 |
Anh ba sàm Nguyễn Hữu Vinh
|
Theo BBC Việt ngữ, ngày hôm nay (22/3), Tổ chức “Theo dõi nhân quyền thế
giới” (Human Rights Watch - HRW) đã ra “thông cáo” kêu gọi Việt Nam “hủy bỏ cáo
buộc với blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh” (người chuẩn bị hầu tòa vào ngày
mai 23/3 về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà
nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân”).
Trong “Thông cáo” trên, HRW đã lớn tiếng cho rằng “Chính phủ Việt Nam
nên trả tự do và hủy bỏ tất cả các cáo buộc chống lại hai blogger Nguyễn Hữu
Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy”.
Chưa dừng lại ở đó, ông
Brad Adams, Giám đốc Ban Á Châu của HRW trong phát biểu của mình còn cố tình
xuyên tạc sự thật khi cho rằng “blogger Hữu Vinh và Minh Thúy đã bị giam giữ
gần hai năm chỉ vì đã lên tiếng phê phán đảng Cộng sản Việt Nam và những người
lãnh đạo, trong khi chính phủ Việt Nam đã phê chuẩn các văn bản luật về nhân
quyền có nội dung hiển nhiên bảo vệ các hành vi của họ” và yêu cầu “Chính quyền
cần ngay lập tức phóng thích hai blogger và bồi thường về thời gian họ bị giam
giữ oan.”
Đây rõ ràng là một
sự can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam của HRW - một tổ chức vốn được biết
đến với sứ mệnh “bảo vệ nhân quyền”, nhưng thực chất là lợi dụng vấn đề “nhân
quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có chế độ chính trị
đối lập với Mỹ và phương Tây.
Theo cáo trạng của
Viện Kiểm sát, năm 2000, bị cáo Nguyễn Hữu Vinh thành lập và làm giám đốc Công
ty TNHH Điều tra và Bảo vệ V (Công ty VPI). Còn bị cáo Minh Thúy làm kế toán
tại công ty này từ năm 2003-2007.
Ngày 20/9/2013, Nguyễn Hữu Vinh vào trang chủ wordpress.com,
đăng ký lập, quản trị và sử dụng blog “diendanxahoidansu.wordpress.com” (blog “Dân
quyền”). Ngày 18/01/2014, Nguyễn Hữu Vinh đăng ký lập, quản trị và sử dụng blog
“chepsuviet.wordpress.com” (blog “Chép sử Việt”).
Sau khi thành lập blog “Dân quyền” và blog “Chép sử Việt”, Nguyễn
Hữu Vinh đã cung cấp mật khẩu truy cập và chi sẻ cho bị cáo Nguyễn Thị Minh
Thúy một số quyền quản trị đối với hai blog này như: quyền viết bài, quyền chỉnh
sửa bài viết, quyền xóa bài viết, quyền đăng tải bài viết lên blog, quyền kiểm
duyệt ý kiến bình luận… Mỗi lần truy cập để thực hiện các nội dung quyền quản
trị bị cáo Thúy đều theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Hữu Vinh.
Từ khi lập blog đến khi hai bị cáo bị cơ quan công an bắt
giữ, blog Dân quyền đã đăng 2014 bài viết, còn blog Chép sử việt đăng 383 bài
viết.
Theo kết luận của Bộ Thông tin truyền thông, 24 bài viết có
nội dung sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến
uy tín của cơ quan, tổ chức, đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang
lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo
đất nước của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Nhà nước.
Căn cứ vào những chứng cứ đã thu thập được, hành vi của Nguyễn
Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy đã phạm vào tội “Lợi dụng các quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân” quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự. Nói cách khác, Nguyễn Hữu Vinh và
Nguyễn Thị Minh Thúy đã vi phạm pháp luật Việt Nam. Hành vi của các đối tượng
là đặc biệt nguy hiểm cần phải bị nghiêm trị.
Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy hay bất cứ công dân nào
khi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo các quy định của pháp luật. Chắc
những người đứng đầu của HRW là người biết rõ điều đó hơn ai hết. Vậy, hà cớ gì
họ lại yêu cầu Việt Nam phải “hủy bỏ cáo buộc với Ba Sàm” nếu không phải là sự
tiếp tay, hậu thuẫn cho hành vi sai trái của con người này.
Ngày mai 23/3 phiên tòa xét xử ba sàm Nguyễn Hữu Vinh dự kiến
sẽ diễn ra. Vì vậy, một số cá nhân, tổ chức thiếu thiện chí đang tìm mọi cách
để gây sức ép đối với nhà cầm quyền trong việc kết tội đối với Nguyễn Hữu Vinh,
và hành động kêu gọi Việt Nam “hủy bỏ cáo buộc với Ba Sàm” của tổ chức HRW chính
là một trong số đó.
Để biết chi tiết và cụ thể hơn về bản cáo trạng cũng như bản
chất của anh ba sàm Nguyễn Hữu Vinh, độc giả có thể đọc các bài viết:
Nam Phong
Với danh nghĩa "dân chủ, nhân quyền", Tổ chức “Theo dõi nhân quyền thế giới” (Human Rights Watch - HRW) đang can thiệp trực tiếp vào công việc nội bộ của Việt Nam, can thiệp vào các hoạt động tố tụng của các cơ quan tư pháp. Việt Nam là đất nước có pháp luật như bao nước khác, pháp luật là do nhân dân làm ra và phải được bảo đảm thực hiện, thử hỏi tổ chức này lấy tư cách gì để yêu cầu nhà nước thả một kẻ vi phạm pháp luật và trong vấn đề này chúng có mưu đồ gì?
Trả lờiXóaTổ chức HRW nên biết rằng Việt Nam là một đất nước có pháp luật và nó là công bằng với tất cả mọi người, ai cũng phải nghiêm chỉnh tuân theo. Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy hay bất cứ công dân nào khi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo các quy định của pháp luật. Không biết những người đứng đầu HRW nghĩ gì, suy tính gì khi yêu cầu các cơ quan tư pháp Việt Nam không truy tố những người có hành vi vi phạm pháp luật.
Trả lờiXóaNguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy bị truy tố theo Khoản 2 Điều 258 Bộ luật Hình sự Việt Nam là hoàn toàn đúng quy định pháp luật và thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật trước những hành động đã đi ngược lại với lợi ích quốc gia, dân tộc. Vậy nên màn “lên đồng” của HRW cho Nguyễn Hữu Vinh cũng chỉ để cho những tổ chức, cá nhân đó lộ nguyên hình bản chất thật sự của mình mà thôi.
Trả lờiXóaRõ ràng là Nhà nước tôn trọng và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Tuy nhiên, ở Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, việc thực hiện bất kỳ quyền nào của công dân đều phải tuân thủ pháp luật, không xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức trong xã hội, không được đứng trên pháp luật, coi thường pháp luật. Hành vi của Nguyễn Hữu Vinh hoàn toàn không phải là hoạt động “dân chủ, nhân quyền” như các trang mạng lề trái xuyên tạc mà là hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trả lờiXóaKhông thể đưa mác “dân chủ, nhân quyền” hay vỏ bọc để gắn cho các hoạt động đi ngược lại lợi ích của Nhà nước và xã hội.Hành vi vi phạm pháp luật của Nguyễn Hữu Vinh cần được xét xử nghiêm minh theo quy định của pháp luật để đảm bảo tính thượng tôn của pháp luật trong đời sống xã hội và thật trơ trẽ khi gắn cho hành vi này vỏ bọc “dân chủ”.
Trả lờiXóaTuy là phạm các tội danh khác nhau với mức độ nghiêm trọng không giống nhau nhưng về bản chất, Vinh, Thúy cũng giống như rất nhiều tên giết người, cướp của, buôn ma túy khác..., cũng đều vi phạm các quy định về pháp luật Hình sự của Việt Nam. Đã vi phạm thì dù là ai cũng đều phải chấp hành mọi hình thức xử lý theo quy định của pháp luật, cớ sao HRW lại đòi trả tự do cho họ, chưa cần biết HRW có đủ tư cách hay không, chỉ xét về khía cạnh quyền con người, như thế có bình đẳng hay không?
Trả lờiXóaVới chứng cứ rõ ràng, bị bắt tại trận không thể chối cãi được, hành vi của Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy đã phạm vào tội quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự. Giả sử như hai nhân vật này bị oan ức hay thế nào đó và cần đến sự can thiệp này nọ thì đã đành, đằng này, Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy phạm tội rõ như ban ngày, HRW định coi thường pháp luật VIệt Nam hay sao.
Trả lờiXóachứng cứ phạm tội đã rõ ràng, việc tòa an đưa ra xét xử luận tội là hết sức đúng đắn và phù hợp, không để cho tội phạm gây nguy hiểm với xã hội, đây là lẽ đương nhiên, chẳng có mẹ gì mà cứ phải can thiệp vào.
Trả lờiXóaTheo quy định của công ước quốc tế, bất kỳ quốc gia nào hay tổ chức nào cũng không được tham gia vào công việc nội bộ của nhau, nên việc một số cá nhân đang lên tiếng bảo vệ cho Nguyễn Hữu Vinh là hành động vi phạm pháp luật cần phải lên tiếng phê phán mạnh mẽ và nhanh chóng có hành động đáp trả buộc chúng phải từ bỏ ý nghĩ đó. Trong khi tội trạng của Nguyễn Hữu Vinh đã quá rõ ràng và có đầy đủ căn cứ để chứng minh tho quy định của pháp luật Việt Nam vì thế dù Vinh có kêu gọi bất kỳ ai hay tổ chức nào thì cũng không thể trốn thoát mảnh lưới của pháp luật về hoạt động của mình. Tôi xin đề nghị, các cơ quan chức năng cần kiên quyết xử lý nghiêm khắc vụ việc này để cho chúng thấy được pháp luật Việt Nam không nhân nhưỡng hay dung tha cho những người có tội như Nguyễn Hữu Vinh, một mặt cho các tổ chức đó thấy được Việt Nam là một đất nước luôn tuân theo sự thật khách quan.
Trả lờiXóaHôm nay xử thằng cha Nguyễn Hữu Vinh này rồi mà không biết kết quả thế nào nhỉ? Có bác nào nắm được thông tin không. Loại này cứ cho tù mọt gông chứ để xổng ra ngoài là bọn chúng phá phách lắm.
Trả lờiXóaHành vi vi phạm pháp luật theo điều 258 Bộ luật Hình sự của Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy là rõ ràng và không thể chối cãi, thông qua qua các blog cá nhân 2 đối tượng này đã ngang nhiên đăng tải các bài viết với nội dung xuyên tạc trắng trợn đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, bôi nhọ uy tín của các lãnh đạo Đảng, Nhà Nước.
Trả lờiXóaHai đối tượng này sẽ phải chịu hình phạt thích đáng từ pháp luật, nhưng một số cá nhân tổ chức vẫn không chịu thừa nhận mà còn lên tiếng bao che cho Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy. Như Nguyễn Quang A và đặc biệt là tổ chức theo dõi nhân quyền thế giới. Tất nhiên là không có gì là lạ cả, vì chính những cá nhân tổ chức này cũng dã nhiều lần lên tiếng bao che cho hành vi phạm tội của nhiều đối tượng dân chủ, phản động khác như Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Hà...
Mấy cái tổ chức ngớ ngẩn với những kiểu tung hô cũng vô cùng ngớ ngẩn với những điều phi lý. Mà cứ mỗi lần bọn chúng tung hô là y như rằng bị phản đối, nhưng chúng cứ như không nghe thế
Trả lờiXóaNhững tội danh và bằng chứng đã rõ như ban ngày, vậy nên những lời ngụy biện cứu cánh lẫn nhau của đồng đảng chỉ như nước đổ lá khoai. Đó rõ ràng là một sự can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam của HRW, họ đang lợi dụng vấn đề “nhân quyền” để can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia có thể chế chính trị khác.
Trả lờiXóaThực tế cái mà Vinh đụng đến đó là vấn đề chính trị điều sống còn đối với mỗi quốc gia hiện nay. Chính trị phải là những học thuyết đã được minh chứng trong thực tế chứ không phải là lời nói suông chém gió hô hào trên mạng mà Vinh đã làm.
Trả lờiXóaVinh lấy căn cứ đâu để mà lý luận những điều của mình nói? Đây là câu hỏi nhiều bạn trẻ trên fb đã băn khoăn. Thế nhưng xin giải đáp luôn đó là những điều mà Vinh lấy ra để làm lý luận bảo vệ cho mình đó chẳng khác gì đứng núi này trông núi nọ, trông sang Mỹ sang Pháp để mà cố ngụy tạo cho VN là kém phát triển này nọ.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có thể chia ra thành bốn loại: chỉ trích việc ít nghiên cứu thông tin trước khi viết báo cáo khiến nó không chính xác, chỉ trích báo cáo sai sự thật và thiên vị, chỉ trích báo cáo lệch hoàn toàn và lợi dụng ý thức hệ, và chỉ trích về nguồn vốn hoạt động. Thứ hai, tổ chức này đã hoàn toàn thiên vị chỉ sử dụng thông tin chống lại nhiều nước, đặc biệt là các nước trái ý thức hệ tư bản, các nước theo chủ nghĩa xã hội và đạo hồi , trong đó có Liên Xô, Việt Nam, Trung Quốc, Sri lanka và thiên vị Hoa Kỳ.
Trả lờiXóamục đích phiêu lưu của Nguyễn Hữu Vinh đưa ra chỉ dựa trên những dã tâm chủ quan của Y mà hoàn toàn không đưa lại được lợi ích gì cho đất nước. Chính các bạn trẻ trên mạng đã tán thành việc xử lý Nguyễn Hữu Vinh để nhằm làm trong sạch đội ngũ viết blog cũng như tạo ra một sự răn đe cho những kẻ đang cố tình lợi dụng mạng xã hội để gây chiêu trò chống phá chính quyền nhân dân
Trả lờiXóaHành vi vi phạm của Vinh và Hằng rõ ràng như vậy mà cớ sao cái tổ chức này lại cố tình xuyên tạc và can thiệp vào việc này làm gì đây? Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Thị Minh Thúy hay bất cứ công dân nào khi vi phạm pháp luật đều phải bị xử lý theo các quy định của pháp luật. Chắc những người đứng đầu của HRW là người biết rõ điều đó hơn ai hết. Vậy, hà cớ gì họ lại yêu cầu Việt Nam phải “hủy bỏ cáo buộc với Ba Sàm” nếu không phải là sự tiếp tay, hậu thuẫn cho hành vi sai trái của con người này. Phải chăng tổ chức này đang muốn phá hoại đất nước ta, mọi người cần phải cảnh giác đối với chúng
Trả lờiXóaKêu ai, gọi ai. Họ lấy tư cách gì mà đòi hủy bỏ bản cáo trạng chứ. Phiên tòa giờ kết thúc rồi đó, và giờ họ đã phải ngồi bọc lịch cho hành động của mình rồi đó
Trả lờiXóa