rõ ràng là phương cách tập hợp được sự ủng hộ tối đa của bè bạn trên khắp thế giới.
Trả lờiXóa"Trên thế giới này không có đồng minh vĩnh viễn hay kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia mới là vĩnh viễn", cựu thủ tướng Anh Winston Churchill. Điều đó để nói rằng một quốc gia hoạt động đối nội hay đối ngoại mục đích chính vẫn là phục vụ cho lợi ích của nhà nước đó, không có lợi ích thì họ không làm và lợi ích lớn thì họ sẽ làm theo. Trường hợp của Campuchia đây là một ví dụ điển hình. Nếu mà trung quốc không đầu tư, tài trợ, hỗ trợ cho CPC một sỗ lượng tiền lớn thì cpc chẳng dại gì mà phát biểu như thế cả. CPC giờ đây chẳng khác gì con cờ chính trị của trung quốc cả, phải lệ thuộc hoàn toàn vào trung quốc và theo bạn thì một con chó phản chủ liệu sẽ có kết cục như thế nào? Bạn hiểu ý tôi chứ :)
Trả lờiXóaBởi đơn giản Campuchia hiện nay đang lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc từ kinh tế đến quân sự mà để nhận được những khoản đầu tư, viện trợ này, Campuchia phải chấp nhận những điều khoản riêng từ phía Trung Quốc. Mặt khác "đường lưỡi bò" phi lý của TRung Quốc ở biển Đông cũng không có tác động gì đến Campuchia
Trả lờiXóa