Ngay sau khi phiên tòa xét xử
bị cáo Nguyễn Hữu Vinh (tức Anh Ba sàm, 60 tuổi) và Nguyễn Thị Minh Thúy (35
tuổi) kết thúc, dường như ngay lập tức Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam đã ra “tuyên
bố” phản đối bản án mà Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên đối với bị cáo
Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy, vì cho rằng “việc chính quyền Việt Nam
sử dụng các điều luật hình sự để trừng phạt các cá nhân thực hiện quyền tự do
ngôn luận một cách ôn hòa bình là điều đáng lo ngại”.
Đồng thời, kêu gọi Chính phủ
Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện cho hai người này, cũng như tất cả các tù
nhân lương tâm khác, và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ “quan điểm của họ
một cách ôn hòa bình mà không sợ bị trả thù”.
Vậy, có phải Nguyễn Hữu Vinh và
Nguyễn Thị Minh Thúy không có tội hay là có những điều gì vi phạm pháp luật
trong phiên tòa này mà Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam lại lớn tiếng như vậy?
Thứ nhất, muốn nói Nguyễn Hữu
Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy có tội hay không có tội phải căn cứ vào những chứng chứ chứng
minh hành vi phạm tội của hai người này.
Theo cáo trạng của
Viện Kiểm sát, sau khi thành lập blog “Dân quyền” và blog “Chép sử Việt”,
Nguyễn Hữu Vinh đã cung cấp mật khẩu truy cập và chia sẻ cho bị cáo Nguyễn Thị
Minh Thúy một số quyền quản trị đối với hai blog này như: quyền viết bài, quyền
chỉnh sửa bài viết, quyền xóa bài viết, quyền đăng tải bài viết lên blog, quyền
kiểm duyệt ý kiến bình luận… Mỗi lần truy cập để thực hiện các nội dung quyền
quản trị bị cáo Thúy đều theo chỉ đạo của bị cáo Nguyễn Hữu Vinh.
Từ khi lập blog đến khi hai bị cáo bị cơ
quan công an bắt giữ, blog Dân quyền đã đăng 2014 bài viết, còn blog Chép sử
việt đăng 383 bài viết.
Theo kết luận của Bộ Thông tin truyền
thông, 24 bài viết có nội dung sai sự thật, không có căn cứ, tuyên truyền xuyên
tạc đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, bôi nhọ các cá nhân,
làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đưa ra cái nhìn bi quan một
chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảnh hưởng đến lòng tin của quần chúng nhân
dân đối với sự lãnh đạo đất nước của Đảng, Chính phủ, Quốc hội và Nhà nước.
Căn cứ vào những chứng cứ đã thu thập được,
hành vi của Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy đã phạm vào tội “Lợi dụng
các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp
của tổ chức, công dân” quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự.
Cũng theo đại diện Viện Kiểm sát, quá trình
thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra đã tiến hành đúng trình tự, thủ tục cũng
như các quy định khác của pháp luật.
Vậy, Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh
Thúy có tội hay không có tội? Câu trả lời đương nhiên là Nguyễn Hữu Vinh và
Phạm Thị Minh Thúy đã vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam, vi phạm các
quy định tại Điều 258 Bộ luật Hình sự, tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ
xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Thứ hai, phiên tòa xét xử bị cáo Nguyễn Hữu
Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy có được diễn ra đúng quy định của pháp luật hay
không? Theo dõi phiên tòa thấy, phiên tòa có sự tham gia đầy đủ của thành viên
Hội đồng xét xử, của đại diện Viện Kiểm sát, của các luật sư bào chữa cho bị
cáo, của thân nhân gia đình bị cáo và những người có liên quan, được diễn ra
theo đúng trình tự và quy định của pháp luật. Các luật sư được tranh tụng công
khai, dân chủ.
Như vậy, hoàn toàn không có sự vi phạm pháp
luật nào trong cách điều hành cũng như những gì đã diễn ra tại phiên tòa xét xử
Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy.
Vậy thì, tại sao Đại sứ quán Mỹ lại ra
tuyên bố phản đối bản án này và kêu gọi trả tự do cho Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn
Thị Minh Thúy? Câu trả lời không gì khác, ngoài việc một số vị đại sứ trong Đại
sứ quán Mỹ tại Việt Nam vẫn thường xuyên tìm cách cổ vũ, ủng hộ cho một số đối
tượng chống đối chính phủ Việt Nam để số này gia tăng các hoạt động chống đối
chính phủ. Chẳng thế mà họ vẫn thường xuyên tìm cách gặp gỡ những con người này
tại nhà riêng hay tìm cách mời họ tới Đại sứ quán Mỹ.
Cổ vũ, ủng hộ, thậm chí hậu thuẫn cho một
số đối tượng chống đối trong nước là điều mà một số đại sứ Mỹ vẫn thường làm để
kích động số này gia tăng các hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam dưới
các mác “dân chủ”, “nhân quyền” giả hiệu. Trong trường hợp này, việc họ lên
tiếng ủng hộ Nguyễn Hữu Vinh và Nguyễn Thị Minh Thúy cũng không phải trường hợp
ngoại lệ.
Việt
Nguyễn