Chỉ vì lơ là mất cảnh giác mà Thục phán An Dương Vương đã
không phòng bị để cha con Triệu Đà âm mưu cướp mất lẫy nỏ thần, xâm chiếm nước
Nam, khiến nước Nam ta rơi vào hơn 1000 năm Bắc thuộc. Câu chuyện chiếc nỏ thần
và âm mưu của cha con Triệu Đà dù đã rất lâu nhưng đến nay vẫn còn nguyên giá
trị, nó luôn nhắc nhở các thế hệ người Việt chúng ta rằng, phải luôn cảnh giác
với người “láng giềng” truyền kiếp này.
Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh, người “hàng xóm láng giềng”
phương Bắc kia chỉ chờ đợi khi nào chúng ta mâu thuẫn, chia rẽ, mất đoàn kết,
khi nào chúng ta không phòng bị, khi nào chúng ta lơ là mất cảnh giác là họ sẽ
phát binh xâm lược nước ta.
Lịch sử Việt Nam 100 năm qua cũng đã cho thấy không dưới 4
lần người “hàng xóm” này phản bội chúng ta, ngả giá, chia chác lợi ích trên
xương máu của người Việt Nam. Đó là họ đã phản bội chúng ta tại Hội nghị Giơ-ne-vơ
năm 1954, đó là 12 ngày đêm Hà Nội, Hà Phòng năm 1972, đó là việc họ dùng vũ
lực cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, đảo Gạc Ma, Chữ Thập năm 1988, đó
là cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979…
Đầu
tháng 3/1988, Hải quân Trung Quốc huy động lực lượng của hai hạm đội xuống khu
vực quần đảo Trường Sa, tăng số tàu hoạt động ở đây thường xuyên có từ 9 đến 12
tàu chiến, gồm: tàu khu trục tên lửa, 7 tàu hộ vệ tên lửa, 2 tàu pháo, 2 tàu đổ
bộ; tàu hỗ trợ gồm 3 tàu vận tải LSM, tàu đo đạc, tàu kéo và một pông-tông lớn.
6 giờ, ngày 14/3/1988,
tàu Trung Quốc thả 3 thuyền nhôm và 40 quân đổ bộ lên đảo tiến vào giật cờ ta.
Lập tức, Thiếu úy Trần Văn Phương, Hạ sỹ Nguyễn Văn Lanh cùng đồng đội dũng cảm
giành lại cờ. Lính Trung Quốc đã nổ súng bắn vào bộ đội ta, làm Thiếu úy Trần
Văn Phương hy sinh, Hạ sĩ Nguyễn Văn Lanh bị thương. Mặc dù bị đối phương uy
hiếp và nổ súng tấn công, nhưng bộ đội ta vẫn kiên cường đấu tranh bảo vệ chủ quyền
hải đảo của Tổ quốc.
7 giờ 30 phút ngày
14/3/1988, hai tàu Trung Quốc bắn pháo 100 ly gây hỏng nặng tàu 604 của ta, rồi
bất ngờ cho quân xông về phía tàu ta. Tàu Trung Quốc tiếp tục nã pháo dồn dập
làm tàu ta bị thủng nhiều lỗ và chìm dần xuống biển. Thuyền trưởng Vũ Phi Trừ,
Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 Trần Đức Thông và cùng một số cán bộ, chiến sỹ
tàu đã anh dũng hy sinh cùng tàu HQ 604 ở khu vực đảo Gạc Ma.
Tại đảo Cô Lin, 6
giờ ngày 14/3/1988, tàu HQ 505 đã cắm hai lá cờ lên đảo. Khi Tàu 604 của ta bị
chìm, Thuyền trưởng tàu 505 Vũ Huy Lễ ra lệnh nhổ neo ủi bãi. Phát hiện thấy ta
cơ động lên bãi, hai tàu của Trung Quốc quay sang tiến công tàu 505.
8 giờ 15 phút ngày
14/3/1988, bộ đội trên Tàu 505 vừa tiến hành dập lửa cứu tàu, bảo vệ đảo, vừa
đưa xuồng đến cứu vớt cán bộ, chiến sỹ của Tàu 604 vừa bị Trung Quốc đánh chìm.
Cán bộ, chiến sĩ của Tàu HQ 505 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ chủ
quyền ở đảo Cô Lin.
Ở hướng đảo Len Đao, 8 giờ 20 phút ngày 14/3,
tàu của Trung Quốc bắn chìm tàu HQ 605 của ta. Cán bộ, chiến sỹ của Tàu HQ 605
phải dìu nhau bơi về đảo Sinh Tồn (đến 6 giờ ngày 15 tháng 3 mới đến đảo).
Tại Len Đao, chúng ta đấu tranh kiên quyết, khiến Trung Quốc lui quân, ta bảo vệ
thành công Len Đao đến ngày hôm nay.
Trong trận chiến rạng sáng 14/3, 64 chiến sĩ
trên tàu HQ 604 đã hy sinh, 9 người bị Trung Quốc bắt giữ đưa về Quảng Đông. Từ
năm 1988 đến nay, Trung Quốc đã xâm chiếm đảo Gạc Ma.
28 năm đã trôi qua nhưng câu chuyện Gạc Ma vẫn
luôn in đậm trong tâm trí của các thế hệ người Việt. Câu chuyện đó mãi mãi sẽ
không bao giờ có thể lãng quên và được phép lãng quên, nó luôn là bằng chứng
ghi nhận tội ác của những kẻ bành trướng, bá quyền Bắc Kinh và là bài học để
giáo dục con cháu, các thế hệ người Việt về truyền thống yêu nước, tinh thần
quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, sự kiện này cũng luôn nhắc nhở
chúng ta rằng, với một người “láng giềng” như vậy cảnh giác chưa bao giờ là thừa.
Việt Nguyễn
Lịch sử là một dòng chảy liên tục mang tính khách quan, kết nối ngày hôm qua với hôm nay. Sự thật lịch sử là cuộc đối thoại nghiêm khắc giữa hiện tại với quá khứ, và định hình con đường đi tới tương lai của mỗi quốc gia, dân tộc. Do đó, sự thật lịch sử là điều cần phải được tôn trọng.
Trả lờiXóaCuộc chiến tranh xâm lược trên bộ năm 1979 và trên biển năm 1988 của Trung Quốc đối với Việt Nam đã lùi xa. Nhưng nó sẽ là một dấu mốc khó phai mờ trong lịch sử Việt Nam hiện đại, trong ký ức và lương tri của loài người, của những ai đang phấn đấu cho tiến bộ và dân chủ.
Có người từng nói, nỗi bất hạnh lớn nhất của dân tộc Việt Nam là phải sống gần một tên hàng xóm to xác mà tiểu nhân, bởi chúng ta có thể chuyển nhà đi nơi khác nhưng không thể di chuyển được lãnh thổ quốc gia, do đó mà hàng ngàn năm nay, tên hàng xóm đó vẫn là kẻ thù truyền kiếp của người Việt Nam. Nói như vậy không phải để khơi dậy lòng hận thù, nhất là trong bối cảnh hiện nay, hợp tác, đối thoại, thêm bạn bớt thù đang là khuynh hướng chính trong sự vận động của mối quan hệ quốc tế. Tuy nhiên, chúng ta cũng không bao giờ được phép quên những gì mà họ đã gây ra cho dân tộc ta, không bao giừ quên đằng sau cái "bắt tay" rất có thể là con dao găm.
Trả lờiXóaKhông chỉ trong thời chiến, trong thời bình người TQ cũng thể hiện bản chất lật lọng, tiểu nhân khiến cho những lời hứa, những cam kết của lãnh đạo cấp cao TQ cũng không đáng tin. Họ cứ hứa hẹn rồi để đấy, khi vi phạm cam kết họ đổ lỗi cho cấp dưới nhưng cũng không hề sửa chữa hay truy cứu cứu người vi phạm, bất chấp sự phản đối của cộng đồng quốc tế. Do đó chúng ta không chỉ phải cảnh giác trước những âm mưu mà phải cảnh giác cả với những lời hứa hẹn của họ.
Trả lờiXóaTôi vẫn nhớ câu: Hòa bình ở biển đảo sẽ là động lực cho mỗi thanh niên chúng ta phấn đấu! Một hòa bình thực sự của đất nước chúng ta trên mỗi phần lãnh thổ của đất nước!
XóaDân tộc Việt Nam đã chịu bao nhiêu đau thương, mất mát bởi các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi từ khi lập nước đến nay. Nhưng chúng ta luôn kiên cường, bất khuất, đánh tan từng xâm lăng bảo vệ chủ quyền đất nước, truyền thống đó khiến mỗi người Việt cảm thấy tự hào.
Trả lờiXóaĐất nước Việt Nam đã trải qua hàng trăm cuộc xâm lược từ các nước, nhưng chúng ta vẫn đứng vững, chúng ta vẫn tồn tại để chứng minh cho bọn địch biết không thể đánh gục được tinh thần và lòng yêu nước của dân tộc. Gạc Ma năm đó bị xâm chiếm, nhưng dã tâm của chúng còn muốn chiếm Cô Lin và Len Đao nữa, nhưng chúng chỉ chiếm được một Gạc Ma mà thôi, từ đó thấy được chiến sĩ của nước ta đã chiến đấu kiên cường thế nào !
Trả lờiXóaĐất nước Việt Nam đã trải qua hàng trăm cuộc xâm lược từ các nước, nhưng chúng ta vẫn đứng vững, chúng ta vẫn tồn tại để chứng minh cho bọn địch biết không thể đánh gục được tinh thần và lòng yêu nước của dân tộc. Gạc Ma năm đó bị xâm chiếm, nhưng dã tâm của chúng còn muốn chiếm Cô Lin và Len Đao nữa, nhưng chúng chỉ chiếm được một Gạc Ma mà thôi, từ đó thấy được chiến sĩ của nước ta đã chiến đấu kiên cường thế nào !
Trả lờiXóaChúng tôi- những người sinh sau sẽ không bao giờ quên về công cuộc dựng nước và giữ nước của cả dân tộc ta. Hòa bình sẽ là động lực phát triển và đó sẽ là mục tiêu phấn đấu của mỗi thanh niên Việt Nam!
Trả lờiXóaCách đây 28 năm sau sự kiện Hải chiến Trường Sa (64 chiến sỹ Hải quân anh hùng đã hy sinh để bảo vệ tổ quốc). Khi nhắc đến vấn đề này thì mỗi người con đất Việt đều cảm thấy, biết ơn, xúc động vì tinh thần bất khuất của những vị anh hùng này. Những vị anh hùng này đã anh hũng trong bảo vệ biển đảo, dù họ phải hy sinh nhưng họ cũng nhất quyết không chịu tử bỏ, không chịu từ bỏ lá cờ của tổ quốc. Những vị anh hùng này đúng là tấm gương cho thế hệ sau này noi gương và phấn đấu
Trả lờiXóaChúng ta đúng là sai khi sa lánh những sự kiện lịch sử như thế. Đáng nhẽ những tấm gương của các anh hùng liệt sĩ đã chết cho biển đảo và Tổ quốc quê hương phải được mọi thế hệ Việt Nam nhớ đến như những lời nhắc nhở về ý chí và lòng yêu nước. Tôi sẽ luôn dạy cho các con mình những câu chuyện như vậy, những câu chuyện của các anh!
Trả lờiXóa64 chiến sĩ đã hy sinh tại đảo Gạc Ma để quyết tâm giữ biển đảo của Tổ quốc, họ ngã xuống nhưng tinh thần quyết tử vì đất nước vẫn còn đó cho các thế hệ sau noi gương học tập. Chúng ta không bao giờ được phép quên đi công ơn lớn lao của các vị chiến sĩ đã hy sinh anh dũng ở đảo gạc ma và tất cả các chiến sĩ khác, đó là những bức tượng đài bất tử để làm tấm gương cho chúng ta noi theo. Càng thấy sự tàn khốc của chiến tranh, sự tàn bạo ác độc của trung quốc thì chúng ta lại cảm phục tinh thần dân tộc của những người lính trẻ, sắn sàng hi sinh vì độc lập chủ quyền dân tộc
Trả lờiXóaTrường sa Hoàng sa là của Việt Nam, cha ông ta đã phải hi sinh thân mình để giữ vững chủ quyền thiêng liêng của tổ quốc thì giờ đây chúng ta quyết khônng để bất cứ một thế lực nào đè nén lên công lao xương máu đó. Không chỉ những chiến sỹ, những con người anh hùng chiến đấu với cả xương và máu của mình để bảo vệ biển đảo của Tổ Quốc, mà chúng ta, thế hệ trẻ ngày nay sẽ mãi không quên nhiệm vụ thiêng liêng mà các anh đã truyền lại.Hy vọng các anh yên nghỉ. Hy vọng dân tộc chúng ta phát triển ngày càng hùng thịnh để xứng đáng những gì thế hệ trước đánh đổi, đó là xương máu của giống nòi Việt Nam.
Trả lờiXóaLịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, quá trình xây dựng đất nước luôn gắng liền với bảo vệ đất nước, và chủ yếu là chống lại sự xâm lăng của người hàng xóm phương Bắc. Ông ta cha, dân tộc ta đã phải hy xương biết bao nhiêu xương máu để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia.
Trả lờiXóaTrong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, mối đe dọa từ người hàng xóm phương Bắc là luôn hiện diện, tiềm ẩm mọi lúc. Có thể thấy trong thời gian gần đây Trung Quốc liên tiếp có nhiều hoạt động xâm phạm trắng trợn chủ quyền, lãnh thổ của nước ta như đưa dàn khoan, mở rộng đảo trái phép, đưa vũ khí quân sự ra các đảo chiếm đóng trái phép... Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho dã tâm thực sự của Trung Quốc, cho nên chúng ta phải hết sức đề phòng, không được lơi là chủ quan.
Trung Quốc một nước láng giếng rất gian xảo, đổi trắng thay đen lật lọng với những lý do vớ vẩn không có căn cứ khiên nhiều quốc gia cũng phải ghét bỏ vì thủ đoạn âm mưu của chúng. Những năm vừa qua cũng như thời gian gần đây trung Quốc liên tục có những hoạt động gây chiến với chúng ta trên biển đông nhằm tạo cuộc chiến tranh với chúng ta qua đó lấy cớ thâu tóm Việt Nam mà không bị một ai phàn nàn. Đúng là một nước láng giềng quá nguy hiểm, gian xảo và xảo quyệt; vì thế chúng ta cần phải cảnh giác trước mọi hoạt động gây hấn của chúng.
Trả lờiXóaĐã từ lâu dã tâm độc chiếm biển đông mà qua các thế hệ Trung Quốc vẫn nuôi hy vọng bởi tham vọng của chúng mà tất cả quốc trên thế giới đều thấy được điều đó hiện diện ngay trên lời nói cho đến hành động của Trung Quốc trong thời gian qua trên các phương tiện truyền thông đại chúng và các trang mạng thông tin điện tử . Trung Quốc là một láng giềng giáp với Việt Nam và nhiều lần chúng xâm chiếm những đều nhận sự thất bại thảm hại nặng nề, tuy nhiên chúng vẫn chưa từ bỏ tham vọng đó; gần đây chúng liên tục xâm phạm chủ quyền biển đảo của Việt Nam để trả thù cho những thệ trước nhưng ngay lập tức đã được chúng ta đáp trả lại khiến chúng ngay lập tức phải quay về hang ổ của chúng. Trong thời gian tiếp theo, toàn thể quần chúng nhân dân cần phải đoàn kết tương trợ lẫn nhau đẩy lùi mọi âm mưu thù địch cuar Trugn Quốc để đảm bảo cho cuộc sống nhân dân được ấm no hạnh phúc.
Trả lờiXóaTrong những ngày gần đây có một phong trào gọi là “tưởng niệm “ rầm rộ diễn ra, đặc biệt là vào ngày 14/3 tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội. Nhìn từ bề ngoài hoạt động này được xem như một hình thức tưởng nhớ thông thường nhưng đi sâu, nhìn kĩ vào bản chất thì sự việc có phải chỉ mang nghĩa đơn thuần không? Và các hội nhóm, cá nhân, tổ chức ra phong trào “tưởng niệm” này với mục đích gì? Điều này, chúng ta cần được làm rõ
Trả lờiXóaCâu chuyện lịch sử của Gạc Ma chúng ta sẽ còn nhớ mãi, không bao giờ quên được. Nhưng các phong trào cổ vũ, kích động biểu tình và có những hành động không phải là tưởng niệm mà là viện cớ để làm xằng sẽ bị trừng phạt đích đáng. Đừng mua bán lòng yêu nước, đừng lạm dụng lịch sử để kiếm chác lợi cho bản thân, mấy ông anh "dân chủ" rởm ạ.
Trả lờiXóaTừ đầu thế kỷ 20, Trung Quốc đã có tham vọng độc chiếm Biển Đông, nhưng đến đầu năm 1974, Trung Quốc mới nhận thấy cơ hội chín muồi cho một cuộc tấn công chiếm đóng toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.
Trả lờiXóaCộng đồng quốc tế đã đồng loạt lên án Trung Quốc về các hành động bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng các công trình phi pháp và triển khai vũ khí ở Biển Đông. Giới chuyên gia cho rằng các động thái này cho thấy Bắc Kinh đang đẩy mạnh quân sự hóa Biển Đông và xem thường các nỗ lực ngoại giao của các bên nhằm giảm căng thẳng trong khu vực.
Trả lờiXóaSự kiện Gạc Ma chỉ là một trong chuỗi âm mưu và hành động của Trung Quốc nhằm thôn tính các đảo của Việt Nam. Âm mưu và hành động này nằm trong tổng thể chiến lược “độc chiếm biển Đông” của Trung Quốc.
Trả lờiXóaÂm mưu và hành động của TQ ai cũng đều biết nhưng vấn đề quan trọng nhất hiện nay là Việt Nam phải làm gì để bảo vệ chủ quyền dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ. Nếu chỉ cực lực phản đối hay dựa trên luật biển, các công ước quốc tế về biển thì TQ đã bỏ ngoài tai từ lâu rồi và ngày càng táo tợn hơn trước
Trả lờiXóaCó kinh tế giàu mạnh, chính trị ổn định ắt là an ninh quốc phòng sẽ mạnh. Chúng ta đã đi sau top các nước phát triển cả nửa thế kỷ do phải trải qua nhiều cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền rồi. Nếu so về thực lực hiện nay về mọi mặt, tôi thấy chúng ta chưa bằng Trung Quốc... Về vũ khí cũng như về bố trí lực lượng quân sự, rõ ràng họ đang tạo ra một thế cờ vây mà tôi cho là cũng khá cao tay... Vậy theo tôi nghĩ, chúng ta vẫn nên tiếp tục cách tốt nhất là đấu tranh trên mặt trận ngoại giao bằng những chứng cứ lịch sử vững chắc về chủ quyền từ mấy trăm năm trước đối với 2 quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, bằng luật pháp Quốc tế về luật biển... Và bằng huy động sức mạnh đoàn kết của toàn dân Việt Nam từ khắp nơi trên thế giới cùng chia sẻ, song song với kêu gọi nhân dân và bạn bè yêu chuộng hòa bình khắp 5 châu lên cùng tiếng phản đối những hành động bành trướng, xâm lấn... Rất mong người dân cả nước ta luôn đoàn kết đồng lòng, nêu cao tinh thần dân tộc độc lập tự chủ để gia tăng nguồn nguồn sức mạnh, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đất nước Việt nam...
Trả lờiXóaTrận chiến Gạc Ma đã để lại cho chúng ta một bài học vô cùng quý giá...chúng ta không thể đặt niềm tin vào bất cứ ai, không thể đặt niềm tin vào bất cứ "bạn bè" hay "hàng xóm" nào, bởi lẽ, các quốc gia khác cũng chỉ vì lợi ích của họ mà có thể gây hại cho đất nước ta.
Trả lờiXóaViệc chúng ta cần làm, đó là phải hết sức cảnh giác, không được để cho đất nước ta rơi vào tình trạng nguy hiểm thêm lần nào nwuax. No anymore
những hi sinh của các lính hải quân của việt nam sẽ mãi sống trong lòng của nhân dân, cho dù những kẻ đang cố tình xuyên tạc thực tế đi chăng nữa thì sự thật là những người lính đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng và nhân dân ta vẫn luôn hướng về biển đảo của tổ quốc với tấm lòng son sắt nhất.
Trả lờiXóaVới TQ họ không bao giờ từ bỏ dã tâm của bản thân mình là thâu tóm toàn bộ vùng biển Đông rộng lớn và đặt sức ép buộc chúng ta nghe theo hiệu lệnh của TQ. Lịch sử đã chứng minh điều đó và bài học hiện tại càng khẳng định thêm dã tâm của TQ. Một anh em láng giềng nhưng không thể chơi thân với họ được mà phải luôn đề phòng và cảnh giác cao độ, sự lớn mạnh về kinh tế cũng như quốc phòng chính là bài toán giúp chúng ta giải quyết những khó khăn và thách thức từ TQ.
Trả lờiXóaNhững gì mà cha anh chúng ta đã ngã xuống và đổ máu để giành lại những gì ngày hôm nay chúng ta thụ hưởng thì trên hết chúng ta cũng cần có trách nhiệm và tinh thần như cha anh chúng ta để bảo vệ Tổ quốc một cách trọn vẹn dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước. Đó chính là phát huy tinh thần yêu nước, chủ nghĩa dân tộc của quốc gia để quyết phấn đấu và xây dựng một đất nước giàu mạnh và không bị chèn ép bởi những gì bên ngoài tác động vào chúng ta.
Trả lờiXóaTrung Quốc một nước láng giềng xảo trá, gian xảo và ngang nhiên muốn xâm chiếm nước ta. Chúng chỉ chờ đợi khi nào chúng ta mâu thuẫn, chia rẽ, mất đoàn kết, khi nào chúng ta không phòng bị, khi nào chúng ta lơ là mất cảnh giác là họ sẽ phát binh xâm lược nước ta, xâm chiếm nước ta vì vậy chúng ta cần nâng cao tinh thần cảnh giác cao độ
Trả lờiXóaNhắc tới Gạc ma là nhắc tới sự hi sinh anh dũng của những người con yêu nước nhắc tới sự thâm hiểm độc ác của bọn Trung Quốc và cũng nhắc tới nhiệm vụ giữ gìn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của thế hệ trẻ ngày nay.Hình ảnh vòng tròn bất tử của các chiến sĩ Gạc Ma là bài học đáng quý, có ý nghĩa với thế hệ thanh niên ngày nay, bài học về sự dũng cảm, về sự quyêt tâm và cả lòng yêu nước không gì sánh bằng, tinh thần quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh thực sự rất đáng trận trọng.Thế hệ trẻ cần nâng cao ý thức cảnh giác.
Trả lờiXóaĐất nước ta đã chiến tranh rất nhiều và lịch sử nước ta đã chứng kiến khi nước ta yếu, lơ là mất cảnh giác thì giặc phương bắc lại xâm lược nước ta. Vì vậy không thể nào mất cảnh giác với giặc ngoại xâm phương bắc hay nhưng nước đế quốc sừng sỏ.
Trả lờiXóaVới tư tưởng Đại hán, Trung Quốc không bao giờ từ bỏ âm mưu xâm chiếm lãnh thổ Việt Nam, biến Việt Nam thành một phần của Trung Quốc, lịch sử bằng máu và xương của dân tộc ta đã chứng minh rõ nét điều đó. Suốt chiều dài lịch sử dân tộc là quá trình người Việt đổ máu để giữ vững biên cương trước người hàng xóm to béo mà xấu bụng. Chúng ta luôn phải cảnh giác trước các âm mưu của người Hán.
Trả lờiXóaThực tình chưa bao giờ có thiện cảm với những nhà lãnh đạo Trung Quốc, kể từ xưa tới nay. Bởi dân tộc này đã chịu quá nhiều đau thương từ "kẻ láng giềng xấu tính" này. Tội ác của chúng là không thể nào đo đếm được.
Trả lờiXóalịch sử cả ngàn năm đã chứng mình, chỉ cần một phút lơ là chúng ta có thể mất hết tất cả những gì mà chúng ta có. vừa mềm mỏng, vừa cảnh giác thì mới có thể đảm bảo được chủ quyền và độc lập quốc gia mà thôi.
Trả lờiXóacảnh giác không đê cho chúng buôn bán ngay trên lưng chúng ta là điều không thừa thải một chút nào.
Trong suốt quá trình dài của lịch sử chúng ta chưa bao giờ được yên ổn lâu với giã tâm xâm lược của trung quốc. Dù có lúc thân tình nhưng họ tráo trở lật mặt như lòng bản tay. Bài học từ quá khứ thì nhiều mà Gạc Ma là nhân chứng gần nhất. Trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng phải sẵn sàng để ứng biến với tình hình xấu nhất từ nước hàng xóm bản chất cắn trộm này.
Trả lờiXóaĐó là một bài học lịch sử lớn, niềm tin là thứ quan trọng nhưng tin tưởng cũng cứ phải cẩn thận. Cứ nghĩ anh em với nhau đấy thế mà vẫn bị cắn trộm, nên cứ phải cẩn thận đấy
Trả lờiXóaBài học về sự cảnh giác, về tinh thầy yêu nước quật cường hi sinh tất cả để bảo vệ độc lập chủ quyền của đất nước. Mỗi chúng ta ngày hôm nay không bao giờ được quên bài học xương máu đó, và phải dạy cả con cháu mình luôn ghi nhớ và đừng bao giờ để những điều như thế tái diễn một lần nữa.
Trả lờiXóaquá khứ đã qua đi, nhưng đối với đất nước cũng như nhân dân ta sự kiện đảo Gạc Ma vẫn là một sự kiện vô cùng đau xót trong lịch sử, chúng ta phải hết sức cảnh giác để có thể kịp thời đối phó với những biến động về biển đảo, để sãn sàng bảo vệ độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước
Trả lờiXóaTrong lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc, có nhiều mốc thời gian ghi dấu những thắng lợi vẻ vang, đưa đất nước ta thoát sự xâm lăng của các thế lực ngoại xâm. Đi cùng với những chiến thắng đó là tên tuổi của các vị anh hùng giải phóng dân tộc. Song bên cạnh đó, cũng có những hi sinh bi tráng của các thế hệ cha anh nhằm bảo vệ cho được bờ cõi nước nhà. Một trong số đó là sự hi sinh anh dũng của các chiến sĩ hải quân trong trận đánh ngày 14/3/1988 (Hải chiến Trường Sa) để bảo vệ vùng chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc. Sự hi sinh đó đã được nhân dân cả nước biết ơn và vô cùng tự hào về tinh thần dân tộc của các anh.
Trả lờiXóasự kiện gạc ma đã cho chúng ta thấy được bản chất khốn nạn của tàu cộng cũng như qua đó làm rõ thêm tinh thần chiến đấu anh dũng bảo vệ tổ quốc của các chiến sỹ hải quân nhân dân việt nam.
Trả lờiXóaMặc dù khá nhiều năm trôi qua nhưng câu chuyện về sự hy sinh của những chiến sỹ hải quân vẫn luôn in đậm trong tâm trí của các thế hệ người Việt. Câu chuyện đó mãi mãi sẽ không bao giờ có thể lãng quên và được phép lãng quên, nó luôn là bằng chứng ghi nhận tội ác của những kẻ bành trướng, bá quyền Bắc Kinh và là bài học để giáo dục con cháu, các thế hệ người Việt về truyền thống yêu nước, tinh thần quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, sự kiện này cũng luôn nhắc nhở chúng ta rằng, với một người “láng giềng” như vậy cảnh giác chưa bao giờ là thừa.
Trả lờiXóaThế mà vẫn có những kẻ không công nhận sự hy sinh của các chiến sỹ trên đảo Gạc Ma hôm đó, họ cần được tưởng niệm, ghi công như vậy mới xứng đáng! Họ đã cầm súng đứng lên và anh dũng hy sinh để bảo vệ từng tấc đất của tổ quốc
Trả lờiXóa