 |
GS Nguyễn Minh Thuyết trả lời phỏng vấn BBC tiếng Việt |
Sau khi Ủy ban bầu cử Quốc gia công bố danh sách những
người trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14, GS Nguyễn Minh Thuyết (nguyên là Đại
biểu Quốc hội), hiện là giảng viên cao cấp thuộc Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã đăng đàn trả lời đài
BBC tiếng Việt với những lời lẽ rõ là không xứng với những gì lâu nay người ta
vẫn nghĩ về ông.
Trả lời phỏng vấn đài BBC tiếng Việt
về việc, trong số 496 người trúng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 chỉ có 21 là người
ngoài Đảng Cộng sản (chiếm 4,2% người trúng cử), ông Nguyễn Minh Thuyết đã nói rằng: Tỷ lệ đại biểu ngoài đảng thấp chưa từng có này “phản ánh một điều, đó là
công tác tổ chức bầu cử chưa tốt, chưa giới thiệu được nhiều người ngoài đảng
mà được quần chúng tín nhiệm, hoặc nói cách khác là cũng là chưa hoàn thiện
những thiếu xót trong quá trình vận động bầu cử để người dân hiểu rõ các ủy
viên để bỏ phiếu”.
Không chỉ vậy, GS Thuyết còn nói “Có rất nhiều ứng viên đạt tín nhiệm cử
tri ở nơi làm việc, nơi cư trú đến 100% hoặc gần 100% và cũng là người có nhiều
đóng góp cho xã hội mà lại bị loại ngay ở vòng hiệp thương rồi. Mình loại ngay
từ đầu vì sợ không phù hợp với cơ cấu thì kết quả nó như thế thôi”.
Từng là Đại biểu
Quốc hội, từng có nhiều năm tham gia Quốc hội nhưng thật đáng buồn là GS Thuyết
lại phát ngôn ra những lời như vậy, nhất là với một tờ báo “lá cải” như BBC
tiếng Việt. Ông phải hiểu được một điều rất đơn giản rằng, cuộc bầu cử nào, ở
bất kỳ quốc gia nào đều phải có sự cơ cấu đại biểu. Những đại biểu này do đảng
cầm quyền cơ cấu, tuyệt nhiên không phải cơ cấu là buộc phải trúng cử mà cơ cấu
để đảm bảo thành phần đại biểu, số lượng đại biểu, độ tuổi, ngành nghề… của đại
biểu.
Một điều ông Thuyết
cũng cần phải hiểu đó là, ở bất kỳ cuộc bầu cử Quốc hội, Hạ viện hay Thượng
viện ở bất kỳ quốc gia nào, đảng nào cầm quyền đảng đó sẽ chiếm đa số ghế trong
Quốc hội. Ở Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng duy nhất cầm quyền, lãnh
đạo Nhà nước và xã hội thì chuyện đó là chuyện đương nhiên.
Một vấn đề nữa, cần
phải nói với GS Thuyết rằng, 21 người không phải Đảng viên Đảng Cộng sản trúng
cử, hay 475 người là Đảng viên Đảng Cộng sản trúng cử đều là sự lựa chọn của
nhân dân, của cử tri. Ban đầu, trong
danh sách ứng cử Đại biểu Quốc hội khóa 14 có 97 người ngoài Đảng (tương đương
11%), nhưng tới lúc bầu xong thì chỉ có 21 người trúng cử. Điều đó cho thấy
rằng, mặc dù tỷ lệ người ngoài đảng được giới thiệu rất cao như vậy nhưng kết
quả như thế là hoàn toàn do cử tri lựa chọn người đại diện cho mình.
Chẳng biết GS Thuyết có hiểu điều đó, hay là do gần đây tham
gia quá nhiều hội nghị “bàn tròn” của đài BBC tiếng Việt nên ông đã không còn
biết?
Từng là một người đại biểu của nhân dân, từng tham gia Quốc
hội nhiều năm nhưng buồn thay cho GS Thuyết đó là, đáng lẽ ra GS Thuyết phải
biết BBC tiếng Việt là một trong số những tờ báo “lá cải” nhất trong số những
tờ báo hải ngoại. Trong những năm qua, BBC tiếng Việt luôn là một trong những
tờ báo đi đầu trong các hoạt động công kích Việt Nam, công kích đường lối lãnh
đạo, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam, công kích lãnh đạo Đảng, Nhà nước
Việt Nam, đòi xóa bỏ Đảng Cộng sản và chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Thế nhưng, kể từ khi về nghỉ hưu GS Thuyết lại liên tục tham
gia các hội nghị “bàn tròn” của BBC tiếng Việt. Cách đây ít ngày, nhân vụ cá
chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung, trả lời BBC tại hội nghị “bàn tròn”
hôm 12/5/2016, GS Thuyết đã không ngại ngần mà nói rằng: “Tôi cho rằng việc để xảy ra vụ việc ở Formosa, vụ việc cá
chết hàng loạt ở miền Trung và điều tra chậm, công bố các nguyên nhân chậm, xử
lý chậm, thì đấy là trách nhiệm của cấp cao nhất là Chính phủ.
Còn việc xảy ra các việc trấn áp một cách rất mạnh tay và không đúng pháp
luật đối với người dân ở hai thành phố thì chắc chắn là hai vị đứng đầu của hai
thành phố không thể thoái thái trách nhiệm. Nhưng tôi hiểu ở đây có thể có
những chỉ đạo ở cấp cao hơn cả hai ông đứng đầu thành phố”.
Chẳng biết có phải về hưu nên nhàn rỗi
và buồn chán mà GS Thuyết đang tự làm mất đi danh tiếng trước đây của mình? Ông
rõ ràng đang khiến cho người dân Việt Nam thất vọng. Ông đang nói và làm những
điều đi ngược lại với những kỳ vọng của người dân và cả chính quyền.
Người dân bức xúc khi thấy ông đang ngồi cùng bàn, cùng chiếu, cùng cất
tiếng nói chung với những kẻ đã và đang chống phá đất nước điên cuồng, những kẻ
luôn đi ngược lại với nguyện vọng, lợi ích của toàn thể nhân dân và dân tộc Việt
Nam.
Người dân đang tự hỏi, liệu có
động cơ nào không “trong sáng” đã dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức và hành
vi của một con người từng là đại biểu của nhân dân? Câu trả lời chính xác nhất có
lẽ xin giành cho GS Nguyễn Minh Thuyết.
Việt Nguyễn
một người trí thức nhưng nhận thức như một đứa trẻ lên ba, trong khi cả nước đang hướng đến những cách làm thiết thực để bảo vệ môi trường thì ông thuyết ra sức chém gió để kiếm tiền.
Trả lờiXóaliệu có động cơ nào không “trong sáng” đã dẫn đến sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của một con người từng là đại biểu của nhân dân. liệu có sự giật dây nào không thì khả năng là chỉ bản thân ông mới là người hiểu rõ.
Trả lờiXóaSự trong sáng nào dã dẫn ông tới con đường này vậy? Từ một con người như vậy mà giờ đây thì... Hãy dùng tài năng của mình cống hiễn cho tổ quốc chứ đừng dùng nó để làm cho đất nước chúng ta lùi lại nữa.
Trả lờiXóaThật lạ là chính ông Nguyễn Minh Thuyết là người đã từng có nhiều năm hoạt động trong Quốc hội thì đáng lẽ hơn ai hết ông phải là người hiểu rõ nhất về cơ chế hoạt động của Quốc hội, quy trình bầu ra đại biểu quốc hội. Vậy mà không hiểu vì động cơ gì mà ông lại có thể có những phát ngôn như vậy được, đó há chẳng phải chính là tự vả vào miệng mình hay sao
Trả lờiXóaBầu cử ở đâu cũng vậy thưa ông, Đảng nào cầm quyền thì đương nhiên tỉ lệ của thành viên Đảng đó trong Quốc hội bao giờ cũng là đa số, nó đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đàng cầm quyền đối với xã hội. Có một số người được 100% phiếu tín nhiệm nhưng không qua được vòng hiệp thương đó là chuyện rất hiếm, và không phải là do Nhà nước trù dập, hay họ không có năng lực mà để đảm bảo cơ cấu ngành nghề, lĩnh vực,… trong Quốc hội.
Trả lờiXóaBầu cử Quốc hội không phải là chỗ cho những kẻ chống đối, những kẻ phá hoại đất nước trong âm mưu của các thế lực thù địch nước ngoài, do vậy việc chúng bị loại ở các vòng hiệp thương là điều tất yếu, nếu không làm như vậy thì thử hỏi nếu không may chúng vào được Quốc hội thì chuyện gì sẽ xảy ra. Hậu quả của nó là không thể nào lường hết được, vô cùng nguy hiểm, nó có thể hủy hoại thành quả mà mất bao xương máu trong nhiều năm chúng ta mới đạt được.
Trả lờiXóaTừng là Đại biểu Quốc hội, từng có nhiều năm tham gia Quốc hội nhưng thật đáng buồn là GS Thuyết lại phát ngôn ra những lời như vậy, nhất là với một tờ báo “lá cải” như BBC tiếng Việt. Ông phải hiểu được một điều rất đơn giản rằng, cuộc bầu cử nào, ở bất kỳ quốc gia nào đều phải có sự cơ cấu đại biểu. Những đại biểu này do đảng cầm quyền cơ cấu, tuyệt nhiên không phải cơ cấu là buộc phải trúng cử mà cơ cấu để đảm bảo thành phần đại biểu, số lượng đại biểu, độ tuổi, ngành nghề… của đại biểu.
Trả lờiXóakể từ khi về nghỉ hưu GS Thuyết lại liên tục tham gia các hội nghị “bàn tròn” của BBC tiếng Việt. Cách đây ít ngày, nhân vụ cá chết bất thường tại một số tỉnh miền Trung, trả lời BBC tại hội nghị “bàn tròn” hôm 12/5/2016, GS Thuyết đã không ngại ngần mà nói rằng: “Tôi cho rằng việc để xảy ra vụ việc ở Formosa, vụ việc cá chết hàng loạt ở miền Trung và điều tra chậm, công bố các nguyên nhân chậm, xử lý chậm, thì đấy là trách nhiệm của cấp cao nhất là Chính phủ. Sau đấy thì lại phát ngôn hồ đồ về danh sách trúng cử đại biểu quốc hội. Không hiểu động cơ mục đích của ông là gì sau những phát biểu đó?
Trả lờiXóaCó lẽ ông Thuyết đã quá già mà đâm ra lú lẫn mất rồi. Bởi lẽ việc bầu cử Đại biểu Quốc hội không liên quan đến việc người đó là đảng viên Đảng Cộng sản hay không mà nó phụ thuộc vào số phiếu tín nhiệm của người dân. Mỗi đại biểu đều là người đại diện cho quyền lợi của nhân dân, đại diện cho tiếng nói của người dân. Thế mà 1 người đã từng là Đại biểu quốc hội như ông Thuyết lại không tường tận điều này, thật quá thất vọng!
Trả lờiXóaCứ nhìn nhận thẳng vào vấn đề, Đại biểu quốc hội là do ai bầu? Chả phải là dân bầu ư. Chẳng nhẽ những Đại biểu Quốc hội tự bỏ phiếu cho mình. Có thể, nhưng làm như vậy thì xin thưa cũng chỉ như những Nguyễn Quang A, Mai Khôi, Công Vượng... chả bao giờ qua được vòng sơ tuyển cả. Tất cả Đại biểu Quốc hội đều được người dân tín nhiệm, điều đó thể hiện ở số lượng phiếu bầu cho mỗi Đại biểu Quốc hội. Ấy vậy mà ông Nguyễn Minh Thuyết lại cay cú như vậy, đúng là các cụ nói muôn đời cấm có sai "không ăn được thì đạp đổ"
Trả lờiXóa